Danh Mục 9 Loại Tkkt Ban Hành Theo Quyết Định Số 212 Tc/cđkt Ngày 15/12/1989


cho công tác quản lý toàn diện của Nhà nước với xí nghiệp quốc doanh. Từng xí nghiệp quốc doanh chỉ thực hiện theo đúng kế hoạch sản xuất được giao, có sự cấp phát bù lỗ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp của Nhà nước.

Hệ thống tài khoản kế toán giai đoạn 1970 - 1986 đã phục vụ đắc lực cho quản lý doanh nghiệp theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung và hạch toán kinh tế không đầy đủ. Xét theo khía cạnh tổ chức thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp, thì giai đoạn này là một thời kỳ chuyển biến mạnh của cách mạng thông tin tài chính do kế toán cung cấp ở nước ta. Từ một thời kỳ các thông tin tài chính doanh nghiệp mang tính tản mạn trên từng ngành hoạt động đã được quản lý lại theo một định hướng thống nhất. Mặc dù đó chỉ là sự thống nhất bước đầu nhưng đã đáp ứng đòi hỏi và tăng cường chất lượng công tác hạch toán kinh tế ở các doanh nghiệp.

Bước vào đầu thập kỷ 80, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát huy quyền chủ động SXKD và quyền tự chủ về tài chính của xí nghiệp quốc doanh và thực hiện cải tiến quản lý xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Quá trình chuyển hoạt động của xí nghiệp quốc doanh sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường được diễn ra từ từ. Trong khoản từ năm 1986 – 1988, các xí nghiệp quốc doanh thực hiện đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh, gắn SXKD với thị trường, kết hợp hài hòa quan hệ hàng hóa – tiền tệ - thị trường, thực hiện mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả. Điều đó đã đòi hỏi công tác kế toán cũng phải chuyển biến để đáp ứng với đặc điểm của một nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới phát triển; và nhất là để khắc phục các mặt hạn chế của việc cụ thể hoá TK áp dụng cho các ngành kinh tế khác nhau được quy định ngay trên cùng hệ thống TKKT. Các khuôn khổ pháp lý về kế toán đã được tạo dựng, hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế quản lý mới. Pháp lệnh Kế toán và Thống kê đã được ban hành theo Lệnh số 06 – CT/HĐNN ngày 20/5/1988 của Chủ tịch nước53. Đây là văn bản pháp lý cao nhất đầu tiên của Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản, điều chỉnh lĩnh vực kế toán, thống kê và quản lý Nhà nước về kế toán ở các đơn vị kinh tế cơ sở, quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện cũng như việc xử lý các vi phạm CĐKT và thống kê.


Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho các lĩnh vực và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/19894. Hệ thống TKKT này được xây dựng nhằm thay thế hệ thống TKKT trước đây đã không còn phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ sở để xây dựng là dựa vào quá trình tái sản xuất, và tính chất cân đối giữa vốn và nguồn vốn, giữa chi phí và thu nhập.

Hệ thống TKKT này bao gồm 41 tài khoản trong Bảng tổng kết tài sản, và 8 tài khoản ngoài Bảng. Các tài khoản trong hệ thống được chia thành 9 loại như sau:

Bảng 3.2. Danh mục 9 loại TKKT ban hành theo Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989

Ký hiệu

Loại tài khoản

10 – 11

TSCĐ

20 – 25

Dự trữ sản xuất, kinh doanh

30 – 38

Chi phí

40

Tiêu thụ và kết quả

50 – 52

Vốn bằng tiền

60 – 69

Thanh toán

70 – 71

Thu nhập

80 – 84

Nguồn vốn

90 - 92

Nguồn vốn tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 9

Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng và ban hành các CĐKT và các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với tính đặc thù của từng ngành, bao gồm: CĐKT thương nghiệp, vật tư; CĐKT nông nghiệp, ngư nghiệp; CĐKT đơn vị chủ đầu tư; CĐKT ngành kinh doanh dịch vụ du lịch; CĐKT xây dựng cơ bản v.v…

CĐKT doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là hệ thống TKKT, năm 1989 là một bước phát triển tiếp theo đạt kết quả ở mức cao hơn trong việc tổ chức hệ thống thông tin tài chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong điều kiện mới của nền kinh tế. Hệ thống


TKKT theo quyết định này vừa đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thông tin tài chính doanh nghiệp cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, vừa đảm bảo tính linh hoạt áp dụng đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh CĐKT quy định hiện hành, Bộ Tài chính đã triển khai và ban hành các tài liệu hướng dẫn khác, như: mô hình tổ chức công tác kế toán, quy trình hạch toán chi phí tính giá thành, các mô hình hạch toán cho một số ngành quan trọng, cụ thể hoá CĐKT cho nhiều ngành hoạt động... đã tăng cường được chất lượng thông tin tài chính ở từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động và toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua khả năng vận dụng các tài liệu hướng dẫn mang tính thống nhất trong nền kinh tế quốc tế.

Hệ thống TKKT này có nhiều đổi mới so với hệ thống TKKT theo Quyết định số 425, đó là: (i) Phạm vi áp dụng không chỉ cho xí nghiệp quốc doanh mà áp dụng cho doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau; (ii) Không còn các TKKT của doanh nghiệp như trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có sự bao cấp của Nhà nước và thay vào đó tăng cường tính chủ động khá toàn diện của doanh nghiệp trong SXKD, trong quản lý chi phí và phân chia lợi nhuận. Ví dụ: không còn các TK phản ánh chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ và ngoài sản xuất; không còn TK vốn cố định, vốn lưu động hay TK ngân sách cấp bù lỗ, ... (iii) Có nhiều đổi mới tiếp cận dần với cơ chế thị trường và phản ánh đúng bản chất kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng TK. Các đổi mới này là cả một quá trình đổi mới cả tư duy và thực tiễn để từng bước hoàn thiện dần hệ thống TKKT.

Tuy nhiên trong các năm 1988 – 1989, Việt Nam bắt đầu của giai đoạn mở cửa và hội nhập, nhiều thông lệ quốc tế về kế toán với Việt Nam còn sơ khai. Hệ thống TKKT ban hành theo Quyết định 212 vẫn còn những nội dung chưa phù hợp, chưa thực sự có sự thay đổi căn bản.

3.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 3/2006

Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực. Với chủ trương và nỗ lực lớn trong việc giữ vững ổn định chính trị để xây dựng và phát triển kinh tế đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.


Điểm nổi bật nhất của giai đoạn này là sự chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự tham gia quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài, nhiều loại hình doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu vốn và quy mô doanh nghiệp khác nhau đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới và khu vực cũng đạt được những thành tựu nhất định. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp mà cần quản lý thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật cùng với các công cụ quản lý khác nhau trong đó có kế toán.

Xuất phát từ nhu cầu nội tại của nền kinh tế CĐKT doanh nghiệp mới đã được nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và đưa vào thử nghiệm từ 01/01/1995 và được ban hành theo Quyết định số 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức được áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/19965. Quyết định số 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 cũng đã ban hành hệ thống TKKT thống nhất về nội dung, kết cấu, phương pháp kế toán của các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của từng loại TKKT áp dụng cho các doanh nghiệp.

Phần một: Các TKKT của BCĐKT: từ loại 1 đến loại 4 là các tài khoản có số dư cuối kỳ, gọi là “tài khoản thực”.

Phần hai: Các TKKT của BCKQHĐKD: từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ gọi là “tài khoản trung gian” hay “tài khoản tạm thời”.

Phần ba: Các TKKT của ngoài BCĐKT. Chín loại tài khoản được khái quát ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Danh mục 9 loại TKKT ban hành theo Quyết định 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995

Ký hiệu

Loại tài khoản

11-16

Loại 1: Tài sản lưu động

21-24

Loại 2: TSCĐ

31 - 34

Loại 3: Nợ phải trả


41 - 46

Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu

51 - 53

Loại 5: Doanh thu

61 - 64

Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh

72

Loại 7: Thu nhập khác

82

Loại 8: Chi phí khác

91

Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

Hệ thống CĐKT doanh nghiệp (năm 1995) đã mở đầu công cuộc cải cách kế toán. Công cuộc cải cách này được thực hiện tương đối toàn diện, đồng bộ trên tất cả các nội dung của công tác kế toán: Chế độ chứng từ ban đầu, hệ thống TKKT, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo kế toán. Bước đầu của công cuộc cải cách kế toán đã tạo dựng được hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực kế toán một cách đồng bộ hoàn chỉnh và đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp, trong đó có các vấn đề chưa có quy định trong chế độ tài chính như kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá đầu tư tài chính và hàng tồn kho.

Do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và tách các nội dung có liên quan đến kế toán từ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê để nâng lên thành Luật Kế toán là thật sự cần thiết khách quan.

Vì vậy, Luật Kế toán đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2003 thay thế Pháp lệnh kế toán và thống kê và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Trên cơ sở CĐKT doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã cùng các ngành nghiên cứu, cụ thể hoá và ban hành các quy định phù hợp với những đặc thù của các doanh nghiệp thuộc các ngành dầu khí, Xăng dầu, Điện, Than, Xi măng, Địa chất … Tổ chức hướng dẫn cụ thể các CĐKT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/19966); cho các công ty sổ số kiến thiết (Quyết định 298 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/04/19979); cho các doanh nghiệp Xây lắp (Quyết định 1864/1998/QĐ – BTC ngày 16/12/199816).


Nhằm tăng cường môi trường pháp lý cho hoạt động kế toán, kiểm toán; đồng thời xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có hệ thống thông tin lành mạnh đáng tin cậy; yêu cầu thực tế của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam và nhu cầu hoà nhập của kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế, từ 2001 đến hết 2005, Việt Nam đã soạn thảo được 20 CMKT. Các chuẩn mực này được Bộ Tài chính ban hành thành 4 đợt, sau mỗi đợt ban hành các thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện CMKT.

3.1.4. Giai đoạn từ tháng 3/2006 đến nay

Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành quá nhiều quyết định, thông tư và văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Quyết định 1141 - TC/QĐ/CĐKT để phù hợp với các văn bản pháp luật về chính sách tài chính, thuế, đặc biệt là 26 CMKT đã ban hành. Đã đến lúc cần phải tổng hợp thành hệ thống các quy định trên trong một văn bản là “CĐKT doanh nghiệp” để thuận tiện cho việc hướng dẫn, đào tạo, triển khai thực hiện trong thực tế cũng như công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Vì thế, ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC về việc ban hành CĐKT doanh nghiệp24, trong đó có hệ thống TKKT, áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. CĐKT ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC đã cập nhật tất cả các nội dung quy định trong các thông tư hướng dẫn thực hiện kế toán các CMKT Việt Nam, các thông tư hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Quyết định 1141 - TC/QĐ/CĐKT và hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán Việt Nam năm 2003. Quyết định này đã thay thế Quyết định số 1141 - TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 và một số Quyết định và Thông tư hướng dẫn do Bộ Tài chính đã ban hành trong giai đoạn từ 1996 - 2000 (trước khi bắt đầu xuất hiện CMKT Việt Nam).

Quyết định 15/2006/QĐ - BTC đã giúp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thuộc mọi lĩnh vực hoạt động thuận tiện hơn trong công tác nghiên cứu và tuân thủ CĐKT, nhất thể hoá công tác kế toán, tiến tới nâng cao tính minh bạch trong kế toán, tài chính doanh nghiệp, đảm bảo tính có thể so sánh được về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế


quốc dân Việt Nam nói riêng và trên bình diện hội nhập toàn cầu nói chung. Các TKKT trong hệ thống này bao gồm 9 loại tài khoản trong BCĐKT cùng với 6 tài khoản ngoài BCĐKT và được chia thành ba phần:

Phần một: Các TKKT của BCĐKT: từ loại 1 đến loại 4.

Phần hai: Các TKKT của báo cáo KQHĐKD: từ loại 5 đến loại 9.

Phần ba: Các TKKT ngoài Bảng.

Bảng 3.4: Danh mục 9 loại TKKT ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006

Ký hiệu

Loại tài khoản

11-16

Loại 1: Tài sản ngắn hạn

21-24

Loại 2: Tài sản dài hạn

31 - 34

Loại 3: Nợ phải trả

41 - 46

Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu

51 - 53

Loại 5: Doanh thu

61 - 64

Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh

71

Loại 7: Thu nhập khác

81 - 82

Loại 8: Chi phí khác

911

Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh


Cùng ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành hai thông tư: Thông tư số 20/2006/TT - BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 CMKT ban hành tại Quyết định số 12/2005/QĐ - BTC25; Thông tư số 21/2006/TT - BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 4 CMKT ban hành tại Quyết định 100/2005/QĐ - BTC26. Cũng vào năm 2006, hệ thống TKKT áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính27. Vào năm 2007, Thông tư 161/2007/TT

- BTC30 hướng dẫn các CMKT một cách đồng nhất, giảm mâu thuẫn giữa các thông tư hướng dẫn thực hiện các CMKT đã ban hành.


Cũng như các chế độ kế toán trước, không lâu sau khi ban hành, chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC đã bộc lộ những khiếm khuyết cố hữu: không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế! Chính vì vậy, Bộ Tài chính lại phải sớm ban hành các thông tư sửa đổi, bổ sung và các doanh nghiệp lại phải "chạy" theo chế độ. Ngoài những thay đổi nhỏ về phương pháp kế toán dự phòng, kế toán chênh lệch tỷ giá, kế toán chênh lệch do đánh giá lại tài sản, kế toán qũi bảo hiểm thất nghiệp, ..., một lần nữa Bộ Tài chính lại phải tiếp tục ban hành các thông tư như: Thông tư số 138/2011/TT - BTC ngày 4/10/2011 về sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa36; Thông tư số 244/2009/TT - BTC ngày 31/12/2009 bổ sung, sửa đổi CĐKT doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006; ...

Thực tế đã nêu trên đã chứng minh rằng, hệ thống CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh, các thành phần kinh tế và các thông tư hướng dẫn bổ sung, sửa đổi CĐKT doanh nghiệp hiện hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý SXKD, quản lý tài chính của các doanh nghiệp cũng như yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra phải sớm nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện và ban hành một hệ thống kế toán phù hợp, mang tính "động" và tính "mở" ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Hệ thống kế toán- trong đó có hệ thống TKKT doanh nghiệp - này sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp, sớm đưa trình độ kế toán ở nước ta tiếp cận dần với kế toán quốc tế và đưa dịch vụ kế toán, kiểm toán nước ta hội nhập khu vực và quốc tế.

3.2. Thực trạng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam

Theo qui định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, các doanh nghiệp SXKD tùy theo qui mô, đặc điểm sở hữu có thể vận dụng hệ thống TKKT theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT - BTC ngày 31/12/2009) và Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 ban hành “Chế

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí