Thành Phần Phân Loại Của Chất Thải Rắn Đô Thị


Bảng 1.4. Thành phần phân loại của chất thải rắn đô thị


Hợp phần

% trọng lượng

Độ ẩm (%)

Trọng lượng riêng (kg/m3)

Khoảng giá trị

Trung bình

Khoảng giá trị

Trung bình

Khoảng giá trị

Trung bình

Chất thải thực phẩm

6-25

15

50-80

70

128-80

228

Giấy

25-45

40

4-10

6

32-128

81.6

Catton

3-15

4

4-8

5

38-80

49.6

Chất dẻo

2-8

3

1-4

2

32-128

64

Vải vụn

0-4

2

6-15

10

32-96

64

Cao su

0-2

0.5

1-4

2

96-192

128

Da vụn

0-2

0.5

8-12

10

96-256

160

Sản phẩm vườn

0-20

12

30-80

60

84-224

104

Gỗ

1-4

2

15-40

20

128-20

240

Thủy tinh

4-16

8

1-4

2

160-480

193.6

Can hộp

2-8

6

2-4

3

48-160

88

Kim loại không thép

0-1

1

2-4

2

64-240

160

Kim loại thép

1-4

2

2-6

3

128-1120

320

Bụi, tro, gạch

0-10

4

6-12

8

320-960

480

Tổng hợp


100

15-40

20

180-420

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 4

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và nnk, 2001


Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hiện mới đạt tới 90 % tổng lượng chất thải rắn phát sinh. Tỷ lệ thu gom CTR bình quân ở các đô thị toàn quốc vào khoảng 55- 60%. Hầu hết chất thải rắn đô thị chưa được phân loại tại nguồn, mà được thu gom lẫn lộn, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp với phần lớn là các bãi chứa rác lộ thiên không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Công ty Môi trường đô thị của các tỉnh, thành phố là đơn vị trực tiếp đảm nhận công tác quản lý vệ sinh môi trường và các công trình đô thị nói chung, đồng thời là

đơn vị tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nguồn vốn hoạt động của các Công ty này lấy từ ngân sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn thu từ các dịch vụ vệ sinh môi trường. Một số đô thị khác như Tp. Hạ Long, Tp Cẩm Phả, Tp. Hải Dương, Tp. Tuyên Quang, Tp. Biên Hòa, Tp. Cần Thơ đã kết hợp cả 2 mô hình là: Mô hình do Nhà nước quản lý - Công ty Môi trường đô thị thực hiện và mô hình do Doanh nghiệp tư nhân - Hợp tác xã đảm nhiệm.

*. Mô hình do Nhà nước quản lý

Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị do các Công ty Môi trường đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố hoặc huyện, thị xã thực hiện. Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại phương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo định mức áp dụng Tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh, thành phố ban hành theo từng thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và được Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.

*. Mô hình do các Doanh nghiệp tư nhân, các Hợp tác xã

Các tổ chức tư nhân tham gia công tác này dưới hình thức hợp tác xã và tổ, nhóm thu gom rác. Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành với hình thức tự nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm trưởng để quản lý và trả công cho các thành viên.

Mô hình hợp tác xã và tổ thu gom rác hiện nay đang được phát huy và được các cấp chính quyền ủng hộ. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn mang tính tự phát và có quy mô nhỏ lẻ. Theo số liệu điều tra, hiện chỉ có 9/69 (chiếm 13%) đô thị triển khai xã hội hóa công tác quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, điển hình là Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tp. Lạng Sơn, Tp. Buôn Mê Thuột, Tx. Gia Nghĩa, Tp. Biên Hòa,Tp. Cần Thơ… Tỷ lệ này còn thấp, phạm vi hoạt động còn hẹp, chỉ ở cấp phường, xã và hầu hết các phương tiện thu gom, vận chuyển còn thô sơ.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chủ yếu được huy động từ sự đóng góp của nhân dân, một phần được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của các địa phương.


Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Công tác xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ thải vào các bãi lộ thiên, không có sự kiểm soát kỹ thuật, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Cho đến nay mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng. Một số dự án xử lý chất thải rắn tại đô thị chưa phát huy hiệu quả do lựa chọn công nghệ chưa thích hợp. Tuy vậy, hiện nay một số công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hạn chế chôn lấp như công nghệ SERAPHIN, AN SINH ASC, MBT CD.08 có triển vọng phát triển tốt.

Thiêu đốt: Tại Việt Nam, lò đốt chất thải mới được áp dụng trong phạm vi rất hẹp để xử lý rác thải y tế nguy hại và đang thử nghiệm cho ngành sản xuất giầy xuất khẩu. Mặt dù, số lượng lò đốt chưa nhiều nhưng khá đa dạng về chủng loại, nguồn gốc, công suất đốt và khả năng xử lý khí thải.

Tái sử dụng và tái chế: Tái sử dụng và tái chế là phương pháp phổ biến ở các hộ gia đình. Theo các kết quả nghiên cứu về các hộ gia đình thì người dân thường có thói quen tích trữ lại và bán lại cho những người đồng nát, hoặc bán trực tiếp cho các gia đình thu mua đồng nát trong vùng các loại rác thải có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng được (nhựa, giấy, nilon, kim loại...). Các chất thải có khả năng tái chế sẽ được những người nhặt rác phân loại và bán cho các cơ sở tái chế.

Tiềm năng tái chế chất thải của Việt Nam khá lớn, ít nhất có 80% chất thải công nghiệp không nguy hại có khả năng tái chế được và sẽ có khả năng tiết kiệm chi phí khá lớn.

Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải hữu cơ và có tiềm năng để sản xuất các loại sản phẩm làm mầu mỡ đất, không gây ô nhiễm và có khả năng làm tăng tỷ lệ tận thu các loại chất thải có thể tái chế được.

Các cở sở chế biến phân bón hữu cơ tập trung thường được xây dựng gần các khu đô thị, là nơi cung cấp rác hữu cơ làm nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một vài cơ sở hoạt động nhưng hiện tại chưa có số liệu đánh giá về chi phí - hiệu quả. Phân bón hữu cơ được sản xuất từ các nhà máy này thường lẫn nhiều mảnh vụn thủy tinh, sành sứ… và khó tiêu thụ. Để có được thành công, điều kiện tiên quyết đối với công nghệ tái chế này là phải có sự phân loại chất thải rắn tại nguồn phát sinh.

1.3.3. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ninh

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố trực thuộc là Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và Cẩm Phả. Với lợi thế về tài nguyên và thiên nhiên ưu đãi Quảng Ninh đã thu hút nhiều dự án phát triển kinh tế kéo theo sự tăng dân số cơ học mạnh mẽ. Vì vậy, chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng nhanh là điều không tránh khỏi. Với sự gia tăng về dân số và phát triển kinh tế kéo theo sự phát sinh về chất thải rắn. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vấn đề môi trường . Theo Báo cáo khảo sát của IESE, 2008 và Báo cáo đề tài: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các KĐT mới cho thấy: bình quân lượng rác thải trên đầu người tại thành phố Hạ Long là xấp xỉ 0,95kg/người/ngày và 0,93kg/người/ngày tại Cẩm Phả. Lượng các chất thải rắn phát sinh hàng ngày tại thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả và các huyện thị khác của tỉnh Quảng Ninh được trình bày trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Chất thải rắn phát sinh hàng ngày tại các đô thị tỉnh Quảng Ninh



TT


Địa phương

Dân số (người)

Lượng CTR

trung bình/người (kg/người/ngày)

Lượng CTRSH

phát sinh (tấn/ngày)

1

TP Hạ Long

206.231

0,95

196

2

TP Cẩm Phả

163.100

0,93

152

3

TP Uông Bí

101.975

0,61

62

4

TP Móng Cái

77.407

1,06

82

5

Huyện Ba Chẽ

18.770

0,42

8

6

Huyện Yên Hưng

138.038

0,42

58

7

Huyện Hải Hà

53.455

0,42

22

8

Huyện Tiên Yên

45.812

0,42

19

9

Huyện Đông Triều

157.485

0,42

66

10

Huyện Hoành Bồ

43.699

0,42

18

11

Huyện Vân Đồn

42.040

0,42

18

12

Huyện Đầm Hà

33.483

0,49

16

13

Huyện Bình Liêu

28.745

0,42

12

14

Huyện Cô Tô

5.349

0,42

2


Tổng

1.115.591

TB= 0,55

732

Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”.

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn

Phương thức thu gom: Rác sinh hoạt được thu gom bằng xe đẩy tay từ nguồn phát sinh đưa ra điểm tập kết. Xe ép rác gắp rác trên xe đẩy tay tại các điểm tập kết vận chuyển đến bãi rác xử lý. Tần suất thu gom khác nhau giữa nội thị và ngoại thị.

Việc phân loại rác tại nguồn chưa phát triển và nhân rộng được, một phần do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp và kịp thời nên chưa khuyến khích được phong trào tự giác phân loại của người dân; chưa có những đầu tư đồng bộ dẫn đến nhiều mô hình chỉ thực hiện được ở khâu phân loại tại nguồn, đến khâu vận chuyển và xử lý lại chưa tách riêng được. Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn các đô thị điển hình được thể hiện ở Bảng 1.6.

Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở hầu hết các đô thị đều có sự sử dụng kết hợp thủ công và cơ giới. Bởi vậy, các trang thiết bị sử dụng bao gồm cả những thiết bị thô sơ lẫn hiện đại. Hiện nay, nhiều đô thị thiếu trang thiết bị thu gom, số xe thu gom vận chuyển không đủ đáp ứng cho vận chuyển lượng chất thải phát sinh, điều này dẫn đến tỷ lệ thu gom rác ở các đô thị chưa cao (còn ở mức thấp).

Ở hầu hết các đô thị phí thu được không đủ trang trải cho công tác thu gom và xử lý rác. Ngoài ra, một số đô thị quy định không thu phí đối với các hộ buôn bán nhỏ, trong khi các đối tượng này xả rác nhiều nhất; các chợ cóc vẫn duy trì các khu vực bán hàng nhỏ lẻ trên vỉa hè, nhưng vẫn không thu được tiền, do đó không có kinh phí để chi trả cho công nhân quét dọn vệ sinh.

Bảng 1.6. Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn các đô thị điển hình tại Quảng Ninh


Tên đô thị

Lượng phát sinh ( tấn/ngày)

Lượng thu gom ( tấn/ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

TP. Hạ Long

196

163

83

TP. Móng Cái

152

118

78

TP. Cẩm Phả

62

47

75

TP. Uông Bí

82

57

70

TX. Đông Triều

66

46

70

Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”.

Hình thức tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cũng như phân công trách nhiệm quản lý, triển khai thực hiện rất khác nhau trong các đô thị, ví dụ như tên gọi của các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có thể là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty Môi trường đô thị, Công ty

Công trình công cộng môi trường đô thị hoặc Công ty Địa chính. Còn cơ quan quản lý công tác này có thể là Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công Chính hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường,... Chính điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt.

Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ninh

Mô hình do Nhà nước quản lý: việc thu gom CTR sinh hoạt tại Quảng Ninh do các Công ty Môi trường trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện như tại Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, Uông Bí. Đối với các địa phương không có Công ty Môi trường đô thị, việc thực hiện thu gom chất thải sinh hoạt do tổ thị chính trực thuộc phòng ban của UBND huyện như tại Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà đảm nhiệm. Các Công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại phương tiện, trang thiết bị ban đầu do nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom, xử lý rác thải theo định mức áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành theo thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

Mô hình kết hợp công tư: để tăng cường công tác thu gom CTR sinh hoạt trên các địa bàn trọng điểm có khối lượng chất thải rắn phát sinh lớn như thành phố Hạ Long đã kết hợp cả 2 mô hình, mô hình do nhà nước quản lý - Công ty môi trường đô thị thực hiện và mô hình do doanh nghiệp thực hiện việc thực hiện do Công ty Cổ phần phát triển Công nghiệp đảm nhận. Đối với các doanh nghiệp thực hiện việc thu gom CTR sinh hoạt từ nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chủ yếu được lấy từ sự đóng góp của nhân dân, một phần được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của các địa phương.

Mô hình do các công ty tư nhân, các doanh nghiệp: đây là các tổ chức cá nhân được giao chức năng thực hiện hợp đồng thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện, thị xã như: Công ty TNHH Hải Yến thu gom trên địa bàn huyện Đông Triều, hợp tác xã Đoàn Kết - huyện Hoành Bồ, hợp tác xã Đồng Tâm - huyện Ba Chẽ, hợp tác xã Hồng Mạnh - huyện Tiên Yên…

Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm gần đây, quản lý CTR sinh hoạt đô thị là một trong những lĩnh vực luôn được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh và dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác quản lý này còn nhiều khó khăn và lúng túng, nhất là định hướng và các giải pháp xử lý chất thải chưa được cụ thể, rò ràng và thống

nhất. Việc chôn lấp chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có thiết kế, xây dựng và kiểm soát ô nhiễm đang là hình thức xử lý phổ biến song nhược điểm của phương thức xử lý này là tốn diện tích đất, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao và khó lựa chọn vị trí thích hợp.

* Những vấn đề chính trong xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay:

Tình trạng quá tải:nhiều BCL ở Quảng Ninh hiện đang ở trong tình trạng quá tải, cụ thể tại BCL ở xã Hải Hoà thành phố Móng Cái, rác chất cao hơn cốt mặt đất khoảng 2-3 m. Bãi rác tại Voòng Xi xử lý rác thải cho thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến; BCL rác thải Tân Bình ở phía tây thị trấn huyện Đầm Hà rộng 5000 m2, đã quá tải. Huyện đang phải nghiên cứu tìm bãi đổ rác mới và làm thủ tục đóng cửa cho bãi rác này. Hai bãi rác Vàng Danh và Yên Thanh ở Uông Bí chỉ thực hiện chôn lấp đơn giản hiện cũng đã quá đầy gây mất vệ sinh đô thị và ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân khu vực xung quanh.

Thiết kế không đạt chuẩn:các BCL rác không được thiết kế đúng kỹ thuật (không có hệ thống thu nước rỉ rác, không có lớp vải lót kỹ thuật, không có hệ thống thoát nước mưa... mà theo kiểu xây tường bao rồi đổ rác vào trong, chứ không đào sâu dưới lòng đất và chia ô). Bãi rác được xây dựng ngay gần khu dân cư (cách khoảng 200-300 m), nên có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nguồn nước và sức khoẻ người dân.

Không có quy hoạch: các BCL chất thải rắn sinh hoạt không được quy hoạch gây ra sự bất hợp lý về vị trí làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn cấp nước, cụ thể nguồn nước cấp của huyện Tiên Yên lấy từ sông Tiên Yên. Đoạn trên thượng lưu (thuộc huyện Bình Liêu) có BCL rác ở ngay bờ sông. Đợt tháng 10 năm 2009, khi nước lũ tràn về, mang toàn bộ rác thải từ Bình Liêu đưa về huyện Tiên Yên rất ô nhiễm.

Tóm lại: Hệ thống các công trình xử lý CTR Sinh hoạt ở tỉnh Quảng Ninh còn thiếu và yếu, chi tiết tên công trình, địa bàn, cũng như tình trạng vệ sinh môi trường được liệt kê trongbảng 1.7.Ngoại trừ một số bãi rác của thành phố Hạ Long như: bãi rác Hà Khẩu, bãi rác Đèo Sen, đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn, bãi rác Quang Hanh thành phố Cẩm Phả (chưa hoàn chỉnh), còn lại tất cả các bãi rác của địa phương khác trong tỉnh đều không đạt tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành, không đạt các tiêu chí và tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Bảng 1.7. Thực trạng các bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh



Stt


Địa bàn


Tên công trình


S (ha)

Tình trạng vệ sinh môi trường


1


Cẩm Phả

Bãi rác Quang Hanh


3,2

Được thiết kế theo tiêu chuẩn với đầy đủ các hạng mục

2

Bãi rác C9

2,0

Không đảm bảo tiêu chuẩn


3


Hạ Long


Bãi rác Vũng Đục


2,6

Đã ngừng hoạt động theo

Quyết định 64 của Thủ tướng Chính Phủ

4


Uông Bí

Bãi rác Lạc Thanh

0,8

Không đảm bảo tiêu chuẩn


5

Bãi rác Vàng Danh



Không đảm bảo tiêu chuẩn

6


Vân Đồn

Bãi rác Vạn Yên

6,0

Không đảm bảo tiêu chuẩn

7

Bãi rác Vạn Hoa

3,0

Không đảm bảo tiêu chuẩn

8

Đông Triều

Bãi rác Mạo Khê

2,6

Không đảm bảo tiêu chuẩn

9

Móng Cái

Bãi rác Hải Hoà

6,0

Không đảm bảo tiêu chuẩn

10


Hoành Bồ

Bãi rác Cộng Hòa

2,0

Không đảm bảo tiêu chuẩn


11

Bãi rác thị trấn Trới


2,0


Không đảm bảo tiêu chuẩn


12

Các địa phương còn lại


Các bãi rác khác


Tự phát, không đảm bảo vệ sinh môi trường


Nguồn: Nguyên

Thi ̣Kim Thái (2006), Đề tài: “Nghiên cứ u, lâp

quy hoac̣ h quản

lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 điṇ h hướ ng đến năm 2020

Tồn tại và thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn ở Quảng Ninh

Về quản lý và tổ chức: Sự phân công, phân nhiệm của các ngành trong quản lý chất thải rắn hiện còn chưa được rò ràng, chưa thấy đựợc vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý. Hoạt động giám sát của nhà nước về chất thải rắn còn chưa đầy đủ. Các Công ty môi trường đô thị, doanh nghiệp công ích vệ sinh môi trường ở các thành phố, thị xã còn manh mún, khép kín trong địa giới hành chính, phân tán, không đủ năng lực (cả về nhân lực và phương tiện, thiết bị).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022