trong đó cao lá đu đủ và hạt đu đủ thể hiện hoạt tính tốt nhất: chuột uống cao lá đu đủ đường huyết tại thời điểm ngày thứ 21 giảm 47,62%, chuột uống cao hạt đu đủ giảm 53,18% so với thời điểm 0 h.
Ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của lá và hạt đu đủ (Carica papaya) trên mô hình chuột ĐTĐ thực nghiệm. Trong khi đó, Juárez-Rojop và cộng sự đã chỉ ra rằng cao chiết nước của đu đủ (0,75 và 1,5 g/100 ml) làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, nó cũng làm giảm nồng độ cholesterol, triacylglycerol, có thể giúp tái tạo tiểu đảo tuỵ và ngăn chặn sự tích tụ glycogen và chất béo [91].
Đối với cao chiết ké đầu ngựa không có tác dụng hạ đường huyết, thậm chí nồng độ đường huyết còn cao hơn so với thời điểm ban đầu. Đặc biệt đối với nhóm cho uống cao chiết nở ngày đất chuột bị chết dần ở thời điểm 8 ngày, do chuột chán ăn và đi kèm các biến chứng nặng nề khác.
3.3.3. Sàng lọc đợt III
35
30
28.8
25.97 25.6
25
21.1
20.6
20
19.38
20.3 20.19
8.91
18.87
15
*
0 giờ
21 ngày
10
8.59
9*.1
5
0
ĐC
Dây thìa Cỏ ngọt
canh
Quế
Húng
quế
Râu bắp
1
Nồng độ đường huyết (mmol/l)
Với 5 mẫu nghiên cứu tiếp theo chúng tôi đã nhận thấy rằng khả năng hạ đường huyết đáng kể của cao chiết lá dây thìa canh, thân và lá cỏ ngọt (p < 0,01). Chuột uống dây thìa canh đường huyết giảm 61,08%, chuột uống cỏ ngọt đường huyết giảm 54,93%. Tác dụng hạ đường huyết của hai mẫu thực vật này là khá tốt, chuột sau khi được điều trị hoàn toàn khỏe mạnh, tăng cân.
Hình 3.7. Đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị bằng cao chiết thực vật
Ghi chú: * p < 0,01 (p so với lô đối chứng ở cùng thời điểm)
Dây thìa canh được đã được nghiên cứu về hoạt tính hạ đường huyết cả trong
nước và trên thế giới [19], [32]. Nhóm nghiên cứu Trần Văn Ơn đã sử dụng chuột bình thường và chuột tăng đường huyết bởi STZ để cho uống dịch chiết thìa canh trong một thời gian ngắn (tính theo giờ), trong khi đó, chúng tôi đã thử nghiệm trên chuột nhắt ĐTĐ type 2, trong 21 ngày và thấy rằng cao chiết dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết ổn định trong thời gian đã nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay dây thìa canh được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ. Hơn nữa, các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu tương đối đầy đủ cả về hoạt tính hạ đường huyết, thành phần hóa học cũng như cơ chế tác dụng của dây thìa canh như ức chế hấp thu glucose qua thành ruột, giảm đáng kể hàm lượng cholesterol và triglyceride, kích thích tiết insulin đảo tụy in vitro và in vivo [32], [68]. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cỏ ngọt ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh được hoạt tính sinh học cũng như thành phần hoá học của cỏ ngọt. Shivanna và cộng sự đã chỉ ra rằng cỏ ngọt có khả năng làm giảm nồng độ đường huyết (66,09%) và glycohemoglobin (5,32%) đáng kể, trong khi insulin (17,82 μIU/ml) và mức glycogen gan (45,02 mg/g) được cải thiện đáng kể ở chuột ĐTĐ [140]. Ba steviol glycoside, stevioside, rebaudioside A và rebaudioside C đã được phân lập và xác định cấu trúc từ cao chiết lá của cỏ ngọt. Từ đó tìm hiểu về cơ chế hạ đường huyết của chúng, cho thấy steviol glycoside có đặc tính hoạt động bắt chước insulin và chống oxy hóa, điều này đã khẳng định vai trò có lợi của chúng trong việc điều trị bệnh ĐTĐ và trong việc duy trì sức khỏe [81], [124].
3.3.4. Sàng lọc đợt IV
Các kết quả trình bày trong hình 3.8 cho thấy khả năng hạ đường huyết của các 5 mẫu thực vật trong đợt sàng lọc cuối cùng.
30
25.87
25.4
26.42
25
21.56
22.47
22.37
20.63 19.97
20
19.53
20.39
15
10
*
9.44
*
8.87
0 giờ
21 ngày
5
0
ĐC
Lá đắng Giảo cổ
lam
Lược
vàng
Lá sen
Sa kê
Nồng độ đường huyết (mmol/l)
Hình 3.8. Đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị bằng cao chiết thực vật
Ghi chú: * p < 0,01 (p so với lô đối chứng ở cùng thời điểm)
Trong số 5 mẫu cao chiết đem sàng lọc chỉ có mẫu cao chiết giảo cổ lam và lá đắng cho thấy khả năng hạ đường huyết đáng kể ở chuột ĐTĐ type 2. Chuột sau khi uống giảo cổ lam đường huyết giảm 58,86% và lá đắng giảm 56,21%. Trong khi đó chuột uống cao chiết lá sen có tác dụng thay đổi nồng độ đường huyết nhưng không ổn định, mang tính ngẫu nhiên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Lược vàng và lá sa kê không có khả năng hạ đường huyết thậm chí đường huyết còn tăng so với thời điểm ban đầu.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu về khả năng hạ đường huyết của lá đắng trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 được thực hiện lần đầu tiên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hoạt tính hạ đường huyết của cao chiết lá đắng là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó trên của các tác giả trên thế giới [35]. Nhóm tác giả Asante đã chứng minh rằng cao chiết cồn của lá đắng làm giảm đáng kể nồng độ đường huyết ở chuột bị ĐTĐ, hơn nữa phân tích mô bệnh học cho thấy cao chiết có hiệu quả cải thiện của những bệnh lý gây ra bởi STZ trong tuyến tụy và gan. Đáng kể nhất là sự tái sinh của các tế bào β của các đảo tụy ở chuột ĐTĐ được điều trị [35]. Các nghiên cứu khác cũng cho rằng coumarin, flavonid, lactones sesquiterpen, edotide là các chất tạo ra khả năng chống ung thư của lá đắng, cao chiết chloroform của lá đắng có tác dụng chống ung thư mạnh. Flavonoid được biết đến là chất chống oxy hoá tốt và
luteolin (một flavonoid được tìm thấy trong lá đắng) đã được báo cáo là một chất chống oxy hoá [85].
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng cao chiết ethanol của giảo cổ lam ức chế hoạt động của protein tyrosine phosphatase 1B (PTP-1B), có thể tăng cường độ nhạy insulin và do đó cải thiện dung nạp glucose [104]. Ngoài ra, giảo cổ lam đã cho thấy giảm cả tăng đường huyết và tăng lipid máu ở chuột béo phì Zucker [104]. Các phần phân đoạn saponin thu được từ giảo cổ lam giảm đáng kể nồng độ đường huyết ở chuột ĐTĐ, phanoside được phân lập từ giảo cổ lam kích thích sự giải phóng insulin từ các đảo tụy [83]. Ngoài ra cao chiết của giảo cổ lam trong nghiên cứu lâm sàng gần đây đã được chứng minh như là một một nguồn thảo dược an toàn và hiệu quả chống lại bệnh ĐTĐ ở những bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới được chẩn đoán và có độ nhạy insulin cao [104]. Bên cạnh đó các gypenoside từ giảo cổ lam cải thiện sự chuyển hóa lipid và có lợi trong điều trị các khối u [83].
Như vậy, trong quá trình sàng lọc 20 mẫu thực vật chúng tôi nhận thấy rằng có 8 mẫu thực vật cho kết quả hạ đường huyết tốt trên mô hình chuột ĐTĐ type 2:
- Lá chè dây - Quả chuối hột
- Hạt đu đủ - Lá đu đủ
- Lá dây thìa canh - Lá và thân cỏ ngọt
- Giảo cổ lam - Lá đắng
Tuy nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 uống 8 mẫu cao chiết thực vật này chưa về lại so với mức bình thường, nhưng với mức đường huyết ban đầu của chuột khá cao (thường trên 16 mmol/l, có trường hợp chuột nhắt ĐTĐ type 2 có nồng độ đường huyết 31 mmol/l) thì kết quả thu được hoàn toàn hợp lý.
3.4. Kết quả nghiên cứu cao chiết chè dây và lá đắng
Qua điều tra, mẫu lá chè dây và lá đắng là hai trong số 8 mẫu thực vật có hoạt tính hạ đường huyết. Qua tham khảo tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về hai mẫu thực vật này là chưa được nghiên cứu ở Việt Nam, riêng đối với chè dây là chưa có bất kì nghiên cứu nào trên thế giới về hoạt tính hạ đường huyết vì vậy chúng tôi quyết định chọn chúng cho các nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính chống ĐTĐ:
- Ảnh hưởng của của cao chiết chè dây và lá đắng lên kết quả mô bệnh học của tụy và gan.
- Hiệu quả hạ đường huyết của các cao chiết phân đoạn.
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp tinh sạch từ các cao chiết phân đoạn có hoạt tính hạ đường huyết tốt nhất.
- Nghiên cứu hiệu quả ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của các hợp chất tinh sạch.
- Nghiên cứu hiệu quả ảnh hưởng của các hợp chất tinh sạch đến quá trình sinh các cytokine tiền viêm (TNF-α, IL-6, IL-8), cytokine kháng viêm (IL-10) và tác dụng khôi phục biểu hiện hai protein pIRS-1 và pY20 của tế bào.
3.4.1. Ảnh hưởng của cao chiết chè dây và lá đắng lên kết quả mô bệnh học của tụy và gan
3.4.1.1. Ảnh hưởng lên cấu trúc mô tụy
Để kiểm tra ảnh hưởng của cao chiết chè dây đến tình trạng cấu trúc mô tụy của chuột, chúng tôi tiến hành đánh giá đại thể tiêu bản mô bệnh học của chuột ĐTĐ type 2 ở các lô thí nghiệm sau khi cho uống 500 mg/kg chè dây và lá đắng, kết quả được trình bày ở hình 3.9.
Hình 3.9. Ảnh vi thể tiêu bản đúc cắt tụy của chuột (vật kính 400)
A. Tụy chuột bình thường; B. Tụy chuột bị ĐTĐ type 2 cho uống nước cất; C. Tụy của chuột bị ĐTĐ sau khi cho uống cao chiết lá chè dây; D. Tụy của chuột bị
ĐTĐ sau khi uống cao chiết lá đắng.
Nhìn vào tiêu bản tụy hình 3.9 có thể thấy, ở chuột bình thường (A), mật độ tiểu đảo tụy bình thường, hình thái bình thường. Các tế bào tiểu đảo tụy có hình thái và kích thước bình thường, phân bố đồng đều không thấy dấu hiệu tổn thương. Chuột ĐTĐ type 2 uống nước cất (B), tụy bị tổn thương, mật độ tiểu đảo tụy giảm, tiểu đảo tụy biến dạng, thoái hoá và giảm về kích thước. So sánh với chuột ĐTĐ cho uống cao chiết chè dây và lá đắng, chúng tôi quan sát thấy mật độ và kích thước tiểu đảo tụy giảm hơn so với bình thường nhưng tiểu đảo tụy có sự phục hồi, không bị biến dạng teo lại (C, D).
3.4.1.2. Ảnh hưởng lên cấu trúc mô gan
Chúng tôi tiến hành đánh giá đại thể tiêu bản mô bệnh học của gan chuột ĐTĐ type 2 ở các lô thí nghiệm sau khi cho uống 500 mg/kg cao chiết chè dây và lá đắng, kết quả được trình bày ở hình 3.10.
Hình 3.10. Ảnh vi thể tiêu bản đúc cắt gan của chuột (vật kính 400)
A. Gan chuột bình thường; B. Gan chuột ĐTĐ type 2 uống nước cất; C. Gan chuột ĐTĐ type 2 uống cao chiết lá chè dây; D. Gan chuột ĐTĐ type 2 uống cao chiết lá đắng.
Tế bào gan chuột bình thường (A) có hình khối đa diện bao bọc bởi màng tế bào, ở giữa là nhân. Nhân được bao bọc bởi màng nhân, phân biệt rò với phần tế bào chất bao quanh nhân. Trong nhân thường có 1-2 hạch nhân to tròn, bắt màu xanh. Tế bào chất, bắt màu eosin tương đối đều nhau nên toàn bộ các tế bào gan đều có màu hồng nhạt. Số lượng các tế bào gan có một nhân, chiếm số đông, ít khi gặp các tế bào gan có hai nhân. Các tế bào gan thuộc mỗi bè Remak xếp sít nhau. Chuột bị bệnh ĐTĐ type 2 cho uống nước cất (B), các tế bào gan có biểu hiện thoái hóa, tạo thành các đám hỗn độn với nhiều hình dạng khác nhau, các tế bào biến dạng méo mó rời rác, một số tế bào có nhân và tế bào chất bắt màu đậm hơn, dây tế bào gan bị biến dạng trầm trọng. Như vậy, việc tiêm thuốc STZ sau một thời gian đã làm tổn thương tế bào gan trầm trọng. Chuột bị bệnh ĐTĐ type 2 được điều trị bằng cao chiết chè dây và lá đắng (C, D), hình dạng và kích thước của tế bào và nhân tế bào không bị biến dạng, các tế bào gan vẫn thấy nhân nằm ở trung tâm tế bào, nhân tế bào bắt màu bình thường, dây tế bào gan ít bị biến dạng. Các tế bào gan của chuột ĐTĐ type 2 uống cao chiết ít bị tổn thương hơn so với tế bào gan ở lô chuột ĐTĐ type 2 đối chứng và khôi phục gần giống với tiêu bản gan chuột bình thường.
3.4.2. Nghiên cứu cao chiết phân đoạn lá chè dây
3.4.2.1. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết phân đoạn chè
dây
Tách chiết các cao chiết phân đoạn của chè dây theo quy trình hình 2.3, chúng tôi sử dụng 2 kg bột khô lá chè dây, chiết bằng cồn 70° cho đến kiệt trong 2 tuần, thu được cao cồn (CC), sau đó tách chiết phân đoạn ở các dung môi có độ phân cực khác nhau thu các cao phân đoạn n-hexan, EtOAc, n-BuOH. Kết quả tách chiết được trình bày trên bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phần trăm hàm lượng cao của các cao chiết phân đoạn lá chè dây
Bột khô | CC | CHe | CEtOAc | CBuOH | |
Khối lượng (g) | 2.000 | 446 | 37 | 180 | 33 |
Phần trăm hàm lượng cao (%) | 8,30 | 40,36 | 7,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Dinh Dưỡng Trong Khẩu Phần Ăn Của Chuột Thí Nghiệm
- Chuẩn Bị Cao Hỗn Hợp Các Thảo Dược Có Khả Năng Hạ Đường Huyết
- Sự Khác Biệt Về Các Chỉ Số Mỡ Máu Chuột Ở Nhóm Nd Và Hfd
- Cấu Trúc Của Dihydromyricetin (Cde2)
- Phần Trăm Hàm Lượng Cao Của Các Cao Chiết Phân Đoạn Lá Đắng
- Hoạt Động Chống Viêm Và Cải Thiện Tính Kháng Insulin Của Các Hợp Chất Phân Lập Từ Chè Dây Và Lá Đắng
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Trong các phân đoạn chè dây, CEtOAc chiếm tỷ lệ lớn nhất (40,36%), sau đó là CHe (8,30%) và ít nhất là CBuOH (7,4%). Chuột ĐTĐ type 2 cho uống các cao chiết phân đoạn chè dây với liều 500 mg/kg ở các thời điểm khác nhau là 0 giờ, 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày. Kết quả nồng độ đường huyết được thể hiện trên bảng 3.5.
Bảng 3.5. Nồng độ đường huyết chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống cao chiết phân đoạn lá chè dây
Nồng độ đường huyết (mmol/l) | |||||
Ngày 0 | Ngày 3 | Ngày 7 | Ngày 14 | Ngày 21 | |
Đối chứng | 22,69 ± 1,18 | 23,53 ± 0,87 | 22,74 ± 2,58 | 24,83 ± 2,79 | 30,49 ± 0,66 |
CHe | 24,03 ± 1,22 | 24,80 ± 0,10 | 22,31 ± 2,61 | 21,55 ± 2,50 | 24,90 ± 1,37 |
CEtOAc | 24,65 ± 1,03 | 22,92 ± 1,00 | 19,67 ± 1,25** | 13,70 ± 0,85**# | 9,07 ± 0,48**# |
CBuOH | 25,18 ± 1,26 | 23,91 ± 1,05 | 21,97 ± 1,25* | 18,09 ± 0,70** | 13,76 ± 0,55**# |
Ghi chú: số chuột trong mỗi nghiệm thức 10, *p < 0,05, **p < 0,01 ( p so với thời điểm trước khi điều trị của cùng nhóm); #p <0,01 (p so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát)
Trước thời điểm 7 ngày, chuột uống CHe, CEtOAc và CBuOH có nồng độ đường huyết có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ ngày thứ 7, CEtOAc thể hiện hoạt tính hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi điều trị trong cùng một nhóm và hoạt tính hạ đường huyết là tốt nhất tại ở ngày thứ 21 (p < 0,01). CBuOH có tác dụng hạ đường huyết bắt đầu ở ngày thứ 7 khi so với thời điểm trước khi điều trị trong cùng một nhóm (p < 0,05) và cao nhất vào ngày thứ 21 (p < 0,01). Riêng đối với CHe không có tác dụng hạ đường huyết, chuột uống cao chiết sau 21 ngày nồng độ đường huyết không hề thay đổi (p
> 0,05).
Có thể thấy CEtOAc chiếm tỷ lệ cao nhất trong quá trình tách chiết đồng thời