Hoàn Thiện Chỉ Tiêu Phân Tích Tình Hình Vốn Tín Dụng



+ Tiền gửi, trong đó có của cá nhân, tổ chức kinh tế, kho bạc Nhà Nước và TCTD khác

+ Tiền vay, trong đó có vay của NHNN và vay của các TCTD khác

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Nếu căn cứ vào thị trường huy động vốn, nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm: nguồn vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế (M1); nguồn vốn huy động từ TCTD khác, từ NHNN (M2).

Do đó, các NHTMCP nên phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động theo bảng sau:

Bảng 4.3. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động



Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực tế

Chênh lệch


Số tiền

Tỷ

trong (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

lệ (%)

Tỷ

trọng (%)

A. Tổng huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế (M1)








I. Chi tiết theo nhóm kỳ hạn








II. Chi tiết theo nhóm khách hàng








III. Chi tiết theo ngành nghề của khách hàng








IV. Chi tiết theo loại tiền, vàng, ngoại tệ








B. Tổng huy động từ các TCTD khác và NHNN (M2)








I. Chi tiết theo TCTD








II. Chi tiết theo kỳ hạn








III. Chi tiết theo loại tiền, vàng








C. Hệ số Nguồn huy động Ml/ Tổng nợ phải trả








D. Hệ số Nguồn huy động M2/ Tổng nợ phải trả








E. Hệ số Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 20



4.2.2.2. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng

Từ thực trạng cho thấy, các NHTMCP đã sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng. Tuy nhiên, nội dung các chỉ tiêu sử dụng không thống nhất. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp so sánh giữa năm báo cáo với năm liền trước và với năm kế hoạch, nên so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, với các ngân hàng điển hình trong ngành để thấy được tình hình vốn tín dụng của mình một cách toàn diện.

Các NHTMCP cần thống nhất sử dụng chỉ tiêu “Tổng dư nợ tín dụng” bao gồm cho vay khách hàng (cho vay M1) và tiền gửi, cho vay các TCTD khác (cho vay M2). Từ đó phân tích quy mô và cơ cấu tổng dư nợ tín dụng theo bảng sau:

Bảng 4.4. Phân tích Tổng dư nợ tín dụng



Chỉ tiêu

Cuối

năm


Đầu năm


Chênh lệch


1


Số tiền

Tỷ trong

(%)


Số tiền

Tỷ trong

(%)


Tuyệt đối

Tỷ lệ

(%)

Tỷ trong

(%)

A. Cho vay khách hàng (M1)








I. Chi tiết theo nhóm kỳ hạn








II. Chi tiết theo nhóm khách hàng








III. Chi tiết theo ngành nghề của khách hàng








IV. Chi tiết theo loại tiền, vàng, ngoại tệ








B. Cho vay TCTD khác








I. Chi tiết theo TCTD








II. Chi tiết theo kỳ hạn








III. Chi tiết theo loại tiền, vàng








I. Chi tiết TCTD








II. Chỉ tiết theo kỳ hạn








III. Chi tiết theo loai tiền, vàng huy








C. Hệ số cho vay Ml/ Tổng tài sản


X


X


X

X

D. Hệ số cho vay M2/ Tổng tài sản


X


X


X

X

(X): không tính giá trị tại ô này



Từ chỉ tiêu “Hệ số dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động”, NCS đề xuất 2 chỉ tiêu sau:

+ Hệ số dư nợ M1 trên nguồn vốn huy động M1 = Dư nợ M1 / Nguồn vốn M1 (4.1)

+ Hệ số dư nợ M2 trên nguồn vốn huy động M2 = Dư nợ M2/ Nguồn vốn M2 (4.2)

Căn vào bảng phân loại nguồn vốn huy động và vốn tín dụng ở 2 bảng trên để tính 2 chỉ tiêu (4.1) và (4.2). Hai chỉ tiêu này phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng trên từng thị trường, qua đó đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán nguồn vốn huy động trên 2 thị trường M1 và M2.

4.2.2.3. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích vốn đầu tư tài chính

Hoạt động đầu tư cũng mang lại nguồn thu cho ngân hàng bên cạnh hoạt động tín dụng. Hoạt động này mang lại lợi nhuận nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, các NHTMCP cũng cần phải quan tâm tới nội dung này.

Qua phần thực trạng cho thấy mỗi NHTMCP cần sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu phân tích tình hình vốn đầu tư. Trong đó, chỉ tiêu "Tổng vốn đầu tư” có nhiều NHTMCP áp dụng nhất, nhưng không thống nhất về nội dung chỉ tiêu. Các NHTMCP cần thống nhất tính toán và công bố chỉ tiêu "Tổng vốn đầu tư” bao gồm các số liệu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán như sau: Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn đầu tư dài hạn và các công cụ tài chính phái sinh, các tài sản tài chính khác (đầu tư tài chính khác).

Bảng 4.5. Phân tích quy mô và cơ cấu vốn đầu tư



Chỉ tiêu

Cuối kỳ

Đầu kỳ

Chênh lệch

Số tiều

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

trong (%)


Số tiền

Tỷ

lệ

(%)

Tỷ

trọng (%)

A. Chứng khoán kinh doanh








I. Chứng khoán nợ








II. Chứng khoán vốn








B. Chứng khoán đầu tư








I. Chứng khoán đầu tư sẵn sảng bán








1. Chứng khoán nợ








2. Chứng khoán vốn








II. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn








1. Chứng khoán nợ








2. Chứng khoán vốn








3. Góp vốn, đầu tư dải hạn








4. Đầu tư tài chính khác








Nguồn: Thuyết minh BCTC của các NHTMCP



Ngoài ra, chứng khoán còn phân loại chi tiết theo chủ thể phát hành: chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế. Còn góp vốn đầu tư dài hạn phân loại chi tiết theo đơn vị nhận vốn góp.

Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của NHTM có tính chất tương tự khoản cho vay. Chính NHNN đã ban hành TT28/2011/TT-NHNN ngày 01/09/2011 và đến 15/8/2016 thay thế bằng thông tư TT22/2016/TT-NHNN quy định về việc TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp. Khoản 2 điều 3 thông tư này quy định: "Tổ chức tín dụng, chì nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu”. Do đó, đế đánh giá chất lượng vốn đầu tư, NCS đề xuất: căn cứ hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu của cơ quan quản lý Nhà nước, định kì NHTMCP niêm yết phân tích chỉ tiêu:

Tỉ lệ đầu tư xấu về trái phiếu:



Tỉ lệ đầu tư xấu về trái phiếu =

Giá trị đầu tư xấu về trái phiếu

Tổng vốn đầu tư trái phiếu x 100


Bổ sung chỉ tiêu phản ánh “Tài sản sinh lợi” của các NHTMCP, cụ thể:


+ Quy mô và cơ cấu tài sản sinh lợi


+ Tài sản sinh lợi/Nguồn vốn huy động


Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh quy mô tổng tài sản sinh lợi cũng như từng loại tài sản sinh lợi giữa các thời điểm với nhau, giữa ngân hàng phân tích với trung bình ngành, xác định chênh lệch tuyệt đổi, tương đối để thấy được sự thay đối quy mô, cơ cấu tài sản sinh lời. So sánh “Tỉ lệ tài sản sinh lợi so với tài sản”, “Tỉ lệ tài sản sinh lợi so với vốn huy động” giữa các thời điểm, giữa ngân hàng phán tích với giá trị trưng bình ngành để đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng ở khía cạnh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động.



Bảng 4.6. Phân tích tài sản sinh lợi



Chỉ tiêu

Cuối năm

Đầu năm

Chênh lệch


Số tiền

Tỉ

trọng


Số tiền

Tỉ

trọng

Tuyệt

đổi


Tỉ lệ

Tỉ

trọng

1. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác








2. Cho vay khách hàng








3. Chứng khoán kinh doanh








4. Chứng khoán đầu tư








5. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản khác








6. Góp vốn, đầu tư dài hạn








7. Tỉ lệ tài sản sinh lợi / Vốn huy động








8. Tỉ lệ tài sản sinh lợi /Tài sản








4.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi

Từ thực trạng được phân tích tại chương 3 của tuận án, các NHTMCP đã thực hiện nội dung phân tích này với các chỉ tiêu ROA, ROE, NIM, EPS.

Thêm vào đó, theo kết quả hồi quy ở chương 3 cho thấy năng lực tài chính của các NHTMCP được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như ROA, ROE, NIM. Những chỉ tiêu tài bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cụ thể sau:

1. Mô hình nghiên cứu ROA bị tác động bởi 7 nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ cho vay và chỉ số chi phí hoạt động.

Vì vậy để ROA đạt mức lớn hơn 1% thì các NHTMCP cần tiến hành bổ sung và tính toán các chỉ số sau (Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ 1 đến 7, chỉ số nào càng quan trọng thì các NHTMCP cần ưu tiên cho việc nghiên cứu và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác nhất):



Bảng 4.7. Phân tích các nhân tố tác động ROA


Chỉ số

Công thức tính

Mức độ tác động

Qui mô vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

4

Hệ số đảm bảo tiền gửi

Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi

2

Hệ số thanh khoản ngắn hạn

tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn

1

Hệ số đòn bẩy tài chính

Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

7

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Vốn tự có hợp nhất/ Tổng tài sản rủi ro

3

Tỉ lệ cho vay

Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi

5

Chỉ số chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản

6


2. Mô hình nghiên cứu ROE bị chi phối bởi 6 nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu và tỉ lệ cho vay.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ 1 đến 6, chỉ số nào càng quan trọng thì các NHTMCP cần ưu tiên cho việc nghiên cứu và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác nhất. Điều đó thể hiện trong bảng

4.8 như sau:

Bảng 4.8. Phân tích các nhân tố tác động ROE


Chỉ số

Công thức tính

Mức độ tác động

Qui mô vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

3

Hệ số đảm bảo tiền gửi

Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi

2

Hệ số thanh khoản ngắn hạn

Tài sản thanh khoản/Tổng nợ ngắn hạn

1

Hệ số đòn bẩy tài chính

Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

6

Tỉ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

4

Tỉ lệ cho vay

Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi

5


3. Mô hình nghiên cứu NIM bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu, tỉ lệ cho vay, tỉ lệ thanh khoản tài sản, chỉ số chi phí hoạt động có ảnh hưởng đến NIM của NHTMCP.



Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ 1 đến 8, chỉ số nào càng quan trọng thì các NHTMCP cần ưu tiên cho việc nghiên cứu và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác nhất. Các nhân tố tác động đến NIM được thể hiện trong bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Phân tích các nhân tố tác động NIM


Chỉ số

Công thức tính

Mức độ

tác động

Qui mô vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

5

Hệ số đảm bảo tiền gửi

Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi

2

Hệ số thanh khoản ngắn hạn

Tài sản thanh khoản/Tổng nợ ngắn hạn

3

Hệ số đòn bẩy tài chính

Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

8

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

5

Tỷ lệ cho vay

Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi

7

Tỷ lệ thanh khoản tài sản

Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

8

Chỉ số chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản

6


Thêm vào đó, các ngân hàng cần bổ sung thêm chỉ tiêu:

Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên – NNIM (công thức (2.21).

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả các hoạt động khác ngoài cho vay ở ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu “Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên – NNIM” còn liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu ROA. Điều này thể hiện quan công thức:

ROA = NIM + NNIM

Nếu tính toán theo công thức trên, sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng, các nhà phân tích thấy được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được, từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Và để thấy được tác động của chi phí dự phòng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, NCS đề xuất chỉ tiêu:

Tỉ suất sinh lợi của tài sản trước dự phòng rủi ro tín dụng (ROAbp)



ROAbp =

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước dự phòng tín dụng Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân 100 đồng tài sản sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng. So sánh ROAbp và ROA đế thấy được tác động của chi phí dự phòng đối với khả năng sinh lợi của tài sản.

4.2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích mức độ an toàn trong sử dụng vốn

4.2.4.1. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn

Qua thực trạng phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam, không có ngân hàng nào sử dụng chỉ tiêu VTC, VTC /Tổng tài sản và VTC/TG. Do đó, các NHTMCP cần bổ sung các chỉ tiêu:

+ Tỉ lệ VTC/ Tổng tài sản

+ Tỉ lệ VTC/ TG

Ngoài ra, tình hình đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng có thể được thể hiện qua mối quan hệ về mặt thời gian giữa tài sản và nguồn vốn. Nên NCS đề xuất chỉ tiêu: Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên =

Nguồn vốn thường xuyên Tài sản dài hạn

Trong đó: - Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nguồn vốn huy động dài hạn

- Tài sản dài hạn là các khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán có thời hạn

trên 1 năm và các khoản đầu tư góp vốn dài hạn, tài sản cố định.

Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết, nguồn vốn dài hạn tài trợ được bao nhiêu phần tài sản dài hạn. Nó phản ánh mối quan hệ cân đối về thời gian giữa tài sản và nguồn vốn tài trợ. Hệ số này càng lớn thỉ mức độ an toàn vốn càng cao.

4.2.4.2. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng

Từ phần thực trạng cho thấy, các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích rủi ro tín dụng là: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Còn các chỉ tiêu Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ”, “Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất”, “Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng”, “Nợ có khả năng mất vốn so với vốn tự

Ngày đăng: 28/03/2024