Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

MỞ ĐẦU


Hạ Long là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm 20 phường, có diện tích là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới; được tổ chức New7wonders bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Thành phố Hạ Long là một thành phố du lịch và công nghiệp có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cuộc sống vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn nói chung và lượng chất thải rắn sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều.

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng, được chia làm hai khu vực chính là khu vực phía Tây thành phố gồm 7 phường chủ yếu là hoạt động phát triển du lịch và cảng biển và khu vực phía Đông thành phố gồm 13 phường gồm các hoạt động công nghiệp, chính trị, thương mại và phát triển đô thị. Do vậy, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố hiện cũng được chia làm 2 khu vực. Chất thải rắn phát sinh khu vực các phường phía Tây của thành phố gồm 7 phường: Bãi Cháy, Giếng Đáy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Hùng Thắng, Tuần Châu và Đại Yên được đưa về bãi rác Hà Khẩu để xử lý bằng hình thức chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt thu gom từ các phường khu vực phía Đông thành phố gồm 13 phường: Hồng Gai, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Hồng Hà, Bạch Đằng, Hà Tu, Trần Hưng Đạo, Hà Lầm, Hà Phong, Yết Kiêu, Hà Trung, Hà Khánh được đưa về bãi rác Đèo Sen để xử lý cũng bằng hình thức chôn lấp và một phần chất thải rắn sinh hoạt được đưa về Nhà máy xử lý rác Hạ Long tại phường Hà Khánh do Công ty xử lý chất thải Hạ Long quản lý để chế biến thành phân hữu cơ.

Hiện nay, tại thành phố Hạ Long mỗi ngày có khoảng 243,8 tấn chất thải rắn các loại thải ra môi trường, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 90%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp, y tế và xây dựng. Mặc dù đã có đơn vị tổ chức thu gom và tỷ lệ thu gom đạt từ 94% đến 96 % nhưng hiệu quả xử lý chưa cao do chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn dẫn đến quá tải trong công tác xử lý tại các bãi chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Trong những năm qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về hiện trạng hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực các phường phía Tây thành phố Hạ Long (khu du lịch Bãi Cháy), khu vực vịnh Hạ Long và cho thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp

quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường phía Đông thuộc khu vực thành phố Hạ Long. Với mong muốn xây dựng một số mô hình thử nghiệm về công tác quản lý CTR sinh hoạt trên một số phường có đặc trưng cho sự phát triển về thương mại -

văn hóa - chính trị của thành phố Hạ Long một cách có hiệu quả. Vì vậy, Luân văn

đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài thạc sỹ của mình. Đây là 3 phường có các hoạt động phát triển đặc trưng của thành phố Hạ Long gồm có các hoạt động thương mại dịch vụ tập trung ở phường Bạch Đằng, trung tâm văn hóa – thể thao và dân cư lấn biển tập trung ở phường Hồng Hải, trung tâm hành chính – công sở và phát triển đô

thị mới lấn biển tập trung ở phường Hồng Hà. Với mong muốn rằng, Luân văn sẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

đánh giá được hiện trạng quản lý rác thải tại 3 phường trung tâm của thành phố Hạ Long từ đó xây dựng mô hình quản lý CTR sinh hoạt một cách hiệu quả cho toàn thành phố Hạ Long.

1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

+ Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà) thuộc khu vực phía Đông thành phố Hạ Long.

+ Đề xuất những giải pháp quản lý CTR sinh hoạt hợp lý tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà) thuộc khu vực phía Đông thành phố Hạ Long.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu hoạt động phát sinh , thu gom và quản lý CTR

sinh hoat

taị 3 phường sau đây:

Phường Bạch Đằng nằm ở trung tâm TP Hạ Long, có diện tích 1,68 km2, là

phường có thế mạnh phát triển thương mai và dic̣ h vụ . Phường Bac̣ h Đằng có c ơ

sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, điều kiện kinh tế tương đối phát triển, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng nhiều.

Phường Hồng Hải nằm gần Trung tâm thành phố Hạ Long, có diện tích đất tự nhiên là 301,74 ha. Phường Hồng Hải là trung tâm văn hóa – thể thao và dân cư lấn biển. Các công trình phục vụ hoạt động vui chơi giải trí của người dân thành

phố Ha ̣Long đều tâp

trung taị phường Hồng Hải như khu vực Quảng trường, Bảo

tàng, Thư viện tỉnh, khu vui chơi giải trí, hệ thống giao thông thuận lợi và đồng bộ.

Phường Hồng Hà nằm ở gần trung tâm thành phố Hạ Long, có diện tích đất tự nhiên là 308,07 ha. Phường Hồng Hà là trung tâm hành chính – công sở và

phát triển đô thị mới lấn biển. Nơi tập trung hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long.

*. Các nguồn phát sinh chất thải rắn gồm:

- Rác hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, các kim loại khác, đồ diện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe... Ngoài ra, rác hộ dân có thể chứa một phần các chất thải nguy hại như ắc quy hỏng, bóng đèn hỏng, đồ điện hỏng...

- Rác quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần của chúng gồm các loại: cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết ….

- Rác khu thương mại: phát sinh từ hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sửa chửa…Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện gia dụng. Ngoài ra, rác khu thương mại còn có thể chứa một số các chất thải nguy hoại hại khác.

- Cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần rác thải như khu thương mại.

- Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng...

*. Các hình thức thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt:

- Hoạt động vận chuyển thủ công bằng xe thu gom rác đẩy tay tại các khu dân cư ra vị trí các trạm trung chuyển.

- Hoạt động vận chuyển cơ giới bằng xe cuốn ép rác từ trạm trung chuyển thu gom rác về bãi chôn lấp.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu gồm có 3 phường: Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà thuộc khu vực phía Đông thành phố Hạ Long. Tổng diện tích đất khoảng 778 ha, dân số khu vực nghiên cứu khoảng 47.240 người.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu của việc nghiên cứu cơ bản về hiện trạng thu gom, quản lý CTR sinh hoạt của 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà) khu vực phía đông thành phố Hạ Long.

- Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Qua đó cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTR sinh hoạt tại 3 phường khu vực phía Đông thành phố Hạ Long.

- Đề tài đã cung cấp một số giải pháp thực tế để quản lý CTR sinh hoạt cho các phường thuộc khu vực nghiên cứu nói riêng và của thành phố nói chung cho những năm tới.

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Cấu trúc cơ bản của luận văn như sau:

Mở đầu: Đề cập đến sự cần thiết của đề tài nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Chương I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Gồm các nội dung: (I) tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu; (II) cơ sở lý luận; (III) cơ sở thực tiễn của đề tài.

Chương II. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương III. Kết quả nghiên cứu.

Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo

Phụ lục


Chương I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.

Khu vực nghiên cứu


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thành phố Hạ Long


Thành phố Hạ Long được chia làm 2 khu vực: khu vực phía Tây và khu vực phía Đông. Hai khu vực này được ngăn cách bởi eo vịnh Cửa Lục.

Khu vực nghiên cứu tại ba phường Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà là trung tâm thương mại - dịch vụ - văn hóa – chính trị - phát triển đô thị của thành phố Hạ Long. Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông thành phố Hạ Long và nằm dọc dải ven biển Vịnh Hạ Long, cụ thể như sau:

a. Phường Bạch Đằng nằm ở trung tâm TP Hạ Long, có diện tích 1,68 km2 có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp phường Trần Hưng Đạo.

- Phía Nam giáp Vịnh Hạ Long.

- Phía Đông giáp phường Hồng Hải.

- Phía Tây giáp phường Hồng Gai.



Hình 1.2. Sơ đồ vị trí phường Bạch Đằng


Với lợi thế là một trong những phường trung tâm của thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, điều kiện kinh tế tương đối phát triển, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng nhiều.


b. Phường Hồng Hải là một phường nằm gần Trung tâm thành phố Hạ Long, có diện tích đất tự nhiên là 301,74 ha. Tuyến đường Quốc lộ 18 A chạy qua dài 3,2 km, có bờ biển dài 2,8 km giáp vịnh Hạ Long, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp phường Hà Lầm.

- Phía Nam giáp Vịnh Hạ Long.

- Phía Đông giáp phường Hồng Hà.

- Phía Tây giáp phường Bạch Đằng.



Hình 1.3. Sơ đồ vị trí phường Hồng Hải


Phường Hồng Hải là phường có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, diện tích của phường được mở rộng về phía Nam giáp vịnh Hạ Long. Nơi đây đã được san lấp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ. Các công trình phục vụ hoạt động vui chơi giải trí của người dân như khu vực Quảng trường, Bảo tàng, Thư viện tỉnh, khu vui chơi giải trí, hệ thống giao thông thuận lợi và đồng bộ.

c. Phường Hồng Hà nằm ở gần trung tâm thành phố Hạ Long, có diện tích đất tự nhiên là 308,07 ha. Là phường nằm cạnh phường Hồng Hải nên cũng có tuyến đường Quốc lộ 18 A chạy qua dài 3,5 km, có bờ biển dài 2,0 km giáp vịnh Hạ Long.

- Phía Bắc giáp phường Hà Trung, phường Hà Tu.

- Phía Nam giáp Biển.

- Phía Đông giáp phường Hà Tu.

- Phía Tây giáp phường Hồng Hải và phường Hà Trung.




Hình 1.4. Sơ đồ vị trí phường Hồng Hà

Là một phường nằm gần trung tâm thành phố Hạ Long, nơi tập trung hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022