Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ: số lượng các chợ, quy mô chợ... từ đó thu thập số liệu như sau:
- Tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác thu được tại chợ trong ngày. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
- Số lần cân lặp lại 2 lần/tháng (trong 2 tháng).
Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và cân trong 2 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào đặc điểm chung của các khu vực nghiên cứu, chọn các điểm tập kết rác tại 3 phường để phân loại rác, rồi cân từng thành phần sau đó tính tỷ lệ. Mỗi phường tiến hành cân và phân loại thí điểm tại 1 điểm tập kết. Tiến hành cân và phân loại 4 lần/tháng và tiến hành trong 2 tháng.
Địa điểm thực hiện: tại các khu dân cư, các cơ quan, trường học, chợ thuộc địa bàn các phường: Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà.
Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Từ kết quả nghiên cứu thực tế (điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu) tại khu vực nghiên cứu gồm 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà) có tổng số dân là 47.240 người. Lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 49,56 tấn/ngày, chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải rắn của toàn thành phố Hạ Long. Như vậy, trung bình một ngày tại khu vực nghiên cứu lượng CTR sinh hoạt được thải ra là: 1,05 kg/người/ngày.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy: hiện nay tại khu vực nghiên cứu chưa có hoạt động phân loại rác tại nguồn. Hầu hết các loại rác thải đều được để cùng một chỗ và được thu gom tổng hợp. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh theo từng nguồn phường thuộc khu vực nghiên cứu được thể hiệnbảng 3.0sau:
Bảng 3.0. Tổng hợp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại địa bàn nghiên cứu
Nguồn phát sinh | Khối lượng rác phát sinh (kg/ngày) | Khối lượng thu gom | |
1. | Rác từ hộ gia đình cán bộ công nhân viên | 25.051 | - |
2. | Rác từ hoạt động kinh doanh buôn bản nhỏ, lẻ | 3.455 | - |
3. | Rác từ các hộ kinh doanh khách sạn | 800 | - |
4. | Rác từ các nhà hàng ăn uống | 3.000 | - |
5. | Rác chợ | 7.000 | - |
6. | rác từ cơ quan trường học, công sở | 2.250 | - |
7. | Rác từ đường | 7.004 | - |
8. | Rác từ khu công cộng | 1.000 | - |
Tổng cộng | 49.560 | 47.650 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Cấ P Phươ ̀ Ng
- Thành Phần Phân Loại Của Chất Thải Rắn Đô Thị
- Thực Trạng Ctr Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long
- Thành Phần Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Của 1 Khách Sạn Tư Nhân (Khách Sạn Vịnh Xanh) Khu Vực Phường Hồng Hải
- Mô Hình Công Tác Thu Gom, Vận Chuyển, Xử Lý Rác Thải
- Tổng Hợp Các Tuyến Thu Gom Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Phường Hồng Hà – Tp. Hạ Long
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Từ bảng 3.0 cho thấy: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh tại địa bàn khu vực nghiên cứu chủ yếu từ các hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 51% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh), tiếp theo là rác từ đường phố và rác chợ chiếm 14%/nguồn phát sinh. Chi tiết tỷ lệ CTR sinh hoạt phát sinh được thể hiện bởi Hình 3.1 sau đây:
Hình 3.1. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tại địa bàn phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà
Bên cạnh đó, Luận văn đã tham khảo số liệu từ Ban dịch vụ Công ích thành phố Hạ Long (đơn vị được giao quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long) thì trong năm 2012 tổng lượng rác thải phát sinh tại thành phố Hạ Long với 20 phường (251.293 người) là 243,8 tấn/ngày, tại khu vực nghiên cứu là 47,65 tấn/ngày (bảng 3.2.). Như vậy, trung bình một ngày tại thành phố Hạ Long lượng CTR sinh hoạt được thải ra là: 0,97 kg/người/ngày và lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu vực nghiên cứu là 1,01 kg/người/ngày.
Với kết quả điều tra thực tế và số liệu tham khảo từ nguồn thứ cấp có thể thấy lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ nguồn điều tra thực tế (1,05 kg/người/ngày) cao hơn so với lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ số liệu thu thập thứ cấp (1,01 kg/người/ngày). Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lượng CTR sinh hoạt điều tra được là lượng CTR phát sinh từ mọi nguồn phát sinh còn lượng CTR sinh hoạt tham khảo từ nguồn thứ cấp là khối lượng CTR thu gom được trên thực tế. Từ đó có thể thấy,
tỷ lệ CTR sinh hoạt phát sinh và khối lượng CTR sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nghiên cứu là khá cao, đạt khoảng 96%.
Bảng 3.1. Tổng hợp lượng CTR sinh hoạt phát sinh (thu gom) tại 3 phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà
Tên phường | Dân số (người) | Lươṇ g CTRSH phát sinh - thu gom (tấn/ngày) | Lượng rác thải bình quân đầu người (kg/người/ngày) | |
1 | Bạch Đằng | 12.447 | 12,91 | 1,04 |
2 | Hồng Hải | 19.189 | 18,99 | 0,99 |
3 | Hồng Hà | 15.604 | 15,75 | 1,01 |
Tổng | 47,65 | 1,01 |
(Nguồn: Ban dịch vụ Công ích thành phố Hạ Long, năm 2012)
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại 20 phường trên địa bàn thành phố Hạ Long được thể hiện ở Hình 3.2dưới đây:
Hình 3.2. Đồ thị lượng CTRSH phát sinh tại 20 phường của TP. Hạ Long
3.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo từng nguồn
Tại khu vực nghiên cứu của Luân văn là 3 phường: Bạch Đằng, Hồng Hải và
Hồng Hà nằm ở phía Đông thành phố Hạ Long, đây là 3 phường trung tâm của thành phố mang đặc trưng cho sự phát triển chung của thành phố Hạ Long về dịch vụ, thương mại, phát triển đô thị lấn biển và đây cũng là nơi tập trung khu hành chính của tỉnh. Do vậy, các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ các khu dân cư cũ phía đồi, khu dân cư mới trên đồi Văn Nghệ, khu dân cư mới đồi T5 và các khu dân cư tại các khu đô thị mới lấn biển như khu đô thị Hòn Cạp Tiên – Lán Bè, khu đô thị cột 5 cột 8, khu đô thị cột 5 – cột 8 mở rộng. Ngoài ra, tại khu vực nghiên cứu còn có nguồn phát sinh CTR sinh hoạt từ khu chung cư mới như chung cư licogi, chung cư cột 5.
- Từ các hộ kinh doanh nhà hàng và khách sạn phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch.
- Rác từ các khu chợ: chợ Hạ Long là nơi đón tiếp lượng khách du lịch lớn cũng như phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Các chợ cột 3, chợ cột 5 và chợ Hồng Hà chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.
- Rác từ các khu hành chính của Tỉnh như: Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, khối các sở ban ngành, trường học (Trường nội trú của tỉnh, Trường thể dục thể thao, Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, Ttrường cao đẳng Y tế, Trường đại học mỏ Hồng Cẩm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh).
- Từ các hoạt động quét đường và vệ sinh đường phố (đường Nguyễn Văn Cừ, đường bao biển từ Khu công viên Lán Bè đến cột 8, đường Kênh Liêm, đường Đông Bắc, đường đôi Ủy Ban, đường ra khu Quảng trường). Các khu vực công cộng như: Cung văn hóa thiếu nhi, Quảng trường, Công viên cây xanh Lán Bè, Đài tưởng niệm...
Để đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
nghiên cứu và thành phần chất thải rắn sinh hoạt, Luân văn đã tiến hành phân loại
và nghiên cứu theo những nguồn phát sinh nêu trên, kết quả nghiên cứu như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư
Kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu (phường Bạch Đằng, phường Hồng Hải và phường Hồng Hà) cho thấy tổng số hộ dân là 13.712 hộ dân, với 47.240
nhân khẩu, bao gồm các hộ dân làm cán bộ công nhân viên đơn thuần và các hộ dân có hoạt động kinh doanh nhỏ, cụ thể như sau:
Số lượng hộ gia đình có người công tác tại các cơ quan nhà nước, các công ty... không có hoạt động kinh doanh buôn bán có khoảng 9.598 hộ (chiếm khoảng 70%). Bên cạnh đó, đối với các hộ này, số lượng nhân khẩu bình quân trong gia đình thường là 3 - 4 người. Do đặc điểm có nhiều gia đình có đăng ký từ 2- 3 hộ khẩu. Do vậy, nghiên cứu đã lấy số người trung bình (3 người) để làm cơ sở nghiên cứu. Như vậy, tổng số nhân khầu các các hộ gia đình này là: 28.794 người.
Kết quả điều tra ngẫu nhiên 30 hộ gia đình cán bộ có khân khẩu 3 người (mỗi phường 10 gia đình) cho thấy:
+ Bình quân ngày bình thường, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 0,86 kg/người/ngày.
+ Bình quân ngày cuối tuần, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 0,90 kg/người/ngày, tăng 0,04 kg/người/ngày.
+ Bình quân lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 0,87 kg/người/ngày.
+ Tổng lượng chất thải rắn phát sinh của các hộ dân này là: 25.051 kg/ngày.
Số lượng hộ gia đình có các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ hoặc cho thuê địa điểm để kinh doanh địa điểm kinh doanh có 2.742 hộ, chiếm khoảng 20 % tổng số hộ dân trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
Kết quả điều tra ngẫu nhiên 30 hộ gia đình kinh doanh nhỏ có nhân khẩu 3 người và số người phục vụ hoạt động kinh doanh trung bình là 2 người (mỗi phường 10 gia đình) cho thấy:
+ Bình quân ngày bình thường, lượng chất thải rắn khoảng 1,2 kg/người/ngày.
+ Bình quân ngày cuối tuần, lượng chất thải rắn khoảng 1,4 kg/người/ngày, tăng 0,2 kg/người/ngày.
+ Bình quân lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 1,26 kg/người/ngày.
+ Tổng lượng chất thải rắn phát sinh của các hộ dân này là: 3.455 kg/ngày.
Như vậy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư là 28.506 kg/ngày.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của các hộ trên được thể hiện ởbảng
3.2cho thấy:
- Tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ lệ cao (56%).
- Tỷ lệ chất thải rắn dạng plastic: túi nhựa, ni lon, đồ hộp và giấy... cũng khá cao, chiếm tỷ lệ (12%)
- Tỷ lệ chất thải rắn dạng đất, sỏi, đá, vỏ ngao, sò, ốc, cua, ghẹ... chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 15%, điều này thể hiện hoạt động xây dựng tại các phường khá cao và đây cũng là đặc điểm đặc trưng của CTR sinh hoạt của các vùng ven biển với các loại vỏ hải sản.
- Thành phần chất thải rắn giữa ngày bình thường và ngày lễ của các hộ trên không khác nhau nhiều. Nguyên nhân ở đây do mức sống, điều kiện ăn uống của người dân ở đây đã ở mức khá ổn định, không chênh lệch nhiều về sinh hoạt và ăn uống giữa ngày thường và ngày lễ, ngày cuối tuần.
Bảng 3.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư của khu vực phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà (tháng 7/2013)
Thành phần | Khối lượng (Kg) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rác hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả… | 13.977 | 55,7 |
2 | Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn… | 1.631 | 6,5 |
3 | Giấy: giấy vụn, bìa catton | 1.305 | 5,2 |
4 | Kim loại: Vỏ họp, sợi kim loại | 954 | 3,8 |
5 | Thuy tinh: chai lọ, mảnh thủy tinh vỡ | 627 | 2,5 |
6 | Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn, vỏ ngao , sò, ốc, cua, ghẹ... | 3.563 | 14,2 |
7 | Chất khó phân hủy: Cao su, da vụn, giả da | 1.405 | 5,6 |
8 | Chất cháy được: Cành cây, gỗ, tóc, lông gia sức, vải vụn | 1.606 | 6,4 |
9 | Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy | 25 | 0,1 |
Tổng cộng | 25.093 | 100% |
Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ
Gồm 2 nguồn: Từ khách và từ chủ hộ kinh doanh.
Hiện nay, tại khu vực nghiên cứu có khoảng 70 khách sạn và nhà nghỉ tư nhân. Quy mô khách sạn tư nhân khá đồng đều từ 10 đến 14 phòng, trung bình 12 phòng.
Để thuận tiện cho khảo sát, Nghiên cứu đã chọn khách sạn tư nhân Vịnh Xanh (12 phòng) là đối tượng nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của khách
Đối tượng phục vụ ở đây là khách du lịch, khách đi công tác, học tập, thi đấu thể thao... do vậy nhìn chung lượng khách tại các khách sạn thường ổn định.
Những ngày bình thường số lượng khách ở đây trung bình khoảng 10 người. Vào ngày cuối tuần, số lượng khách tăng lên, trung bình 24 người/ngày. Như vậy, lượng khách trung bình 1 ngày là 14 người/ngày.
Hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ ở đây không bao gồm hoạt động ăn của khách do vậy lượng chất thải rắn chủ yếu là các loại thuộc nhóm Plastic (túi nilông, vỏ hộp đô uống...) và dạng hữu cơ (giấy, bã trà, vỏ hoa quả...).
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra của 1 người tại khách sạn tư nhân không có sự sai khác giữa ngày thường với ngày cuối tuần. Lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân khoảng 0,3 kg/người/ngày. Do đó, tổng lượng chất thải rắn thải vào ngày bình thường khoảng 3 kg/ngày. Tổng lượng chất thải rắn thải vào ngày cuối tuần khoảng 7,2 kg/ngày, tăng gấp 2,4 lần so với ngày bình thường. Như vậy, lượng rác thải trung bình phát sinh trong 1 ngày của khách tại khách sạn là: 4 kg/ngày/khách sạn.
Chất thải rắn sinh hoạt của gia đình hộ kinh doanh khách sạn
Một số đặc điểm chung, liên quan đến sự phát sinh và hoạt động thu gom chất thải rắn của các hộ kinh doanh khách sạn tư nhân là:
-Tổng số người của hộ gia đình kinh doanh khách sạn là 8 người (trong đó: số người của hộ kinh doanh: 4 người, số người phục vụ: 4 người trong đó có 2 người dọn phòng, 1 người làm lễ tân và 1 người làm bảo vệ).
- Có mức thu nhập cao hơn so với các hộ gia đình khác (ví dụ: so với hộ gia đình cán bộ).
- Kết quả điều tra các hộ kinh doanh khách sạn tư nhân cho thấy: