Một số đặc tính của thiết bị
Bảng 3.11 Một số đặc tính của thiết bị
Khoang xử lý | Phần ống trụ φ2050 | Phần tấm đáy φ2050 | Phần vách ngăn φ2050 |
Phương pháp ép | Ép phun gia công | Ép phun gia công | Ép phun gia công |
Chất liệu | Vật liệu composite Fiberglass Reinforced Plastic | Vật liệu composite Fiberglass Reinforced Plastic | Vật liệu composite Fiberglass Reinforced Plastic |
Độ dày (mm) | 6,5 + 0,5 | 6,5 + 0,5 | 6,5 + 0,5 |
Chất dẻo | Polyester chưa bão hoà | Polyester chưa bão hoà | Polyester chưa bão hoà |
Lực căng (kgf/cm2) | 14,77x102 | 9,17x102 | 9,18x102 |
Lực uốn (kgf/cm2) | 21,99x102 | 19,22x102 | 16.85x102 |
Độ đàn hồi căng (kgf/cm2) | 12,23x104 | 11,91x104 | 10,44x104 |
Độ đàn hồi uốn (kgf/cm2) | 8,24x104 | 7,91x104 | 7,57x104 |
Độ cứng (tính theo barcol) | 35 | ||
Khả năng chịu hoá chất | 0,33 | 0,32 | 0,31 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Do Vấn Đề Ô Nhiễm Nước Thải Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển
- Phản Ánh Của Cộng Đồng Về Vấn Đề Nước Thải Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển
- Vị Trí Đề Xuất Lắp Đặt Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh - 11
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh - 12
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh - 13
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
3.5.4 Chi phí vận hành
Theo Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ hóa học, Dự toán sơ bộ chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải trong 1 năm như sau:
Bảng 3.12 Dự toán chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải
Hạng mục | Cách tính | Thành tiền (VNĐ) | |
1. | Điện năng | 160 kWh x 365 ngày x 1200 đ/kWh | 70.080.000 |
2. | Hoá chất | 5 g/m3 x 900 m3/ngày x 365 ngày x 50 đồng/g | 82.125.000 |
3. | Lương công nhân (03 người) | 2.000.000 đ/tháng x 12 tháng | 72.000.000 |
4. | Sửa chữa (0,1% tổng chi phí đầu tư) | 0,1 x 37.834.000 | 37.834.000 |
5. | Chi phí khác (hút bùn, nước sạch) | 30.000.000 | |
Tổng chi phí 1 năm | 292.039.000 |
3.5.5 Chương trình quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải
Chương trình quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển bao gồm:
a) Xác định các yêu cầu pháp luật cần tuân thủ
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định số 80/CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Quyết định số 154/QĐ-TNMT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển.
b) Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
Bảng 3.13 Các chỉ tiêu môi trường
Chỉ tiêu môi trường | |
Giảm lượng nước thải trong hoạt động của bệnh viện | Giảm lượng nước thải y tế tại các khoa xuống 5% so với năm 2013. |
Thu gom lượng nước mưa chảy tràn bề mặt | Thu gom 100 % nước mưa chảy tràn |
Thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt và nước thải y tế | Thu gom và xử lý 100 % nước thải phát sinh, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT |
c) Tổ chức nhân sự, đào tạo
Thành lập tổ vận hành trạm xử lý nước thải bao gồm: 1 trạm trưởng và 3 nhân viên, vận hành 3 ca/ngày. Các nhân viên vận hành trạm phải có năng lực và kinh nghiệm.
Tổ chức đào tạo vận hành hệ thống xử lý nước thải cho toàn bộ cán bộ nhân viên vận hành trạm. Phổ biến các yêu cầu của các thủ tục, quy trình, các hướng dẫn công việc của bệnh viện về môi trường và an toàn sức khoẻ.
- Đào tạo chuyên trách: đào tạo cho các nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải. Mục đích của việc đào tạo là các thành viên chuyên trách có thể vận hành tốt trạm xử lý nước thải khi đi vào hoạt động. Biết xử lý các tình huống, sự cố có thể xảy ra.
- Đào tạo tổng thể: đào tạo cho toàn thể nhân viên trong bệnh viện. Mục tiêu của đào tạo bao gồm: nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế xả nước thải, nâng cao khả năng nhận định các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện liên quan đến vấn đề môi trường và những hậu quả của việc vi phạm các thủ tục.
Bảng 3.14 Nhu cầu đào tạo
Học viên | Mục đích | |
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chiến lược về quản lý môi trường | Lãnh đạo | Có được sự cam kết và liên kết với chính sách |
Nâng cao nhận thức chung về môi trường | Tất cả các nhân viên | Có được sự cam kết với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và truyền đạt ý thức trách nhiệm cá nhân |
Củng cố kỹ năng | Nhân viên có trách nhiệm về môi trường | Nâng cao kết quả hoạt động trong lĩnh vực môi trường |
d) Hành động phòng ngừa sự cố
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sự cố do nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển là những biện pháp rất quan trọng vì nó cho phép làm giảm lượng nước thải ngay tại nguồn và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất ô nhiễm gây ra. Các biện pháp phòng ngừa sự cố bao gồm:
Quy hoạch hợp lý mặt bằng trạm xử lý trên cơ sở xem xét các vấn đề môi trường có liên quan. Khu vực xử lý nước thải tập trung sẽ được lắp đặt ở khu vực các hồ xử lý cũ, cách xa khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện và ở đó tương đối thông thoáng, cây xanh nhiều với tỷ lệ hơn 15% diện tích khu vực đặt trạm xử lý.
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống ống dẫn, đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất;
Xây dựng bể chứa nước thải đề phòng các trường hợp rò rỉ. Sử dụng các nguyên vật liệu có độ bền cao và chống ăn mòn;
Vận hành và bảo trì hệ thống theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp. Hệ thống được thiết kế tự động hoàn toàn, tuy nhiên để đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị cần có chế độ bảo dưỡng định kỳ:
- Kiểm tra dầu máy của máy thổi khí 2 tháng/ lần
- Căng lại dây curoa khi bị trùng hoặc thay dây khi không còn đảm bảo.
- Hàng ngày kiểm tra hoạt động của bơm định lượng, kiểm tra sự rò rỉ hóa chất, lau chùi pittong, bơm.
- Hàng tháng tháo bùn trong thiết bị hợp khối sinh học bằng cách mở van đáy.
- Kết thúc quá trình bảo dưỡng, mở van xả đáy để tháo hết nước rồi đặt lại các van theo đúng trạng thái hoạt động ban đầu.
Lập hồ sơ giám sát quá trình vận hành để theo dòi sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải, đồng thời đây cũng là cơ sở để phát hiện các sự cố một cách sớm nhất.
Lấy mẫu và phân tích đặc trưng ô nhiễm của nước thải trước và sau khi qua hệ thống xử lý nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống, kịp thời phản ánh tới nhà cung cấp.
e) Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống
Bảng 3.15 Thời gian bảo dưỡng hệ thống
Thời gian và tần suất | |
Bảo dưỡng | Ngay sau khi bắt đầu sử dụng hệ thống 1 lần sau 2 tuần sử dụng |
Làm sạch | >1 lần trong 2 tuần |
Phân tích chất lượng nước | 4 lần/năm |
f) Quản lý thông tin và hồ sơ
Thực hiện lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình xử lý; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ
về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…:
- Văn bản quy phạm pháp luật mới: thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới về môi trường.
- Thông tin về hệ thống xử lý nước thải ( thông tin liên hệ các nhà cung cấp, thông tin về lý lịch thiết bị, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống...)
- Thông tin về cộng đồng dân cư xung quanh: lập danh sách các hộ dân nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng từ hoạt động xả nước thải của bệnh viện (số lượng, tình trạng sức khoẻ, các khiếu nại liên quan...).
- Quản lý tốt và cập nhật nhật ký vận hành hệ thống xử lý: ghi lại những sự cố, cách khắc phục, lượng hóa chất sử dụng ...
g) Kiểm tra và giám sát, đánh giá sự tuân thủ
Bệnh viện sẽ định kỳ kiểm tra hoạt động và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải. Tần suất kiểm tra có thể theo ca làm việc, theo ngày hoặc theo yêu cầu cụ thể. Định kỳ phân tích các mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý để kiểm tra hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải. Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế và báo cáo cơ quan quản lý môi trường địa phương 3 tháng/ lần.
Đánh giá mức độ tuân thủ là hoạt động kiểm tra xem xét việc vận hành hệ thống xử lý có tuân thủ đúng quy trình của nhà sản xuất và các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường. Bất kỳ hành động không tuân thủ nào được phát hiện, bộ phận không tuân thủ phải xác định rò nguyên nhân và có hành động khắc phục kịp thời.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển và giải pháp quản lý nguồn thải này được nghiên cứu theo mô hình DPSIR.
Động lực gây ô nhiễm do nước thải bệnh viện ngày càng tăng, sức ép lên các thành phần môi trường ngày càng lớn, vượt quá sức chịu tải của môi trường.
Hiện trạng các công trình thu gom và xử lý nước thải của bệnh viện đã không đáp ứng được yêu cầu.
Kết quả khảo sát và phân tích mẫu vào các đợt mùa mưa và mùa khô cho thấy nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sinh học bị ô nhiễm, nhiều thông số nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.
Nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển gây tác động lớn đến môi trường. Hồ Tân Lập là hồ tiếp nhận nước thải bệnh viện đồng thời cũng là hồ cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của phường Phương Đông – TP Uông Bí cũng bị ô nhiễm. Nhiều thông số phân tích trong mẫu nước hồ nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT về nước mặt. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực các hồ xử lý cũng phản ánh tình trạng ô nhiễm từ các hồ xử lý nước thải bệnh viện Việt Nam
– Thụy Điển và hồ Tân Lập. Khu vực các hồ xử lý có mùi khó chịu, đặc biệt vào mùa khô khi nước các hồ cạn, có hiện tượng cá chết nổi trên mặt các hồ... mặc dù bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển đã nhiều lần khắc phục sự cố tại các hồ xử lý.
Luận văn đã đề xuất áp dụng công nghệ AAO sử dụng màng vi sinh lưu động để xử lý nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển với công suất đề xuất là 900 m3/ ngày đêm. Đây là công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tiên tiến nhất hiện nay và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Hệ thống xử lý là hệ thống ngầm, kín, tiết kiệm diện tích và ít gây ảnh hưởng thứ cấp đến môi trường. Các giải pháp quản lý đi cùng cũng khả thi và đồng bộ nhằm cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm do nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.
KIẾN NGHỊ
Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả có một số kiến nghị sau:
1 Đối với bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, cần có những giải pháp đáp ứng kịp thời nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường khu vực. Các giải pháp được nghiên cứu trong đề tài có tính khả thi và có thể tham khảo.
2 Đối với các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương cần có những chế tài phù hợp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.
3 Đối với các cơ quan quản lý ngành y tế cần nhân rộng mô hình xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AAO cho các bệnh viện trên địa bàn, đồng thời cũng cần có cơ chế tài chính hỗ trợ các cơ sở trong quá trình đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải.