Mô hình uớc lượng
LNNIM = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNCSCPHD + C(5)*LNTLTKTS + C(6)*LNCAR + C(7)*LNL + C(8)*LNHSDBTG + C(9)*LNHSTKNG + C(10)*LNTLDNCV + C(11)*LNTLCV + [CX=R]
Thay số vào ta có:
LNNIM = -3.98806 + 0.267481*LNVCSH -0.286897*LNTLNX - 0.221030*LNCSCPHD + 0.889318*LNTLTKTS + 0.060660*LNCAR
0.123406*LNL + 0.817760*LNHSDBTG + 0.770909*LNHSTKNG +
0.228410*LNTLDNCV + 0.140311*LNTLCV + [CX=R]
Ngoài ra, kết quả phân tích hồi qui còn cho thấy sự khác nhau của các tác động ngẫu nhiên được thể hiện như sau:
Giá trị trung bình của hệ số chặn (Trung bình chung của tất cả các ngân hàng) là - 5.052651 đơn vị, thì dưới đây là các sai lệch ngẫu nhiên của các hệ số chặn tương ứng với từng ngân hàng so với giá trị trung bình ở trên hay chính là sai số thành phần của các ngân hàng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng ngân hàng). (Bảng 3.44)
Bảng 3.47. Kết quả ảnh hưởng chéo ngẫu nhiên đến NIM
NGAN_HANG | Ảnh hưởng | |
1 | Ðầu tư và phát triển Việt Nam | -0.031804 |
2 | Á Châu | 0.063947 |
3 | An Bình | -0.224561 |
4 | Bắc Á | -0.089245 |
5 | Bản Việt | -0.110511 |
6 | Bảo Việt | -0.079883 |
7 | Buu Ðiện Liên Việt | 0.139080 |
8 | Công Thương Việt Nam | 0.113101 |
9 | Ðại chúng | -0.483591 |
10 | Ðông Á | 0.084888 |
11 | Ðông Nam Á | -0.386141 |
12 | Hàng Hải | -0.136847 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần/ Tổng Tài Sản Có Sinh Lợi (Nim).
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Dưới Dạng Logarit Hóa
- Bảng Kết Quả Các Ảnh Hưởng Chéo Ngẫu Nhiên Của Roe
- Định Hướng Phát Triển Ngành Ngân Hàng Việt Nam Và Quan Điểm Hoàn Thiện Hệ Thống Chỉ Tiêu Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
- Hoàn Thiện Chỉ Tiêu Phân Tích Tình Hình Vốn Tín Dụng
- Hoàn Thiện Chỉ Tiêu Phân Tích Rủi Ro Lãi Suất
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
NGAN_HANG | Ảnh hưởng | |
13 | Ki Thuong Việt Nam | 0.176250 |
14 | Kiên Long | 0.293980 |
15 | Nam Á | 0.127410 |
16 | Ngoại Thuong Việt Nam | -0.172269 |
17 | Phát triển nhà TPHCM | -0.102096 |
18 | Phuong Ðông | 0.287737 |
19 | Quân đội | 0.234902 |
20 | Quốc dân | 0.173487 |
21 | Quốc tế | 0.186025 |
22 | Sài Gòn | -0.461207 |
23 | Sài Gòn- Công Thuong | 0.366730 |
24 | Sài Gòn- Hà Nội | -0.004277 |
25 | Sài Gòn Thuong Tín | -0.047492 |
26 | Tiền Phong | 0.007959 |
27 | Việt Á | 0.105494 |
28 | Việt Nam Thịnh Vượng | 0.507873 |
29 | Việt Nam Thương Tín | -0.535248 |
30 | Xăng dầu Petrolimex | 0.045168 |
31 | Xuất nhập khẩu | -0.048855 |
Từ bảng trên ta có thể thấy, giá trị logarit của NIM của ngân hàng Sài Gòn – Công Thương khác biệt (cao hơn) so với tổng thể chung của các ngân hàng là là 0.366 đơn vị, trong khi đó giá trị logarit của NIM của ngân hàng Xuất nhập khẩu khác biệt (thấp hơn) so với tổng thể chung của các ngân hàng là 0.048 đơn vị. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có giá trị logarit của NIM khác biệt cao nhất so với tổng thể chung của các ngân hàng (cao hơn 0.5078 đơn vị), trong khi đó ngân hang Đại Chúng giá trị này thấp hơn so với trung bình chung của các ngân hàng là 0.48 đơn vị). Ngân hàng nào có giá trị khác biệt càng cao thì hoạt động càng hiệu quả.
Tác động của các biến độc lập đến NIM được giải thích ở bảng sau:
Bảng 3.48. Bảng kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến NIM
Hệ số ảnh hưởng | Giá trị xác suất của thống kê | Biến độc lập có ảnh hưởng đến NIM hay không/ Chiều tác động | Mức độ tác động | Ý nghĩa của hệ số hồi quy | |
LNVCSH | 0.267481 | 0.0309 | Có/Cùng chiều | 5 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu VCSH tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM tăng lên 0.267481% |
LNTLNX | -0.286897 | 0.0305 | Có/ngược chiều | 4 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu TLNX tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM giảm đi 0.286897% |
LNCSCPHD | -0.221030 | 0.0014 | Có/ngược chiều | 6 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu CSCPHD tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM giảm đi 0.221030% |
LNTLTKTS | 0.889318 | 0.0000 | Có/Cùng chiều | 1 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu TLTKTS tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM tăng lên 0.889318% |
LNCAR | 0.060660 | 0.7729 | Không | ||
LNL | 0.123406 | 0.0415 | Có/Cùng chiều | 8 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu L tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM tăng lên 0.123406% |
LNHSDBTG | 0.817760 | 0.0018 | Có/Cùng chiều | 2 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu HSDBTG tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM tăng lên 0.817760% |
LNHSTKNG | 0.770909 | 0.0026 | Có/Cùng chiều | 3 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu HSTKNG tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM tăng lên 0.770909% |
LNTLDNCV | 0.228410 | 0.6023 | Không | ||
LNTLCV | 0.140311 | 0.0552 | Có/Cùng chiều | 7 | Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu TLCV tăng lên 1% thì giá trị trung bình của NIM tăng lên 0.140311% |
Để kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy trên tác giả sử dụng kiểm định Ho: Mô hình hồi quy là phù hợp và H1: Mô hình hồi quy không phù hợp.
Kết quả ước lượng cho thấy giá trị xác suất của thống kê F (Prob(F-statistics)) = 0.00000<0.05 nên ở mức ý nghĩa 5% mô hình hồi quy là phù hợp. Như vậy, 77.57% sự thay đổi của giá trị NIM có thể được giải thích bởi các biến độc lập tác giả lựa chọn đưa vào mô hình.
3.3.2.3. Thảo luận kết quả hồi qui
* Về nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm năng lực tài chính của NHTMCP Việt Nam
Kết quả hồi quy cho thấy:
(1) Mô hình nghiên cứu ROA bị chi phối bởi 8 nhân tố, theo kết quả ước lượng chuẩn hóa mô hình lý thuyết chính thức, thì 8 yếu tố này đã giải thích được 74.81% biến thiên của ROA. Trong đó, các nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ cho vay, chỉ số chi phí hoạt động có ảnh hưởng đến ROA của NHTMCP, còn nhân tố tỷ lệ nợ xấu không ảnh hưởng đến ROA.
(2) Mô hình nghiên cứu ROE bị chi phối bởi 8 nhân tố, theo kết quả ước lượng chuẩn hóa mô hình lý thuyết chính thức, tuy nhiên 8 yếu tố này chỉ giải thích được 64.94% biến thiên của ROE. Trong đó, các nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu, tỉ lệ cho vay, có ảnh hưởng đến ROE của NHTMCP, còn nhân tố hệ số an toàn vốn tối thiểu và chỉ số chi phí hoạt động không ảnh hưởng đến ROE.
(3) Mô hình nghiên cứu NIM bị chi phối bởi 10 nhân tố, theo kết quả ước lượng chuẩn hóa mô hình lý thuyết chính thức, 10 nhân tố này giải thích được 77.57% biến thiên của ROE. Trong đó, các nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu, tỉ lệ cho vay, tỷ lệ thanh khoản tài sản và chỉ số chi phí hoạt động có ảnh hưởng đến NIM của NHTMCP, còn nhân tố hệ số an toàn vốn tối thiểu và tỉ lệ dư nợ cho vay không ảnh hưởng đến NIM.
* Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu tài chính
Qua kết quả hồi quy vai trò của các nhân tố trong việc góp phần nâng cao
NLTC được phân định thứ bậc rõ rệt. Vì thế, giải pháp xây dựng để nâng cao NLTC
cho các NHTM phải dựa vào kết quả kiểm định của các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số ROA, ROE và NIM của các NHTMCP Việt Nam nhưng cần điều chỉnh qua thời gian khi tỷ lệ của các nhân tố trên có sự thay đổi theo thời gian, không gian.
(1) Mức độ ảnh hưởng cúa các nhân tố đến ROA (Bảng 3.42)
Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) cho thấy tỷ lệ vị thế (tầm quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến ROA của các NHTMCP Việt Nam là rất khác nhau. Kết quả được sắp xếp theo thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất, cụ thể như sau:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các nhân tố HSTKNG, HSDBTG tác động mạnh nhất đến ROA, sau đó là CAR, VCSH tác động đến ROA ở mức trung bình và cuối cùng nhóm các nhân tố TLCV, CSCPHD, L tác động đến ROA ở mức thấp nhất và khá tương đương nhau.
(2) Mức độ ảnh hưởng cúa các nhân tố đến ROE (Bảng 3.45)
Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) cho thấy tỷ lệ vị thế (tầm quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến ROE của các NHTMCP Việt Nam là rất khác nhau. Kết quả được sắp xếp theo thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất, cụ thể như sau:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhân tố HSTKNG tác động mạnh nhất đến ROE, kế đến là nhân tố HSDBTG. Các nhân tố VCSH và TLNX tác động đến ROE ở mức trung bình tương ứng 0.949276% và 0.636572%. Cuối cùng, nhóm các nhân tố TLCV, L tác động đến ROE ở mức thấp nhất.
(3) Mức độ ảnh hưởng cúa các nhân tố đến NIM (Bảng 3.48)
Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) cho thấy tỷ lệ vị thế (tầm quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTMCP Việt Nam là rất khác nhau. Kết quả được sắp xếp theo thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất, cụ thể như sau:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhóm các nhân tố TLTKTS, HSDBTG và HSTKNG tác động rất mạnh đến NIM. Các nhân tố còn lại như TLNX, VCSH, CSCPHD, TLCV, L tác động đến NIM ở mức thấp.
3.3.2.4. Tác động của các nhân tố ngoại sinh
Việc nghiên cứu tác động của các nhân tố ngoại sinh là cần thiết để có thể nâng cao NLTC của ngân hàng, thông qua việc nghiên cứu chúng ta có thể thấy được đâu là
nhân tố tác động tích cực, đâu là nhân tố tác động tiêu cực đến NLTC của ngân hàng. Từ đó, có thể giúp tác giả đề xuất những giải pháp về phía ngân hàng thương mại cổ phần và về phía các nhà hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao NLTC các NHTMCP Việt Nam.
Nguồn số liệu của các biến kinh tế vĩ mô như GDP, CPI được tác giả thu thập trên website của Tổng cục thống kê trong 6 năm từ năm 2013 đến năm 2018. Dưới đây là đồ thị mô tả sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam, cụ thể là 3 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng là ROA, ROE và NIM.
8
7
6
5
4
3
2
1
0
2013
2014
2015
2016
2017
2018
ROA NHTMCP lớn
ROA NHTMCP vừa
ROA NHTMCP nhỏ
CPI
GDP
Biểu đồ 3.5. Tác động của GDP, CPI đến ROA
Nguồn: Tổng cục thống kê và tác giả tự tổng hợp
Như có thể thấy từ hình trên, xu hướng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam đã cho thấy một xu hướng đi xuống. ROA lại có xu hướng giảm dần đều, mức cao nhất đạt được vào năm 2013, sau đó cũng giảm mạnh trong năm 2016- 2018. Trong các nhóm NHTMCP, nhóm NHTMCP lớn có mức sinh lợi so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là cao nhất và khá ổn định. Với quy mô lớn hơn nên những NHTMCP lớn có lợi thế về huy động vốn cũng như cho vay và các hoạt động kinh doanh khác. Mặt khác, với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tài sản thấp hơn nên mức sinh lợi trên tài sản của nhóm ngân hàng này luôn cao hơn rất nhiều so với nhóm các NHTMCP vừa và nhỏ.
So sánh với tương quan của GDP và CPI, có thể thấy các biến này có mối quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu ROA, cụ thể là vào năm 2013, khi ROA của các NHTMCP đạt ở mức cao nhất thì GDP và CPI lại ở mức thấp nhất. Còn vào năm 2018, khi GDP và CPI đạt tỉ lệ cao nhất thì ROA lại ở mức thấp nhất. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng, các nhân tố GDP và CPI có tác động ngược chiều đến ROA. Điều đó có nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm quốc nội và tỉ lệ lạm phát càng cao thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản càng thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với Việt Nam vì khi tỉ lệ lạm phát tăng thì người dân sẽ có xu hướng bỏ tiền nhiều hơn vào việc mua sắm hàng hoá mà không chú trọng vào việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Điều này sẽ làm cho ROA các NHTMCP giảm xuống. Kiểm định này cũng hoàn toàn đúng với nghiên cứu của tác giả Ongore V.O và Kusa G.B (2013).
Tiếp theo, tác giả luận án xin trình bày sự tác động của các nhân tố GDP và CPI
đến ROE như biểu đồ 3.6 dưới đây:
25
20
15
10
5
0
2013 2014
ROE NHTMCP lớn
2015
ROE NHTMCP vừa
2016
2017
ROE NHTMCP nhỏ
CPI
2018
GDP
Biểu đồ 3.6. Tác động của GDP, CPI đến ROE
Nguồn: Tổng cục thống kê và tác giả tự tổng hợp
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rằng: Nếu xét mức trung bình về tỷ lệ sinh lợi ROE của 3 nhóm NHTMCP trong giai đoạn 2013-2017 thì năm 2014 có tỷ lệ cao nhất, sau đó có xu hướng giảm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2016 – 2018. Sở dĩ mức ROE cao nhất trong năm 2014 nhưng năm 2014 tỷ lệ ROA lại giảm so với 2013 là vì tốc độ tăng của tổng tài sản trong năm này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. GDP và CPI có xu hướng tác động cùng chiều với ROE.
8
7
6
5
4
3
2
1
0
1
2
3
4
5
6
NIM NHTMCP lớn
NIM NHTMCP vừa
NIM NHTMCP nhỏ
CPI
GDP
Biểu đồ 3.7. Tác động của GDP, CPI đến NIM
Nguồn: Tổng cục thống kê và tác giả tự tổng hợp
Nếu đánh giá khả năng sinh lợi của các NHTMCP qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thì tỷ lệ này của các NHTMCP biến động theo chiều hướng của lãi suất vay. Điều này cho thấy, nhóm các NHTMCP lớn có sự khắt khe hơn khi lựa chọn khách hàng vay, trong khi các NHTMCP nhỏ thường hướng tới những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay khách hàng cá nhân mà có sự chấp nhận rủi ro cao. Trong khi GDP có xu hướng càng ngày càng tăng qua các năm thì CPI lại có xu hướng tăng giảm thất thường và chỉ số này thấp nhất vào năm 2015. Các nhân tố GDP và CPI có xu hướng biến động cùng chiều với NIM. Điều này hoàn toàn đúng với Việt Nam, khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi xuất của ngân hàng cũng biến động tăng lên. Do đó, cũng tác động làm tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng lên theo biến động của lãi suất vay.
3.3.3. Đánh giá chung về năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
3.3.3.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích, các kết quả trong giai đoạn 2013- 2018 của các NHTMCP trong nghiên cứu được chỉ ra như sau:
- Quy mô, tốc độ tăng trưởng bình quân về huy động vốn, cho vay cũng như tài sản tăng mạnh thể hiện sự gia tăng năng lực tài chính của các NHTMCP.