phải thường xuyên ban hành các thông tư sửa đổi, bổ sung và người làm kế toán lại phải chờ, phải "chạy" theo CĐKT. Có thể minh chứng qua một số ví dụ sau:
- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội: Số chiết khấu trái phiếu được hạch toán trên TK 3432, còn số phụ trội trái phiếu được hạch toán trên TK 3433 như hiện nay là chưa phù hợp với CMKT Việt Nam số 16 “Chi phí đi vay”23. Bởi vì, bản chất của chiết khấu trái phiếu là khoản lãi trả trước cho người mua trái phiếu được xác định theo số chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu với lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu, do vậy khoản lãi trả trước này cần được ghi nhận trên các TK phản ánh chi phí trả trước. Ngược lại, số phụ trội phát sinh khi phát hành trái phiếu được hạch toán trên TK chi phí phải trả. Việc quy định mệnh giá, chiết khấu và phụ trội phát sinh khi phát hành trái phiếu phản ánh trên cùng một TK 343 như hiện nay làm cho doanh nghiệp không phản ánh đúng nợ phải trả của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đồng thời không phản ánh đúng các chỉ tiêu có liên quan như chi phí trả trước (đối với chiết khấu trái phiếu) hoặc chi phí phải trả (đối với phụ trội trái phiếu). Hơn nữa, thực tế hiện nay có rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty phát hành cả trong và ngoài nước, còn các doanh nghiệp mua trái phiếu rất nhiều, vì đây là khoản đầu tư an toàn, ít rủi ro hơn đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phiếu. Vì vậy, cần thiết phải có TKKT riêng phản ánh theo từng loại trái phiếu đầu tư, có chiết khấu hoặc phụ trội trái phiếu.
- Kế toán thanh toán nội bộ: Kế toán sử dụng các TK 136, 336 để phản ánh các khoản thanh toán nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị đơn vị cấp dưới, và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Trong đó, cấp trên là tổng công ty, công ty là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh độc lập không phải là cơ quan quản lý; các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc Tổng công ty, công ty nhưng phải là đơn vị có tổ chức công tác kế toán riêng. Tuy nhiên, theo tác giả quy định này có các hạn chế như sau: (i) Quy định này không phản ánh rõ quan hệ thanh toán nội bộ giữa các doanh nghiệp thành viên trực thuộc, có tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp trong nội bộ tổng công ty; (ii) Còn có sự
phân biệt trong sử dụng tài khoản và phương pháp kế toán về các khoản thanh toán nội bộ và giao dịch mua, bán giữa các doanh nghiệp thành viên trực thuộc và giữa các doanh nghiệp thành viên với tổng công ty, công ty mẹ (có cả các công ty con và các đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán độc lập) và các khoản thanh toán nội bộ và giao dịch mua, bán giữa các công ty con trong nội bộ tập đoàn và giữa công ty mẹ với công ty con. Quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu, phải trả và giao dịch mua, bán giữa các đơn vị này đều là quan hệ độc lập giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ (khác với quan hệ thanh toán nội bộ giữa các đơn vị trong trong nội bộ doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập như quan hệ giữa công ty và các chi nhánh, xí nghiệp) nhưng lại có sự phân biệt trong cả quy định về TKKT và trình bày BCTC; (iii) Chưa quy định tài khoản và phương pháp kế toán các khoản phải thu, phải trả giữa các doanh nghiệp thành viên trực thuộc hạch toán độc lập với các công ty con trong nội bộ tập đoàn; (iv) Không phản ánh đúng cơ cấu tài sản và nợ phải trả do tất cả các khoản phải thu, phải trả nội bộ đều ghi trên TK 136, 336 và tổng hợp chung để trình bày vào hai chỉ tiêu phải thu, phải trả nội bộ trên BCĐKT, cả các khoản đi vay và cho vay, ...(trừ khoản vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc).
Đối với vốn đi vay ở các đơn vị trực thuộc đang phản ánh ở TK 1361 thực chất là khoản vốn đầu tư vào doanh nghiệp thành viên trực thuộc mà không thuần túy là khoản phải thu nên việc phản ánh vào TK 1361 là chưa phù hợp.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Các TK phản ánh cùng một nội dung kinh tế và không phản ánh đúng bản chất của loại, nhóm TK như các TK 154, TK 631 được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất, dịch vụ và tính giá thành sản phẩm (theo 2 phương pháp KKTX và KKĐK) là khó hiểu. Bởi lẽ TK 154 là TK hàng tồn kho chứ không phải là TK thuộc loại chi phí.
- Việc ban hành và hướng dẫn chậm trễ, thiếu chính xác: Thực tế cho thấy phuơng pháp kế toán trên một số nội dung chưa thật chính xác (phương pháp kế toán mua, bán hàng trả chậm, trả góp) và nhiều chính sách, chế độ ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi nhưng hướng dẫn kế toán thường có một độ trễ nhất định,
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Áp Dụng Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất-Kinh Doanh Ở Việt Nam
- Danh Mục 9 Loại Tkkt Ban Hành Theo Quyết Định Số 212 Tc/cđkt Ngày 15/12/1989
- Phân Loại Dn Đã Khảo Sát Theo Tiêu Chí Sở Hữu Và Thành Phần Kinh Tế
- Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Về Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Hiện Hành Áp Dụng Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh Ở Việt Nam
- Giải Pháp Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Hiện Hành Áp Dụng Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất – Kinh Doanh Ở Việt Nam
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
thậm chí kéo dài hàng năm (trái phiếu chuyển đổi, thuế bảo vệ môi trường, kế toán trích nộp bảo hiểm thất nghiệp, ...). Nhiều nội dung chưa có hướng dẫn kế toán toán như kế toán cho thuê và đi thuê nhãn hiệu; kế toán liên quan dừng ghi nhận TSCĐ hữu hình; kế toán ghi nhận doanh thu bán bất động sản đối với các công trình, hạng mục công trình khi doanh nghiệp vừa là chủ đầu tư vừa là đơn vị thi công.
Bên cạnh đó, có những nghiệp vụ kinh tế đã, đang và sẽ phát sinh doanh nghiệp phải tự hạch toán do chưa có hướng dẫn về TKKT và nội dung, phương pháp kế toán và chưa có cả hướng dẫn của CĐKT tài chính, hoặc do có sự mâu thuẫn giữa các CMKT, CĐKT doanh nghiệp và chế độ tài chính dẫn đến việc thực hiện không thống nhất giữa các doanh nghiệp, hoặc do sự thay đổi thường xuyên các quy định hạch toán. Từ đó, tạo ra sự khác biệt trong các thông tin được lập và trình bày trên BCTC. Có thể kể ra như việc vận dụng Thông tư số 201/2009/TT - BTC (ban hành ngày 15/10/2009 về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp)33, có doanh nghiệp phản ánh vào Nợ TK 242 nhưng có doanh nghiệp lại phản ánh vào Nợ TK 413, có doanh nghiệp thực hiện theo CMKT số 10 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái23 phản ánh vào TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính. Đối với các hoạt động về repo cổ phiếu, khi đưa tiền cho doanh nghiệp khác sử dụng và giữ cổ phiếu là tài sản đảm bảo, có doanh nghiệp hạch toán là khoản cho vay, có doanh nghiệp hạch toán là khoản phải trả coi như mua cổ phiếu; đối với doanh nghiệp đưa cổ phiếu để cầm cố hoặc thế chấp để nhận tiền, có doanh nghiệp hạch toán là khoản tiền vay, có doanh nghiệp hạch toán là khoản tiền phải thu do bán cổ phiếu. Thậm chí, các quy định về trái phiếu chuyển đổi theo Nghị định số 90/2011/NĐ - CP ngày 14/11/201138 mặc dù đã có cơ sở pháp lý nhưng đến nay chưa có quy định nào của Bộ Tài chính về hướng dẫn TKKT sử dụng và phương pháp kế toán.
- Nhiều nội dung phi thực tế: Một số TKKT hầu như không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho phù hợp với thực tế hiện nay, như là các TK 113 - Tiền đang chuyển, TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả. Các tài khoản này nhiều doanh nghiệp không sử dụng do khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào số dư trên các TK phản ánh
vay, nợ dài hạn chi tiết đến hạn trả để trình bày trên BCĐKT phần chỉ tiêu “nợ ngắn hạn”.
- V.v…
3.2.5. Về khả năng vận dụng
Hệ thống TKKT giải thích rõ nội dung ghi chép của từng TK, quy định những quan hệ đối ứng tài khoản chủ yếu và hướng dẫn cách vận dụng hệ thống TKKT trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm giúp cho việc sử dụng TKKT trong nền kinh tế được thống nhất, phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế thống nhất, tập trung của Nhà nước.
Việc sắp xếp, bố trí TKKT trong hệ thống TKKT dựa trên cơ sở phân loại TKKT theo nội dung kinh tế của đối tượng kế toán phản ánh trong TK, kết hợp với quá trình tuần hoàn của vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nội dung phản ánh của một số TK khá phức tạp, cách thức giải thích khó hiểu khiến cho việc vận dụng trong thực tiễn công tác kế toán cũng như việc giảng dạy, nghiên cứu gặp không ít khó khăn.
Qua khảo sát, nhiều nội dung quy định trong hệ thống TKKT, phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện với lý do là khó hiểu, quá phức tạp nên không hiểu hoặc hiểu nhưng không làm và cũng chưa có sự kiểm tra để xử lý vi phạm nếu không triển khai thực hiện. Chẳng hạn như các nội dung kế toán liên quan chi phí thuế TNDN hoãn lại; điều chỉnh hồi tố khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện các sai sót trọng yếu trong các năm trước; kế toán sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ; kế toán các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tập đoàn hoặc tổng công ty để loại trừ khi hợp nhất hoặc tổng hợp BCTC, …
Ngoài ra, một số quy định trong hệ thống TKKT không được thực hiện đúng và nhiều kế toán doanh nghiệp chưa hiểu rõ các quy định về nội dung phản ánh của TKKT với nội dung trình bày trên BCTC. Có thể kể ra một số ví dụ như kế toán tại đơn vị cấp trên (như tổng công ty) khi cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (công ty) không sử dụng TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc, mà ghi Nợ TK 4111/ Có TK 111, 112, 155, 156, …; công nợ và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trong nội bộ tập đoàn giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau không sử dụng TK 511 và TK 131, TK 331 theo quy định mà sử dụng các TK 512, TK 136, TK 336; một số nội dung phản ánh ở các TK đầu tư tài chính ngắn hạn như tiền gửi có kỳ hạn hoặc mua trái phiếu có kỳ hạn dưới 3 tháng thỏa mãn định nghĩa “Tương đương tiền”, nhưng không được trình bày vào chỉ tiêu “Tương đương tiền” trên BCTC; hoạt động mua bán hàng trả chậm, trả góp với thời hạn thanh toán các khoản phải thu, phải trả trên 12 tháng tính đến thời điểm lập BCTC năm. Các khoản này được phản ánh trên các chỉ tiêu “Phải thu khách hàng”, chỉ tiêu “Phải trả người bán” nhưng không chi tiết các khoản phải thu, phải trả theo hai loại ngắn hạn và dài hạn.
3.2.6. Về độ linh hoạt của hệ thống tài khoản
Tuỳ thuộc vào quy mô, vào điều kiện kinh doanh cụ thể, vào loại hình hoạt động, loại hình sở hữu vốn của mình mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những TKKT thích hợp để vận dụng vào công tác kế toán. Những TKKT được lựa chọn để vận dụng đó tạo thành hệ thống TKKT của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không được tự ý sử dụng những TKKT khác ngoài hệ thống TKKT đã được quy định nếu không có sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp không được thay đổi nội dung, kết cấu của những TKKT đã được quy định trong hệ thống TKKT, trừ khi được sự chấp thuận của cơ quan ban hành là Bộ Tài chính. Việc chấp hành nghiêm chỉnh hệ thống TKKT là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tính thống nhất của hệ thống chỉ tiêu hạch toán và báo cáo đã được quy định thống nhất.
Có thể nói, những qui định này hết sức cứng nhắc, không những hạn chế tính chủ động của các doanh nghiệp mà còn cho thấy sự can thiệp một cách thô bạo vào vào doanh nghiệp của các nhà quản lý. Vì thế, các doanh nghiệp chỉ có việc tuân thủ một cách thụ động, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế nhưng chế độ chưa ban hành, kế toán không thể tự tiện ghi chép, phản ánh và do vậy, thông tin lại thiếu chính xác và khách quan.
Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp về việc thường xuyên ban hành/thay đổi/bổ sung hệ thống TKKT nói riêng và CĐKT nói chung từ phía Nhà nước cho
thấy, có tới 89% doanh nghiệp gặp khó khăn, 11% không gặp khó khăn. Khá nhiều ý kiến chi tiết cho rằng: Do Nhà nước chưa hướng dẫn kịp thời nên các doanh nghiệp phải tự vận dụng trong việc sử dụng các TKKT để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh; có nhiều nội dung quy định trong hệ thống TKKT, phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện với lý do là khó hiểu, quá phức tạp nên không hiểu hoặc hiểu nhưng không làm. Chẳng hạn như: kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại; kế toán điều chỉnh hồi tố khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện các sai sót trọng yếu trong các năm trước; kế toán sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ; kế toán các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tập đoàn hoặc tổng công ty để loại trừ khi hợp nhất hoặc tổng hợp BCTC, …
Việc Nhà nước quy định cứng các loại và nhóm TK để áp dụng thống nhất trong cả nước là cần thiết nhưng nếu quy định cả tên TK, mã hiệu TK, các TK cấp 1, cấp 2 trong từng loại, nhóm tài khoản như hiện nay là không hiệu quả khi áp dụng vào thực tế doanh nghiệp.
Thực tế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (thuộc các tập đoàn đa quốc gia) được khảo sát đều thực hiện theo phần mềm kế toán của công ty mẹ. Do vậy, ở các doanh nghiệp này thường có 2 hệ thống TKKT theo yêu cầu của công ty mẹ và theo CĐKT doanh nghiệp Việt Nam do có sự khác biệt trong hệ thống TKKT theo yêu cầu của tập đoàn và của Việt Nam.
Việc bắt buộc phải thực hiện các TK cấp 1, cấp 2, cấp 3 và phương pháp kế toán không tạo ra sự chủ động, linh hoạt và tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tự nghiên cứu, xây dựng và vận hành hệ thống TKKT (bao gồm tất cả các TK và phương pháp kế toán) trên cơ sở các loại TK, nhóm TK được Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù kinh doanh và đáp ứng yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ các CMKT, CĐKT và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
Hơn nữa, việc quy định để áp dụng TKKT và phương pháp kế toán sẽ không còn phù hợp khi thực tế các chính sách, chế độ về kinh tế, tài chính, thuế luôn được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc hoạt động kinh doanh đa dạng trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ngày càng có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số quy định của Nhà nước không được triển khai trên thực tế. Ví dụ: việc quy định các doanh nghiệp muốn mở các TK cấp 2, cấp 3 (khác với quy định của Nhà nước) thì phải được chấp thuận của Bộ Tài chính trên thực tế nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định này. Theo các doanh nghiệp, việc xin chấp thuận của Bộ Tài chính sẽ làm tăng thủ tục hành chính không cần thiết và bất hợp lý bởi vì hầu hết các doanh nghiệp đều cần thiết phải mở các TK cấp 2, cấp 3 cho phù hợp với hoạt động SXKD tại đơn vị.
Với các hạn chế nêu trên đã chỉ ra rằng hệ thống TKKT hiện hành chưa thực sự linh hoạt, thiếu tính “mở”, không mang tính "động" và tính ứng dụng không cao. Với các nhược điểm này, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống TKKT để đảm bảo tính khả thi và tạo ra khung pháp lý thống nhất trong quá trình đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện theo hướng được vận dụng linh hoạt, dễ dàng thích ứng cho phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động SXKD, đặc điểm loại hình sở hữu vốn và phân cấp quản lý tài chính, dễ dàng cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục cho việc lập BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm đối với việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống TKKT của mình.
Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp SXKD thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có những đặc điểm riêng về hệ thống quản lý, về yêu cầu cung cấp thông tin trên thương trường. Vì vậy, cách thức quản lý và trình độ quản các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp cũng có sự khác biệt đáng kể. Mặc dù các CĐKT doanh nghiệp, cụ thể là hệ thống TKKT, do Bộ Tài chính ban hành đã có sự phân biệt theo lĩnh vực hoạt động SXKD, theo quy mô vốn của doanh nghiệp nhưng khi khi vận dụng thì thấy cồng kềnh và kém hiệu quả. Nguyên nhân là do Nhà nước đã ban hành và quy định hệ thống TKKT quá cứng nhắc trong việc vận dụng, điều này đã gây khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp khi vận dụng.
Thứ hai, sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan hữu quan cũng như Hội nghề nghiệp chưa được thường xuyên và kịp thời.
Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có hệ thống TKKT đang trong quá trình hoàn thiện. Nhiều vấn đề mới của thực tiễn kinh doanh phát sinh đòi hỏi cần phải được bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và cung cấp thông tin. Song, việc hướng dẫn cụ thể các văn bản pháp lý về kế toán của các cơ quan Nhà nước tuy đã có nhưng chưa kịp thời và cụ thể.
Thứ ba, các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam mới có sự phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây, nhận thức của các doanh nghiệp về kế toán và tổ chức vận dụng hệ thống TKKT trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý còn hạn chế. Hơn nữa, hầu hết tại các doanh nghiệp thiếu một hệ thống kiểm soát nội bộ nên thực hiện phương pháp kế toán trên hệ thống TKKT không có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Điều này dẫn đến có nhiều thông tin được cung cấp trên BCTC là chưa đúng theo quy định của các CMKT có liên quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những năm 70, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống TKKT đã được ban hành và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với Luật Kế toán Việt Nam và hệ thống CMKT Việt Nam.
Từ việc khảo sát (khảo sát qua phiếu và khảo sát trực tiếp) và phân tích thực trạng vận dụng hệ thống TKKT trong các doanh nghiệp SXKD trên 2 giác độ là quy định của Nhà nước và thực tế vận dụng tại các doanh nghiệp, để từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về tính khả thi việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật về kế toán của Nhà nước và đánh giá hiệu quả thực tế triển khai các chính sách đó tại doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận ở chương 2 và thực trạng của chương 3, luận án đưa ra một số những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng hệ thống TKKT thống nhất áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.