Về công tác quy hoạch: Nhiều đô thị chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đúng quy cách. Một số chính quyền địa phương chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác quy hoạch và xử lý rác thải. Lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp là một vấn đề khó khăn của các địa phương. Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng trong việc lựa chọn vị trí cho các bãi chôn lấp một cách hiệu quả. Nhu cầu lựa chọn địa điểm này phải đồng thời thoả mãn cả các điều kiện về môi trường và được người dân địa phương chấp nhận.
Về nhận thức của cộng đồng: Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề an toàn, sức khoẻ và môi trường trong quản lý chất thải rắn còn chưa đầy đủ..
Về phân loại chất thải rắn tại nguồn: Chất thải rắn đô thị chưa được phân loại, trước hết là chưa phân loại chất thải rắn độc hại và chất thải rắn thông thường. Mọi thứ chất thải rắn đều đổ thải lẫn lộn, gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là sức khoẻ của người thu gom rác.
Về thu hồi chi phí: Tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý chất thải rắn chỉ chiếm khoảng 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý, trong đó hơn 90% là dành cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải. Do vậy, chi phí dành cho xử lý, tiêu huỷ chất thải là không hợp lý và rất thấp. Tại nhiều đô thị, tổng thu từ các loại phí dịch vụ này còn ở mức thấp hơn nhiều (20-30%). Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các đô thị của các nước trên thế giới.
Thách thức: Những thách thức chung mà Quảng Ninh cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam đang gặp phải là:
- Chưa có quan tâm đúng mức đến các hệ thống quản lý chất thải rắn như thành phần không thể thiếu trong các quy hoạch xây dựng đô thị.
- Chưa có cơ chế và giải pháp phù hợp cải thiện tính cân bằng trong đầu tư và nâng cao tính phù hợp về công nghệ xử lý chất thải rắn.
- Thiếu tính bền vững về tài chính và xã hội trong các hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
- Chưa giải quyết các vấn đề cấp thiết về chất thải rắn sinh hoạt nguy hại
1.3.4. Thực trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long
Nguồn gốc phát sinh:
CTR Sinh hoạt của thành phố Hạ Long phát sinh từ những nguồn chính sau đây:
- Từ các hộ dân cư.
- Từ các chợ .
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.
- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại…
- Các hệ thống trường học.
- Khu vực công cộng: Quảng trường, cung văn hóa, công viên…
- CTR sinh hoạt từ các bệnh viện, trung tâm y tế phường, xã, cơ sở y tế tư nhân…
Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh:
Theo kết quả điều tra năm 2010, bình quân lượng rác thải trên đầu người tại thành phố Hạ Long là xấp xỉ 0,9 kg/người/ngày. Ước tính tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn khoảng 66.700 tấn rác/năm, tương đương với khoảng 176 tấn/ngày.
Bảng 1.8. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long
Khối lượng (tấn) | Trung bình/tháng (tấn) | Trung bình/ngày (tấn) | |
2009 | 65.892,7 | 5.491 | 183 |
2010 | 66.700 | 5.558 | 185,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Hoạt Động Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Cấ P Phươ ̀ Ng
- Thành Phần Phân Loại Của Chất Thải Rắn Đô Thị
- Hiện Trạng Thu Gom Và Xử Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
- Thành Phần Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Của 1 Khách Sạn Tư Nhân (Khách Sạn Vịnh Xanh) Khu Vực Phường Hồng Hải
- Mô Hình Công Tác Thu Gom, Vận Chuyển, Xử Lý Rác Thải
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO (2012)
Tình hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt:
Việc thu gom rác trên địa bàn thành phố Hạ Long được thực hiện tại 20/20 phường. Công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt có sử dụng thủ công kết hợp cơ giới. Bởi vậy, các trang thiết bị sử dụng bao gồm cả những thiết bị thô sơ lẫn hiện đại. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long đã trang bị số lượng xe phục vụ công tác thu gom và vận chuyển rác cơ bản đủ, đáp ứng cho vận chuyển lượng chất thải phát sinh, điều này dẫn đến tỷ lệ thu gom rác ở đô thị khá cao (95 %). Tổng khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long khoảng 243,8 tấn/ngày. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý khoảng 90% CTR sinh hoạt tại Hạ Long do Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO thực hiện.
Số lượng còn lại được xử lý tại Nhà máy xử lý rác Hạ Long tại phường Hà Khánh: với tổng diện tích 5 hecta do Công ty xử lý chất thải Hạ Long quản lý, hiện nay nhà máy hoạt động với công suất 30 tấn/ngày.
* Thu gom rác tại khu dân cư:
Lắp đặt các thùng chứa rác tại những vị trí thuận tiện cho người dân với dung tích từ 240 lít đến 400 lít/thùng. Hàng ngày xe ép hoặc công nhân sẽ đến thu gom theo thời gian quy định vận chuyển đến các nơi trung chuyển. Tại những nơi không đặt thùng rác công cộng thì trực tiếp công nhân dùng xe đẩy thô sơ để thu gom, rồi tập kết tại những nơi quy định. Tại đây, rác được đưa lên xe ép chuyên dùng vận chuyển đến nơi xử lý.
Thùng rác composite tại các vị trí công cộng 250lit - 400lít
Điểm tập kết, trạm trung chuyển rác
Rác từ các hộ dân ở các đường phố, chợ, công viên, công sở
Xe ép rác chuyên dùng
Rác sinh hoạt từ các hộ dân cư trong ngò xóm
Xe gom rác đẩy tay 400lit
Bãi xử lý rác thải sinh hoạt
Rác sinh hoạt KĐT mới
Hình 1.5. Quy trình thu gom CTR sinh hoạt
*Thu gom rác tại khu vực các chợ
Trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay có trên 13 chợ. Trong đó, chợ Hạ Long I, chợ Hạ Long II, chợ Vườn Đào… là một trong các chợ lớn của thành phố. Do tính quy mô lớn của chợ, lượng rác ở đây rất nhiều và thời gian họp chợ dài từ 4h00 – 19h00 hàng ngày. Vì rác được thải bỏ không tập trung, nên bắt đầu từ 18h các công nhân vệ sinh bắt đầu triển khai quét rác và thu gom thành đống rồi mới hốt vào xe đẩy. Sau khi rác được thu gom đầy xe sẽ được di chuyển ra khu vực tập trung bên hông chợ để cho xe ép tới vận chuyển đi.
Chợ Hạ Long I là khu vực điển hình tại trung tâm thành phố Hạ Long, khu vực mỗi ngày thu hút rất đông du khách đến tham quan, mua sắm, đây là một trong những điểm phát sinh lượng lớn rác thải sinh hoạt. Bên cạnh sự quá tải, hiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại chợ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hằng ngày, một lượng rác thải rất lớn từ hải sản, rau, củ, quả hỏng, nước bẩn đều đổ xuống biển. Theo BQL chợ Hạ Long I, mỗi ngày có 22 công nhân của Công ty cổ phần môi trường đô thị INDEVCO làm vệ sinh ở đây, hơn 3 tấn rác thải được vận chuyển đi... Tuy nhiên, do hệ thống cống thoát nước thải đang được sửa chữa, nên đã gây ô nhiễm môi trường.
* CTR sinh hoạt từ vùng Vịnh Hạ Long:
- Hòn Vụng Ong (khu vực Ba Hang: Điểm Ba Hang phục vụ điểm du lịch Thiên Cung - Đầu Gỗ - Gà Chọi - làng chài Ba Hang và các khu lân cận, phương pháp đốt bằng lò đốt) diện tích khoảng 100m2 cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km về hướng Tây Nam;
- Hòn Cát Lái (Điểm Cát Lán thu gom và xử lý rác tại khu vực Mê Cung, Sửng Sốt, Titop và khu vực lân cận, phương pháp đốt thủ công): diện tích khoảng 150m2, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy 12 km về hướng Đông Nam.
- Còn lại rác được Ban quản lý Vịnh thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi xử lý rác Hà Khẩu.
Quy trình và phương pháp xử lý:
- Rác là thuỷ tinh, đồ nhựa, vỏ đồ uống được thu gom bán phế liệu.
- Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ được chôn lấp.
- Các loại rác khó phân huỷ như túi nilon, phao, xốp,... đem phơi khô 1-2 ngày rồi đem đốt.
Những vấn đề chính trong quản lý rác thải hiện nay tại vùng Vịnh:
- Vào những ngày thuỷ triều cao hoặc mưa to, các loại rác từ khu vực thượng nguồn các sông và vùng ven bờ trôi ra vịnh, theo con nước lên xuống, gây khó khăn cho công tác thu gom.
- Trang thiết bị thu gom còn thiếu, nặng về thủ công, năng suất thấp.
- Rác thải sinh hoạt ở một số khu dân cư ven bờ chưa được thu gom triệt để, vẫn còn tình trạng một số người dân vứt rác xuống biển.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến các quy định về quản lý, bảo vệ môi trường di sản đã được triển khai nhưng nhận thức và hành động của cộng đồng chưa có tính tự giác cao.
Chương II
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại 3 phường khu vực phía Đông thành phố Hạ Long là phường Bạch Đằng, phường Hồng Hải và phường Hồng Hà. Hiện nay toàn bộ lượng rác thải rắn sinh hoạt tại khu vực trên được thu gom đưa về chôn lấp tại bãi rác Đèo Sen tại phường Hà Khánh – thành phố Hạ Long.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2013 đến tháng 11/2013
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Dựa vào hiện trạng diễm biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác môi trường đạt hiệu quả.
Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, chất thải rắn sinh hoạt đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, hội, môi trường gây tiêu cực tới mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và xử lý thích hợp.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra, bởi ý thức thực hiện bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Chưa có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Vẫn còn các cơ sở sản xuất nhỏ tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt của công ty mình bằng cách thải bỏ trong khuôn viên, hay đốt làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu thứ cấp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, UBND các phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà, Ban Quản lý dịch vụ công ích thàh phố Hạ Long, Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO.
Các số liệu thứ cấp cần thu thập là:
+ Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
+ Số liệu về lượng chất thải rắn: số lượng, hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt khu vực phường Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO.
+ Thiết kế bãi chôn lấp CTR ở khu vực nghiên cứu Đèo Sen.
+ Bản đồ hành chính khu vực phường Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà.
2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình
+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt
+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường
+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom
- Tiến hành phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các phường trong khu vực nghiên cứu.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra
Tiến hành phỏng vấn điều tra 60 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới.
+ Đối tượng được phỏng vấn: các hộ gia đình sinh sống tại khu vực các phường phía Đông thành phố Hạ Long, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường
3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường tại các phường trên địa bàn thành phố Hạ Long.
4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phường điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác của các phường, tham quan tìm hiểu về bãi rác Đèo Sen... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phường.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá mức độ phù hợp các tuyến thu gom chất thải rắn thuộc khu vực nghiên cứu. Cơ sở khảo sát được xây dựng trên bản đồ.
- Tiến hành xác định thành phần chất thải rắn thải sinh hoạt và xác định mức chất thải rắn sinh hoạt thải của mỗi người dân ở khu vực nghiên cứu.
- Xác định lộ trình, thời gian thu gom, phương thức thu gom, quá trình vận chuyển chất thải rắn thải. Từ đó đánh giá hiện trạng chất thải rắn thải và vấn đề vệ sinh trên đường phố.
5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
6. Phương pháp phân tích đo đạc tính toán
Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo dòi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.
- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác thải tại các phường:
Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi phường lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ để theo dòi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu (1 hộ), hộ khá (4 hộ), hộ trung bình (5 hộ).
+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 4 lần/tháng (cân trong 2 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng khu của phường.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.