Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Tài Khoản Loại 2 "tài Sản Dài Hạn"


Việc cho phép doanh nghiệp linh hoạt mở TK chi tiết trong từng nhóm TK sẽ phù hợp hơn đối với các doanh nghiệp đặc thù như công ty chứng khoán, việc tự mở các cấp TK trong nhóm TK 15 - Hàng tồn kho như vậy sẽ phù hợp hơn bởi vì thực tế một số TK 152 - Nguyên vật liệu, TK 153 - Công cụ, dụng cụ, TK 154 - Chi phí SXKD dở dang, ... như theo quy định hiện nay không được sử dụng trong công tác kế toán. Khi có nghiệp vụ liên quan đến các loại hàng tồn kho này thì các công ty kinh doanh chứng khoán đều hạch toán trực tiếp vào các TK chi phí có liên quan như chi phí trực tiếp chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm không có nhu cầu dự trữ vật liệu, dụng cụ nên có thể không sử dụng đầy đủ các TK phản ánh các loại hàng tồn kho mà chủ yếu chỉ sử dụng TK Chi phí SXKD dở dang. Do vậy cách sử dụng hiệu quả hơn tại doanh nghiệp bảo hiểm là nhóm TK hàng tồn kho sẽ được mở phản ánh chi tiết cho từng loại hoạt động bảo hiểm, trong từng loại phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm: chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc; chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm; chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm; chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm; chi phí hoạt động kinh doanh khác dở dang.

(5) Nhóm TK 18 - Tài sản ngắn hạn khác:

Nhóm TK này sẽ phản ánh các tài sản ngắn hạn khác ngoài các tài sản ngắn hạn thuộc các nhóm TK từ 11 - Tiền và tương đương tiền đến nhóm TK 15 - Hàng tồn kho, bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn; ký cược, ký quỹ ngắn hạn; giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ và chi sự nghiệp. Nhóm TK này có nội dung phản ánh như theo quy định hiện hành.

Về cách mã hiệu các TK trong nhóm TK 18 - Tài sản ngắn hạn khác sẽ tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nhóm TK này có thể chi tiết theo từng loại tài sản ngắn hạn và theo từng đối tượng cần quản lý có liên quan.

(6) Nhóm TK 19 - Dự phòng giảm giá tài sản ngắn hạn:

Nhóm TK này bao gồm: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nhóm TK này có nội dung


phản ánh như theo quy định hiện hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Về cách mã hiệu các TK trong nhóm dự phòng giảm giá tài sản ngắn hạn: Doanh nghiệp có thể mã hiệu theo từng loại dự phòng giảm giá như quy định hiện hành, trong từng loại dự phòng chi tiết theo từng nội dung như: Đối với dự phòng phải thu khó đòi có thể chi tiết cho từng đối tượng phải thu, chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho doanh nghiệp có thể mở chi tiết cho từng loại hàng tồn kho; Đối dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn có thể mở chi tiết cho từng hình thức đầu tư, cho từng loại chứng khoán đầu tư, theo từng đối tác đầu tư ngắn hạn.

4.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 2 "Tài sản dài hạn"

Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 15

Tương tự như loại 1, trật tự sắp xếp các nhóm TK trong loại 2 sẽ phù hợp với tính thanh khoản của từng loại tài sản dài hạn và phù hợp với việc thu thập thông tin làm cơ sở lập BCTC. Cụ thể, trật tự sắp xếp theo thứ tự: (i) Nhóm TK TSCĐ và bất động sản đầu tư; (ii) Nhóm TK Đầu tư tài chính dài hạn; (iii) Nhóm TK Tài sản dài hạn khác; (iv) Nhóm TK Dự phòng giảm giá tài sản dài hạn.

(1) Nhóm TK 21 - TSCĐ và bất động sản đầu tư:

Nhóm TK 21 phản ánh giá trị TSCĐ và bất động sản đầu tư như quy định hiện hành. Nhóm TK này cần sửa đổi những nội dung sau:

- Về trường hợp dừng ghi nhận TSCĐ hữu hình:

Theo quy định của IAS số 16 (đoạn 67), doanh nghiệp phải dừng ghi nhận (ghi giảm) TSCĐ hữu hình trong 2 trường hợp: (i) Do thanh lý TSCĐ dưới các hình thức như bán, cho thuê tài chính, biếu, tặng, …;(ii) khi TSCĐ hữu hình không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai nào từ việc sử dụng hoặc thanh lý. Đây là nội dung quan trọng mà CMKT quốc tế đã quy định để các doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình tài chính và tình hình hoạt động khi lập và trình bày BCTC do phải ghi giảm TSCĐ hữu hình trong 2 trường hợp trên. Tuy nhiên, quy định hiện hành của CMKT Việt Nam số 03 và CĐKT doanh nghiệp chưa yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp ghi giảm TSCĐ hữu hình khi xét thấy không thể thu hồi được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng hoặc thanh lý TSCĐ. Vì vậy trên thực tế có các tập đoàn, tổng


công ty Nhà nước đầu tư, mua sắm TSCĐ không có hiệu quả, thậm chí nhiều TSCĐ hữu hình mua về không sử dụng được như “Ụ nổi” của Vinaline và thậm chí nếu thanh lý thì các chi phí tháo dỡ, phá huỷ, … còn lớn hơn giá trị có thể thu hồi nhưng các doanh nghiệp này vẫn chưa phải ghi giảm TSCĐ. Vì vậy, với quy định bổ sung này, toàn bộ TSCĐ hữu hình không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng hoặc thanh lý như “ụ nổi” thì doanh nghiệp phải ghi giảm TSCĐ hữu hình và toàn bộ phần giá trị còn lại của TSCĐ này phải hạch toán vào chi phí khác coi như một khoản tổn thất để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc kế toán thận trọng.

Theo yêu cầu này, giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình là “Ụ nổi” của Vinaline là một khoản lỗ khi ghi giảm do phải dừng ghi nhận vì không thoả mãn tiêu chuẩn là TSCĐ và có thể lợi nhuận đạt được trong năm tài chính của Vinaline cũng khó có thể bù đắp được tổn thất của khoản lỗ do đầu tư mua sắm “Ụ nổi” không hiệu quả. Với hướng dẫn bổ sung như đã nêu trên, các thông tin trên BCTC của doanh nghiệp sẽ phản ánh đúng đắn hơn giá trị TSCĐ hữu hình, thực trạng và hiệu quả công tác đầu tư, mua sắm và sử dụng TSCĐ hữu hình của các doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thuyết minh trên BCTC các thông tin về giá trị TSCĐ hữu hình dừng ghi nhận để người sử dụng BCTC có được đầy đủ thông tin cần thiết. Đây là vấn đề cần sớm được bổ sung trong CMKT, CĐKT doanh nghiệp cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Về nội dung hạch toán trên nhóm TK 21 - TSCĐ và bất động sản đầu tư:

Luận án kiến nghị nội dung hạch toán trên nhóm TK 21 theo hướng sẽ phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Khi Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự mở các TK chi tiết cấp 1, cấp 2 thì trong nhóm TK này thì doanh nghiệp có thể mở các TK chi tiết theo quy định hiện hành hoặc chi tiết theo các cách thức phân loại TSCĐ và bất động sản đầu tư như: theo tính chất và công dụng, hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, hoặc theo tình hình sử dụng, mục đích sử dụng để làm căn cứ tính khấu hao và phân tích, đánh giá hiệu quả tình hình đầu tư, mua sắm và sử dụng TSCĐ. Việc mở các TK trong nhóm 21 - TSCĐ và bất động sản đầu tư là hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin của


chủ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể mở các TK chi tiết theo công dụng và tình hình sử dụng của từng loại TSCĐ. Theo đó, toàn bộ TSCĐ sử dụng cho SXKD thì chi phí khấu hao các TSCĐ này sẽ ghi Nợ TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD (chi tiết TK chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ), còn khấu hao TSCĐ có liên quan đến cho SXKD nhưng doanh nghiệp chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý thì chi phí khấu hao của các TSCĐ này phải ghi Nợ TK 68 - Chi phí khác (coi như khoản tổn thất do doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, sử dụng TSCĐ không có hiệu quả).

(2) Nhóm TK 22 - Đầu tư tài chính dài hạn:

Nhóm TK 22 có nội dung phản ánh như theo quy định, doanh nghiệp có thể mở chi tiết TK các cấp trong nhóm như quy định hiện hành hoặc chi tiết cho từng loại công cụ tài chính để có thông tin trình bày và thuyết minh BCTC theo quy định hoặc chi tiết theo từng đối tác đầu tư hoặc theo từng hình thức đầu tư. Việc mở chi tiết từng TK trong nhóm là tùy thuộc vào trình độ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động đầu tư tài chính dài hạn khi lập và trình bày BCTC.

Nhóm TK này cần bổ sung, sửa đổi các nội dung:

- Kế toán khoản chiết khấu, phụ trội khi mua trái phiếu dài hạn:

Đầu tư mua trái phiếu dài hạn là hình thức đầu tư an toàn, phát sinh khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay. Do không có hướng dẫn về cách phản ánh chiết khấu, phụ trội phát sinh khi mua trái phiếu nên việc thực hiện còn khác nhau giữa các doanh nghiệp. Để giúp cho doanh nghiệp thực hiện thống nhất phương pháp kế toán hoạt động đầu tư mua trái phiếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội, cần bổ sung hướng dẫn nội dung phản ánh và phương pháp kế toán hoạt động này.

Do chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã xác định nên khi mua trái phiếu, khoản chiết khấu trái phiếu phát sinh được ghi nhận là khoản doanh thu nhận chưa thực hiện (ghi Có nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác), còn khoản phụ trội trái phiếu phát sinh khi mua trái phiếu được ghi nhận là


khoản chi phí trả trước dài hạn (ghi Nợ nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác).

Trong suốt thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải theo dõi chiết khấu hoặc phụ trội cho từng loại trái phiếu mua vào và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định doanh thu tiền lãi từng kỳ. Cụ thể, chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để ghi tăng doanh thu tiền lãi từng kỳ và phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để ghi giảm doanh thu tiền lãi từng kỳ.

Phương pháp kế toán đầu tư trái phiếu dài hạn có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội được trình bày chi tiết tại phần phụ lục số 11.

- Kế toán khoản đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên:

Như đã kiến nghị ở nhóm TK 13 - Phải thu ngắn hạn, khoản phải thu nội bộ sẽ không phản ánh quan hệ cấp vốn, điều chuyển vốn và kiến nghị khi tổng công ty (đơn vị cấp trên) cấp vốn, điều chuyển vốn cho doanh nghiệp thành viên sẽ ghi tăng khoản đầu tư vốn góp vào các doanh nghiệp thành viên ghi Nợ TK đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên trong nhóm TK 22 - Đầu tư tài chính dài hạn tương ứng với số vốn đã cấp, đã điều chuyển. TK đầu tư tại các doanh nghiệp thành viên trong nhóm TK 22 - Đầu tư tài chính dài hạn chỉ sử dụng ở đơn vị cấp trên như Tổng công ty để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các doanh nghiệp thành viên trực thuộc do đơn vị cấp trên đầu tư.

Như vậy, trong nhóm TK này doanh nghiệp sẽ mở chi tiết các TK đầu tư tài chính dài hạn như đầu tư vào công ty con, đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên, đầu tư vào công ty liên kết, vốn góp liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác.

(3) Nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác:

Nhóm TK này phản ánh giá trị các tài sản dài hạn khác ngoài những tài sản dài hạn đã có trong nhóm TK 21 và nhóm TK 22 như: Đầu tư XDCB; sửa chữa lớn, mua sắm TSCĐ; chi phí trả trước dài hạn; cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Nội dung phản ánh của nhóm TK này về cơ bản là theo quy định hiện hành và có các bổ sung, sửa đổi như sau:

- Kế toán phụ trội trái phiếu khi đầu tư:


Bổ sung nội dung phản ánh vào nhóm TK 28 - Đầu tư dài hạn khác, chi tiết TK chi phí trả trước dài hạn số phụ trội trái phiếu phát sinh đối với doanh nghiệp đầu tư mua trái phiếu dài hạn như đã nêu ở nhóm TK 22 - Đầu tư tài chính dài hạn.

- Kế toán chi phí trả trước dài hạn:

Luận án kiến nghị không phản ánh chi phí trả trước dài hạn trong nhóm TK này các nội dung: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động; chi phí nghiên cứu; chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình; chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh. Cơ sở của kiến nghị này là các khoản chi phí này phải ghi nhận ngay toàn bộ vào chi phí tại thời điểm phát sinh để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ nhằm thực hiện nguyên tắc thận trọng do các chi phí này không chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai, nghĩa là không thỏa mãn định nghĩa tài sản theo quy định của CMKT Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung và để phù hợp với CMKT quốc tế về TSCĐ vô hình. Việc ghi nhận ngay vào chi phí SXKD khi phát sinh các chi phí sẽ phản ánh chính xác chi phí và kết quả kinh doanh. Đồng thời tránh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư niêm yết ở nước ngoài phải lập các loại BCTC khác nhau khi sử dụng ở Việt Nam và khi gửi về công ty mẹ cho mục đích hợp nhất BCTC hoặc khi gửi BCTC ở nước mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư do có sự khác biệt này.

- Phân định rõ ràng tính chất chi phí trả trước:

Để phản ánh đúng tài sản ngắn hạn và dài hạn khi lập BCĐKT, tại thời điểm khi lập BCĐKT, căn cứ vào tính chất ngắn hạn hoặc dài hạn của từng nội dung chi phí trả trước dài hạn phản ánh trong nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác để phản ánh vào các chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” (mã số 151) (đối với các khoản chi phí trả trước phải phân bổ vào chi phí trong kỳ kế toán tiếp theo thỏa mãn định nghĩa là tài sản) và chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” (mã số 261) trên BCĐKT.

Để tiện cho việc theo dõi các chỉ tiêu trong nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác, doanh nghiệp có thể mở chi tiết các TK như theo quy định hiện hành hoặc theo từng loại tài sản dài hạn khác phát sinh phổ biến ở doanh nghiệp.


(4) Nhóm TK 29 - Dự phòng giảm giá tài sản dài hạn:

Nhóm TK này sẽ bao gồm dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn như theo quy định hiện hành.

4.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 3 “Nợ phải trả”

Kế thừa các quy định hiện hành và phù hợp với tính chất của từng loại nợ phải trả, TK loại 3 cần chia thành các nhóm TK bao gồm: (i) Nhóm TK Vay ngắn hạn, (ii) Nhóm TK Nợ ngắn hạn, (iii) Nhóm TK Vay và nợ dài hạn, (iv) Nhóm TK Nợ phải trả khác, (v) Nhóm TK Dự phòng nợ phải trả.

(1) Nhóm TK 31 - Vay ngắn hạn:

Về nội dung phản ánh trên nhóm TK 31 - Vay ngắn hạn như theo quy định hiện hành. Trong nhóm TK này doanh nghiệp mở các TK chi tiết theo đối tượng cho vay hoặc theo thời hạn cho vay hoặc theo mục đích vay. Các doanh nghiệp có thể linh hoạt đặt tên gọi và mã hiệu các khoản vay ngắn hạn tùy theo yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin.

(2) Nhóm TK 32 - Nợ ngắn hạn:

Nhóm TK này phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, bao gồm: Nợ phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, các khoản phải trả nội bộ, nợ dài hạn đến hạn trả, ... Các doanh nghiệp đặc thù như công ty kinh doanh chứng khoán, nhóm TK này còn phản ánh chi tiết theo từng khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán, phải trả tổ chức phát hành chứng khoán, thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán; đối với doanh nghiệp bảo hiểm, nhóm TK này phản ánh về các khoản nợ phải trả cho các đối tượng, cho từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái và nhượng tái bảo hiểm và các khoản phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu.

Nhóm TK này cần sửa đổi theo hướng sau:

- Kế toán phải trả nội bộ:

Như kiến nghị về kế toán phải thu nội bộ đã đề cập ở trên (mục 4.2.2), TK phải trả nội bộ chỉ sử dụng để phản ánh các khoản phải trả nội bộ giữa đơn vị cấp


trên và đơn vị cấp dưới trong một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, trong đó đơn vị cấp dưới phải là đơn vị có tổ chức công tác kế toán. Các khoản phải trả trong nội bộ nội bộ công ty, tổng công ty bao gồm: các khoản tiền, vật tư đơn vị cấp trên cấp cho đơn vị cấp dưới, các khoản đi vay, các giao dịch mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, các khoản thu hộ, các khoản cấp trên phải cấp cho cấp dưới hoặc cấp dưới phải nộp cấp trên. Doanh nghiệp sẽ tự mở các TK chi tiết để phản ánh theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán nội bộ, theo từng nội dung phải trả nội bộ.

Các khoản thanh toán nội bộ giữa các doanh nghiệp thành viên sẽ được phản ánh vào các TK có liên quan tương tự như việc sử dụng các TK để phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ giữa các công ty con trong nội bộ tập đoàn bao gồm:

+ Quan hệ đi vay: Khi doanh nghiệp đi vay, khoản gốc tiền vay trên nhóm các TK 31 - Vay ngắn hạn hoặc nhóm các TK 33 - Vay và nợ dài hạn (chi tiết vay dài hạn, tùy theo thời hạn đi vay). Các khoản lãi phải trả doanh nghiệp đi vay ghi Có nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác (chi tiết phải trả khác).

+ Quan hệ mua, bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ và quan hệ thanh toán trong quan hệ mua, bán hàng giữa các doanh nghiệp thành viên phản ánh: Bên mua phương pháp số nợ phải trả vào nhóm TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK phải trả người bán) giống như quan hệ mua, bán của các doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân bên ngoài.

- Kế toán thuế bảo vệ môi trường:

Theo Luật thuế bảo vệ môi trường (năm 2010), thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế.

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh thuế bảo vệ môi trường phải nộp NSNN của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ nhóm TK 15 - Hàng tồn kho (chi tiết TK nguyên vật liệu, hàng hóa) (theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí