Hoạt Động Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Cấ P Phươ ̀ Ng

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt chủ yếu từ các hoạt động được mô tả theo

Bảng 1.1như sau:

Bảng 1.1. Nguồn thải và chất thải rắn đặc trưng


Nguồn phát sinh

Hoạt động và vị trí phát sinh chất thải rắn


Loại chất thải rắn

Khu dân cư

Các hộ gia đình, các biệt thự, và các căn hộ chung cư.

Thực phẩm thừ a , hỏng, các loại vỏ cua , ghẹ, ngao, ốc, sò... giấy, carton, plastic, gỗ, thuỷ tinh, nhôm, các kim loại khác, tro, các “chất thải đặc biệt” (bao gồm vật dụng to

lớn, đồ điện tử, đồ gia dụng, rác vườn…)

Khách sạn, nhà

nghỉ

Khách sạn, nhà nghỉ tư nhân

Rác hữu cơ, chai nhựa, giấy vụn, bìa caton, chai thủy tinh, đồ điện tử, đồ gia

dụng...

Nhà hàng ăn uống

Nhà hàng phục vụ hoạt động ăn uống

Rác hữu cơ dạng thực phẩm thừa (rau, củ, quả, đồ ăn thừa…), các loại vỏ cua, ghẹ, ngao, ốc, sò tư hoạt động ăn uống của khách... và dạng vô cơ như túi ninol, vỏ chai thủy tinh, chai nhựa, lon bia, nước

ngọt...

Khu

thương mại, chợ

Cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao

dịch, nhà máy in, chợ…

Giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại.

Cơ quan, công sở

Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan

nhà nước

Các loại chất thải giống như khu thương mại. CTR y tế được thu gom và xử lý tách

riêng bởi vì tính chất độc hại của nó.

Dịch vụ đô thị

Quét dọn đường phố,

làm sạch cảnh quan, khu vui chơi giải trí.

Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây và lá cây, xác động vật chết…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 3

1.2.2. Hoạt động quản lý Chất thải rắn sinh hoạt tại cấ p phường

Hoạt động Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt tại cấp phường (là đơn vị hành chính nhỏ nhất) tại các đô thị của Việt Nam đã được quan tâm thực hiện trong nhiều năm

qua và tỷ lệ thu gom CTRSH tại các phường đã khá cao (>90%) nhưng vân

còn tồn

tại nhiều vấn đề bất cập như CTRSH chưa được phân loại tại nguồn , hình thức đổ

thải, thu gom chưa hơp

lý , vân

xảy tra tình traṇ g tồn đoṇ g CTR trên hè phố , gây ô

nhiêm

môi trường và mất mỹ quan đô thi.

Hiên

nay, có 3 mô hình quản lý CTRSH taị các phường , xã tại Việt Nam đang

áp dụng phổ biến như sau: Mô hình 1:

- Việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được ký kết hợp đồng với Công ty dịch vụ Môi trường đảm nhận . UBND các phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức thu phí VSMT theo quy định; quản lý, giám sát công tác thu gom rác thải thuộc địa bàn mình quản lý, phối hợp với Công ty dic̣ h vu ̣Môi trường xác nhận khối lượng rác thu gom, vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán .

Mô hình 2:

Việc thu gom rác được giao cho UBND các phường, xã đảm nhận và đưa rác về các vị trí tập kết để Công ty dịch vụ Môi trường vận chuyển và xử lý . UBND các phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu gom rác thải thuộc địa bàn quản lý, giám sát, phối hợp với Công ty dịch vụ Môi trường xác nhận khối lượng rác thực tế vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán.

Mô hình 3:

Việc thu gom và vận chuyển rác được giao cho UBND phường, xã đảm nhận. .

Để nâng cao hiêu

quả quản lý chất thải rắn sinh hoaṭ taị các đia

phương thì viêc

kết hơp

giữa chính quyền đia

phương , các tổ chức xã hội và các tổ chức doanh

nghiêp̣ , côṇ g đồng dân cư là rất quan trọng.

Chính quyền địa phương có trách nhiêm rác thải phù hợp.


nghiên cứ u đưa ra các quy chế quản lý

Các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc , hôi

phu ̣nữ , đoàn thanh niên, trường

học...có trách nhiệm tuyên truyền , giám sát việc thực hiện các quy chế, quy đinh về

quản lý rác cho các khu dân cư, các đoàn viên, học sinh... Từ đó nâng cao đươc

nhân

thứ c của côṇ g đồng trong viêc trường hoc̣ .

thu gom , phân loai

rác tại từng gia đình , cơ quan ,

Bổ sung các chế tài xử phaṭ nếu người dân , tổ chứ c ... có hành vi trái với các

quy điṇ h về thu gom và phân loaị rác taị đia

phương.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Sự phát triển kinh tế và nếp sống: sự phát sinh CTR sinh hoạt có mối liên hệ trực tiếp với sự phát triển kinh tế của cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế. Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túi nilon) của chất thải cũng giảm đi.

Mật độ dân số: các nghiên cứu xác minh khi mật độ dân số tăng lên, sẽ phát sinh nhiều rác thải hơn.

Sự thay đổi theo mùa: sự thay đổi về lượng rác thải phát sinh có sự khác biệt trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuối năm tài chính (tiêu thụ thấp).

Ngoài ra, dư luận và ý thức cộng đồng cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn.

Theo Dự án Việt Nam Canada Environment Project, thì tốc độ phát sinh rác thải đô thị ở Việt Nam được ước lượng như sau:

- Rác thải khu dân cư: 0,3 – 0,6 kg/người/ngày.

- Rác thải thương mại: 0,1 – 0,2 kg/người/ngày.

- Rác thải quét đường: 0,05 – 0,23 kg/mgười/ngày.

- Rác thải công sở: 0,05 – 0,2 kg/người/ngày.

Tính trung bình, lượng rác thải rắn phát sinh ở Việt Nam: 0,5 – 0,6 kg/người/ngày; so với Singapore: 0,78kg/người/ngày; Hong Kong: 0,85 kg/người/ngày; Karachi, Pakistan: 0,50 kg/người/ngày. Qua đó có thể thấy các tác động từ sự phát triển kinh tế, nếp sống, mật độ dân số, sự thay đổi theo mùa và cả sự nhận thức của cộng đồng dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm thiểu hay phát sinh CTR sinh hoạt.

1.2.4. Tác động của CTR sinh hoạt đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H2S, NH3... rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các chất vô cơ thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con người qua thức ăn, thức uống. Ngoài những chất hữu cơ có thể bị phân rã nhanh chóng, rác thải có chứa những chất rất khó bị phân hủy, làm tăng thời gian tồn tại của rác trong môi trường. Hậu quả là môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động thực vật… Hơn thế nữa rác thải chất đống trên mặt đất sẽ làm mất vẻ mỹ quan, là nơi sinh mầm bệnh và trong trường hợp bị hỏa hoạn, rất

khó dập tắt, là nguồn phát sinh ra những nguồn ô nhiễm mới. Chất ô nhiễm dạng rắn có thể chuyển dịch thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng.

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

“Quản lý chất thải rắn sinh hoạt được coi là những vấn đề rất quan trọng trong công tác xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản... trình độ quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã đạt ở mức độ cao. Phương thức quản lý chất thải rắn hiện đang áp dụng ở các nước tập trung vào :

- Giảm thiểu chất thải rắn.

- Thu hồi, tái chế và tái sử dụng lại chất thải.

- Xử lý và thải bỏ chất thải an toàn, hợp vệ sinh.

Các công việc phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt ở hầu hết các nước phát triển đã được tổ chức đồng bộ từ chính sách, pháp luật, công cụ kinh tế và có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.

Ở các nước đang phát triển, phương thức 3R (Reduce, Reuse, Recycle) hiện đang được áp dụng rộng rãi trong việc hoạch định các chính sách về chất thải rắn.

Đó là phương thức: giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế chất thải rắn.” Nguyên Thi

Kim Thái (2006). Nghiên cứ u , lâp

quy h oạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2010 điṇ h hướ ng đến năm 2020, Đề tài nghiên cứ u , Viên và kỹ thuật Môi trường.

Khoa hoc

Các kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của một số nước được mô tả như sau:

“Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Singapore: Luật Bảo vệ môi trường tại Singapo chặt chẽ, chế tài xử phạt nghiêm khắc. Tất cả chất thải rắn đều được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và thu gom bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được như: giấy, chai lọ, đồ hộp... được đưa về nhà máy tái chế. Chất thải rắn tại Singapore phát sinh từ các hộ gia đình, được thu gom theo từng cụm khu vực và đưa tới các điểm tập trung để xử lý. Việc thu gom CTR do các công ty tư nhân đảm nhiệm, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng các nhà máy tiêu hủy chất thải. Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý CTR trên phạm vi toàn quốc. Hàng tháng, người dân có nghĩa vụ đóng góp phí thu gom chất thải, mỗi gia đình nộp 6 USD/tháng, nếu căn hộ có sân vườn nộp 11 USD/tháng.

Hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải rắn ở Singapore hoàn toàn dưới sự điều hành của nhà nước và chi phí hoạt động thu chi đều nộp vào ngân sách và do ngân sách nhà nước cấp. Khi vận chuyển chất thải rắn tới các nhà máy để đốt, các công ty tư nhân phải trả chi phí xử lý cho nhà máy. Chi phí này được tính vào giá thành thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải chi trả phí vận chuyển cho các công ty tư nhân. Phí thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải trả khác nhau tùy theo loại nhà ở họ sử dụng. Loại nhà ở kiểu biệt thự mức chi phí thu gom cao nhất, sau đó đến nhà ở chung cư của tư nhân và cuối cùng là nhà ở chung cư của nhà nước. Do phải chịu các chi phí vận chuyển và xử lý cho từng chuyến xe chở chất thải rắn nên các công ty tư nhân dịch vụ vệ sinh thường kết hợp với các công ty thu hồi và tái chế chất thải rắn, thu hồi các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, vừa hạn chế được lượng chất thải rắn phải vận chuyển vừa thu được thêm lợi nhuận.

Tro đốt sau quá trình xử lý, gồm cả một số kim loại được đóng thành từng kiện và được vận chuyển bằng tàu biển ra một nơi tập trung gần một hòn đảo khác của Singapore, thực hiện quá trình lấn biển, mở rộng đất đai cho quốc gia này”.

Nguyên

Thi ̣Kim Thái (2006). Nghiên cứ u , lâp

quy hoac̣ h quản lý chất thải

rắn tỉnh Quảng Nin h đến năm 2010 điṇ h hướ ng đến năm 2020, Đề tài nghiên cứ u ,

Viên

Khoa hoc

và kỹ thuâṭ Môi trường.

“Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản: Xử lý chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa. Do diện tích lãnh thổ bé, Nhật Bản đang áp dụng phương pháp thiêu đốt để xử lý chất thải rắn. Hiện nay, Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu đốt chất thải rắn đang hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất là 1.980 tấn/ngày đêm. Sau khi phân loại, 68% CTR sinh hoạt được chuyển đến các xí nghiệp này. Việc thiêu đốt chất thải rắn ở Nhật Bản hiện đang đạt hiệu quả kinh tế nhất thế giới. Phần lớn các xí nghiệp có các lò thiêu hủy nhỏ, hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh đó có các lò đốt lớn, hoạt động liên tục”

Nguyên

Thi ̣Kim Thái (2006). Nghiên cứ u , lâp

quy hoac̣ h quản lý chất thải

rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 điṇ h hướng đến năm 2020, Đề tài nghiên cứ u ,

Viên

Khoa hoc

và kỹ thuâṭ Môi trường.

1.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Khái quát về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Hoạt động quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra.

Hiện nay, công tác quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được quan tâm, tăng cường để đảm bảo hiệu quả quản lý.

Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) do có mức sống cao hơn, có nhiều các hoạt động thương mại hơn và đô thị hóa cũng diễn ra ở cường độ cao hơn. Chất thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh (Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008).

Ngược lại, lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát sinh của dân đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị (Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008).

Tổng lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTR sinh hoạt đô thị.

Năm 2006-2007, lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. (bảng 1.2) (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn.)


Bảng 1.2. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam


STT

Loại đô thị

Lượng CTR sinh hoạt bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)

Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

Đặc biệt

0.84

8.000

2.920.000

2

Loại I

0.96

1.885

688.025

3

Loại II

0.72

3.433

1.253.045

4

Loại III

0.73

3.738

1.364.370

5

Loại IV

0.65

626

228.490

Tổng

6.453.930

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn

Năm 2006 -2007, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn.)


Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,18 kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,03kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (Bảng 1.3). (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn.)

Bảng 1.3. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2006-2007


S T T

Đơn vị hành chính

Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)

Lượng CTRSH đô thị phát sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

Đồng bằng sông Hồng

0,81

4.444

1.6222.060

2

Đông Bắc

0,76

1.164

424.860

3

Tây Bắc

0,75

190

69.350

4

Bắc Trung Bộ

0,66

755

275.575

5

Duyên hải Nam Trung Bộ

0,85

1.640

598.600

6

Tây Nguyên

0,59

650

237.250

7

Đông Nam Bộ

0,79

6.713

2.450.245

8

Đồng bằng sông Cửu Long

0,61

2.136

779.640

Tổng cộng

0,73

17.692

6.457.580

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn

Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số đô thị có đến 90% là chất thải rắn sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của Bộ Xây dựng về lượng phát sinh chất thải rắn ở các khu đô thị cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10-16% mỗi năm.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, túi nilon, bìa cacton, giẻ vụn, vải, da, thủy tinh, gốm sứ, đất đá, cát, gạch vụn, kim loại và một tỷ lệ nhỏ pin, mạch điện tử, ắc quy… Tỷ lệ phần trăm các chất trong rác thải không ổn định, chúng biến động ở mỗi nơi thu gom, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất của dân cư, theo thời gian, điều kiện khí hậu thời tiết, mức thu nhập, phong tục tập quán, trình độ dân trí, vị trí địa lý…

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí