- Thuế suất thuế GTGT 10%
- Lô hàng nhập tại kho Tân Thành (số 32 đường Trường Chinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Người giao hàng cũng là người nhận tiền: Trần Anh ( Công ty Thiên Ân) Yêu cầu: Anh (chị) hãy lập chứng từ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Bài 2
Công ty TNHH thương mại Nhật Minh có thông tin như sau:
48 Lý Thường Kiệt, Ba Đình, Hà Nội | Giám đốc | Đỗ Nhật Minh | |
Mã số thuế: | 0100016543 | Kế toán trưởng | Nguyễn Lan |
Tài khoản | 4801-0000-321778 | Thủ quỹ | Trần Hùng |
Điện thoại: | 04.6249845 | Thủ kho | Trịnh Nguyệt |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Chung Về Chứng Từ Kế Toán
- Tổ Chức Bảo Quản Và Lưu Trữ Chứng Từ Kế Toán
- Tổ Chức Luân Chuyển Chứng Từ Kế Toán Bán Hàng
- Căn Cứ Vào Nội Dung Bên Trong Của Sổ, Có Thể Chía Sổ Kế Toán Thành Các Nhóm Sau Đây:
- Phương Pháp Ghi Số Âm (Còn Gọi Phương Pháp Ghi Đỏ)
- Đặc Trưng Cơ Bản Của Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
- Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/200N như sau:
1. Phiếu chi kèm theo hóa đơn cung cấp dịch vụ số 04567 ngày 03/09: Công ty chi tiền mặt thanh toán tiền điện cho công ty điện lực Hà Nội
- Địa chỉ: 01 Nguyễn Hùng Sơn, Hoàng Mai, Hà Nội
- Sử dụng tại bộ phận văn phòng
- Số tiền chưa có thuế là 10.000.000 đồng
- Thuế GTGT 1.000.000 đồng
- Người nhận tiền: Trần Văn Thắng
2. Hóa đơn GTGT số 80807 theo phiếu xuất kho số 01, ngày 05/09: Công ty xuất bán một lô quần tây cho Công ty Hải Phong:
50 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội | Tài khoản | 4201-0000-178908 | |
Mã số thuế: | 0100266185 | Điện thoại | 04.3773558 |
- Số lượng: 120 cái
- Giá vốn: 100.000 đồng/cái
- Giá bán chưa thuế 140.000 đồng/cái
- Thuế suất thuế GTGT 10%
- Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt (phiếu thu 01)
- Lô hàng xuất tại kho Tân Thành (số 32 đường Trường Chinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
- Người nhận hàng cũng là người nộp tiền: Đỗ Hải Anh (Công ty Hải Phong)
3. Hóa đơn GTGT 98087 kèm theo phiếu nhập kho số 01 ngày 21/09: Công ty mua một lô ly thủy tinh của Công ty Hoàng Nam
- Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ, Quang Trung, Hà Nội
- Số lượng: 200 cái
- Đơn giá mua chưa thuế 57.000 đồng/cái
- Thuế suất thuế GTGT 10%
- Thanh toán bằng tiền mặt (phiếu chi 02)
- Lô hàng nhập tại kho Tân Thành (số 32 đường Trường Chinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Người giao hàng cũng là người nhận tiền: Trần Lê Anh ( Công ty Hoàng Nam)
Yêu cầu: Anh (chị) hãy lập chứng từ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 3
Doanh nghiệp tư nhân Anh Minh, có các loại chứng từ sau:
1. Hóa đơn GTGT
2. Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn
3. Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính
4. Bảng chấm công làm thêm giờ
5. Bảng chấm công
6. Giấy đề nghị tạm ứng
7. Phiếu chi
8. Phiếu thu
9. Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
10. Giấy thanh toán tiền tạm ứng
11. Bảng kiểm kê quỹ (VND)
12. Phiếu xuất kho
13. Bảng kê chi tiền
14. Biên bản giao nhận TSCĐ
15. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Yêu cầu: Hãy phân loại theo chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.
Bài 4
Doanh nghiệp tư nhân Thái Bảo, có các loại chứng từ sau:
1. Hóa đơn GTGT
2. Lệnh xuất kho
3. Phiếu thu
4. Giấy báo Có
5. Lệnh kiêm phiếu chi
6. Biên lai thu tiền
7. Phiếu chi
8. Lệnh chi tiền
9. Giấy báo Nợ
10. Lệnh kiêm phiếu xuất kho
Yêu cầu: Hãy phân loại chứng từ theo nội dung
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3.1. Khái quát chung về tài khoản kế toán
3.1.1. Khái niệm tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là một phương pháp của kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
Đặc trưng của tài khoản:
- Về hình thức: là sổ kế toán tổng hợp được dùng để ghi chép số tiền về số hiện có cũng như sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể.
- Về nội dung: phản ánh thường xuyên và liên tục sự biến động của từng đối tượng kế toán.
- Về chức năng: giám đốc thường xuyên, kịp thời tình hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn.
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng tài khoản kế toán
Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì hệ thống tài khoản kế toán phải được xây dựng có căn cứ khoa học dựa trên các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1:
Bảo đảm phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn trên các phương diện số lượng, phân bố để trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Nguyên tắc này phải căn cứ vào những chỉ tiêu quản lý tổng hợp trên các báo biểu kế toán của doanh nghiệp, để tiến hành lựa chọn, sử dụng những tài khoản tổng hợp trong hệ thống tài khoản thống nhất của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý doanh nghiệp, tiện lợi cho công việc hạch toán hàng ngày cũng như quyết toán định kỳ sao cho với số lượng tài khoản ít nhất có thể cung cấp nhiều thông tin nhất thiết thực nhất cho công tác quản lý kinh doanh.
Nguyên tắc 2:
Việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải gắn vơi cơ chế quản lý.
Do cơ chế quản lý được vận dụng bằng các hình thức với mức độ thích hợp cho các thành phần kinh tế khác nhau, nên số lượng tài khoản sử dụng và nhất là nội dụng ghi chép của các tài khoản có những khác biệt nhất định giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên đối với tất cả các doanh nghiệp việc ghi chép vào tài khoản đều phải đảm bảo nguyên tắc ghi kép.
Nguyên tắc 3:
Đảm bảo phản ánh được tính liên hoàn của các quá trình kinh doanh chủ yếu cũng như từng hoạt động cụ thể trong mỗi quá trình kinh doanh thì các nghiệp vụ ghi chép trên tài khoản được thực hiện theo trình tự sau :
+ Mở tài khoản: Các tài khoản được mô tả trên cơ sở của việc chuyển số liệu từ bảng cân đối kế toán vào các tài khoản có liên quan.
+ Ghi chép trong năm: Số liệu các chứng từ được ghi chép vào các bên của tài khoản đối ứng trên cơ sở của các định khoản, nhờ sự phản ánh chính xác biến động tăng giảm của tài sản và nguồn vốn kinh doanh cho phép theo dòi một cách liên tục và có hệ thống sự vận động của chúng.
+ Kết thúc tài khoản: Cuối niên độ, kết toán cần phải kết thúc tài khoản hay còn gọi là khoá sổ kế toán, đó là công việc tính tổng phát sinh, số dư cuối kỳ của từng tài khoản.
Việc khoá sổ theo trình tự:
- Các tài khoản doanh thu.
- Các tài khoản chi phí.
- Tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Các tài khoản tài sản
- Các tài khoản nguồn vốn.
Nguyên tắc 4 :
Xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết (tài khoản phân tích) cho từng doanh nghiệp. Như vậy hệ thống tài khoản chi tiết chính là sự cụ thể hoá thông tin trên các tài khoản tổng hợp phù hợp với nhu cầu thông tin cần thiết thu thập ở mỗi đơn vị kinh tế. Sự thống nhất giữa hệ thống tài khoản tổng hợp và hệ thống tài khoản chi tiết là cơ sở cho việc kiểm tra đối chiếu lẫn nhau.
3.1.3. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành
Việc quy định số hiệu của từng tài khoản thường được tiến hành theo 3 phương pháp: Số thập phân, số thứ tự, hàng loạt.
+ Dùng phương pháp số thập phân: Dùng phương pháp số thập phân để đặt số hiệu cho tài khoản tức là mỗi cấp bậc phân chia trong hệ thống tài khoản – loại tài khoản tổng hợp và loại tài khoản chi tiết đều dùng một con số để gọi bắt đầu từ số “0” và kết thúc ở số “9”, mỗi con số đó phản ánh một số cấp bậc phân chia nhất định trong hệ thống tài khoản. Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là số hiệu đặt ra ngắn gọn, rò ràng và dễ ghi nhớ. Nhưng có nhược là việc đặt số hiệu tài khoản bị giới hạn bởi 10 yếu tố trong mỗi cấp bậc nếu trong hệ thống trên có 10 loại tài khoản, trong mỗi loại lại có trên 10 tài khoản… thì việc đánh số này sẽ không được hết.
+ Dùng phương pháp số thứ tự: Các tài khoản sau khi sắp xếp vào các loại khác nhau, sẽ được ghi số liệu theo một trình tự liên tục. Do đó những tài khoản mới được bổ sung phải được xếp vào cuối bảng tài khoản và nhận số hiệu cuối cùng không kể tài khoản đó thuộc loại nào. Chính vì vậy việc phân loại tài khoản mất dần ý nghĩa.
+ Dùng phương pháp hàng loạt: Dùng phương pháp hàng loạt để đặt số hiệu cho tài khoản tức là mỗi tài khoản tổng hợp thường được quy định bằng 2 hoặc 3 con số, còn các tài khoản phân tích của mỗi tài khoản tổng hợp được quy định theo thứ tự từ 1 đến 9. Giữa các loại tài khoản trong hệ thống tài khoản dành riêng một số số hiệu không quy định liên tục để đề phòng khi cần thiết mở thêm những tài khoản mới; đặt số hiệu cho những tài khoản này.
Hệ thống tài khoản thống nhất cần có phần giải thích rò nội dung ghi chép của từng tài khoản, quy định những quan hệ đối ứng tài khoản chủ yếu và hướng dẫn cách vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm giúp cho việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán trong nền kinh tế được thống nhất phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế thống nhất, tập trung của Nhà nước. Tuy nhiên hệ thống tài khoản kế toán cũng phải thường xuyên được đổi mới và bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế và yêu cầu quản lý của Nhà nước.
3.2. Nội dung của tổ chức tài khoản kế toán doanh nghiệp
3.2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức tài khoản kế toán
3.2.1.1. Ý nghĩa của tổ chức tài khoản kế toán
Tài khoản là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình và sự vận động của từng loại tài sản, nguồn vốn kinh doanh, các quá trình kinh doanh.
Khi phản ánh sự vận động của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp bằng các tài khoản, chúng ta thu được một cách thường xuyên các thông tin về sự diễn biến của chúng thông qua các giai đoạn tuần hoàn và tính chất các mối quan hệ đang phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với bên ngoài. Sự ảnh hưởng các thông tin thông qua phương pháp tài khoản thực chất là sự xác định mô hình thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý nhất định. Do vậy tổ chức hệ thống tài khoản thực chất là xây dựng một mô hình thông tin nhằm cung cấp thông tin tổng quát về quá trình tái sản xuất diễn ra ở mỗi đơn vị kinh tế (tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh). Những nhu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế cũng đòi hỏi một mô hình thông tin nhất định, mô hình thông tin này được xác định trên một hệ thống tài khoản chi tiết, mà người tổ chức kế toán phải có trách nhiệm xây dựng.
3.2.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức tài khoản kế toán
- Hệ thống tài khoản phải cung cấp những thông tin khách quan về quá trình tái sản xuất với những nội dung cần thiết dành cho quản lý Nhà nước, cấp trên cũng như quản lý doanh nghiệp và nội bộ doanh nghiệp.
- Cung cấp những thông tin để thực hiện và tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý gián tiếp của Nhà nước như hệ thống các khoản nộp; chính sách giá cả; chính sách thuế; chính sách tài chính, tín dụng.
- Cung cấp những thông tin để kiểm tra nội bộ doanh nghiệp; kiểm tra phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2. Tổ chức tài khoản kế toán trong doanh nghiệp
3.2.2.1. Tổ chức lựa chọn, áp dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán của từng tài khoản kế toán. Cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng:
- Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành;
- Dựa vào loại hình sở hữu của doanh nghiệp (Doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Doanh nghiệp có quy mô lớn, hay vừa và nhỏ);
- Dựa vào quy mô hoạt động; chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp;
- Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản sử dụng tiến hành chắt lọc, lựa chọn các tài khoản kế toán phù hợp, cần thiết để xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán cho doanh nghiệp mình.
3.2.2.2. Tổ chức cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp được cụ thể hoá, bổ sung thêm tài khoản cấp 3, 4,… nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của tài khoản cấp trên tương ứng.
Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 đối với các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp chưa có để phản ánh nội dung kinh tế riêng có phát sinh của doanh nghiệp và chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản.
Việc cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo phản ánh, hệ thống hoá đầy đủ, cụ thể mọi nội dung đối tượng hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính – phát sinh trong doanh nghiệp, phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý cấp trên, phù hợp với đặc điểm tính chất sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thoả mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.
Mục đích của việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán là người tổ chức công tác kế toán cần phải xây dựng cho được một hệ thống tài khoản kế toán cụ thể sử dụng cho doanh nghiệp mình theo sự gắn kết giữa công tác kế toán tài chính và công tác kế toán quản trị của doanh nghiệp.
3.2.2.3. Tổ chức xây dựng quy trình hạch toán
Sau khi thiết lập được hệ thống tài khoản kế toán sử dụng cho đơn vị mình, trên cơ sở đó người tổ chức công tác kế toán tiến hành xây dựng các quy trình hạch toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quy trình hạch toán được xây dựng dựa trên các cơ sở sau: (1) Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp đã được kế toán xây dựng; (2) Dựa vào hướng dẫn của BTC về hạch toán các nghiệp vụ trong từng tài khoản; (3) Dựa vào các cơ chế tài chính quy định hiện hành; (4) Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh; (5) Dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;....
Ví dụ:
(1) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho nói chung, trong đó có nhập, xuất kho nguyên vật liệu nói riêng thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào? ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết nào? sổ chi tiết mở cho từng loại vật liệu ra sao? Tổ chức đối chiếu số liệu kế toán giữa Phòng kế toán với Thẻ kho ở các Thủ kho của kho hàng ra sao?;......
(2) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt tại quỹ thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào,? ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết nào vừa phản ánh các loại tiền VNĐ, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý đá quý vừa phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính trong đó có bảng Lưu chuyển tiền tệ? Mối quan hệ đối chiếu số liệu giữa bộ phận kế toán tiền mặt với bộ phận thủ quỹ như thế nào?;.....
(3) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ chi phí bị cơ quan thuế xuất toán, truy thu thuế....thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào,? Các nghiệp vụ điều chỉnh, hạch toán bổ sung thực hiện trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính ra sao?.....
(4) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Phát hành hóa đơn tài chính như thế nào? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ ra sao? ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết nào? Tổ chức đối chiếu số liệu kế toán giữa Phòng kế toán với Thẻ kho ở các Thủ kho của kho hàng ra sao?;......
(5) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ tăng TSCĐ thì phải thiết kế: Thủ tục, giấy tờ giao nhận TSCĐ? Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ ra sao? Phản ánh nghiệp vụ lên sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, thẻ TSCĐ như thế nào?;......
(6) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì phải thiết kế: Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ được thành lập như thế nào? Thành phần tham gia là ai? Thủ tục, giấy tờ giao nhận TSCĐ? Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ ra sao? Phản ánh nghiệp vụ lên sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, thẻ TSCĐ như thế nào?;......