Ảnh Hưởng Tới Chính Sách Xúc Tiến Hỗ Trợ Kinh Doanh

tồn tại trên thị trường này”[42]. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì đòi hỏi giá cả hàng hoá và dịch vụ được cung cấp phải là giá cạnh tranh, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng.

1.3. Ảnh hưởng đến chính sách phân phối

Khách hàng của mỗi quốc gia thường có thói quen mua sắm thông qua hệ thống phân phối đặc trưng của nước mình. Do vậy sự khác biệt về hệ thống phân phối ở mỗi quốc gia buộc các công ty nhất thiết phải xem xét một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến việc đưa hàng hoá của mình đến những người tiêu dùng cuối cùng. Như đã phân tích, thị trường Nhật Bản có hệ thống phân phối hàng hoá với nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ. Nếu tính về số lượng các cửa hàng bán lẻ, Nhật có 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ so với 1,5 triệu cửa hàng ở Mỹ trong khi Mỹ có số dân lớn gấp 2,1 lần và diện tích lớn gấp 25 lần Nhật Bản. Người tiêu dùng Nhật ưa thích mua sắm thường xuyên tại các cửa hàng bán lẻ vì tiện lợi và dịch vụ tốt. [43] Bởi vậy sự hiện diện trực tiếp là cách tốt nhất để có thể thâm nhập được vào thị trường Nhật. Đó cũng là cách làm của Công ty cổ phẩn Trung Nguyên với hai quán nhượng quyền được khai trương tại Thành phố Tokyo - Nhật Bản vào năm 2001 và 2002 nhằm giới thiệu hương vị cà phê thương hiệu Việt Nam với khách hàng trong khu vực này.[44] Việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác để đại diện cho doanh nghiệp là chiến lược

Marketing mang tính khả thi cao hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Mặc dù vậy, doanh nghiệp Việt nam cũng không thể đạt được thành công nếu không kiên trì và khéo léo khi làm việc với hệ thống phân phối có lẽ là phức tạp nhất thế giới này. Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông trong đó các nhà sản xuất, nhà cung ứng và nhà phân phối hàng hoá hợp tác chặt chẽ với nhau thành từng nhóm gọi là KEIRETSU. Hệ thống phân phối hàng hóa khép kín qua nhiều tầng nấc này làm cho giá hàng hoá tăng rất cao so với giá nhập khẩu khi tới tay người tiêu dùng. Giá bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%.[45]


42 http://www.lantabrand.com/cat1news2971.html

43 http://www.vietrade.gov.vn/market.asp?lang=vn

44 http://www.trungnguyen.com.vn/vietnam/home.asp?c=franchise&c2=gallery&c3=shops_int

45 Thông tin xúc tiến thương mại, Hồ sơ thị trường: Nhật Bản, http://www.vietrade.gov.vn/market.asp?lang=vn

1.4. Ảnh hưởng tới chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế có thể ảnh hưởng tới chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Đối với thị trường Nhật, rào cản ngôn ngữ cũng là một vấn đề cần phải đối mặt vì ngôn ngữ sử dụng phổ thông trên thị trường này là tiếng Nhật có cách viết hoàn toàn khác so với hệ chữ Latinh. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý tới vấn đề này.

Với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật là các mặt hàng nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt may, giày dép,… các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đã có những nỗ lực áp dụng một số cách thức trong chiến lược xúc tiến kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường mục tiêu. Gần như không sử dụng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, mà chủ yếu hình ảnh hàng hoá “made in Việt Nam” tiếp cận thị trường này thông qua các gian hàng trưng bày tại các hội chợ triển lãm hay qua các hình ảnh trong catalog được gửi trực tiếp tới khách hàng. Tuy nhiên, tham gia các hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này - 9

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc quảng bá hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản. Ví dụ như thời trang Ngân An trong năm 2003 đã có chuyến lưu diễn tới Nhật nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng Nhật Bản những trang phục truyền thống của Việt Nam đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam qua ca múa nhạc và thời trang Việt Nam với các màn trình diễn thời trang Áo dài Hà Nội, Áo dài Huế, Áo cưới dân tộc, Trang phục dân tộc thiểu số và thời trang bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Chuyến lưu diễn này đã gây ấn tượng mạnh cho những người dân xứ sở mặt trời mọc này.[46]

Có thể thấy rằng xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng gia tăng mạnh tại thị trường Nhật Bản. Nắm bắt xu thế này, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu giới thiệu các sản phẩm thông qua website của mình. Ví dụ như trang web LEGAMEX http://www.legamex.com.vn/home.htmlcó giao diện đẹp và âm nhạc rất ấn tượng, chứa các thông tin về chương trình diễn thời trang, giới thiệu các sản phẩm mới: thời trang thông dụng, thời trang công sở, các bộ sưu tập với đầy đủ thông tin về giá cả, kích cỡ và có thể đặt hàng trực tuyến. Ngoài những thông tin về sản phẩm còn có mục giới thiệu về doanh nghiệp, kênh phân phối trong nước và nước ngoài và các bài tin về


46 www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=381

doanh nghiệp. Hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam hiện nay đều đã xây dựng cho mình một website nhằm thúc đầy việc bán hàng trực tuyến tăng doanh số, đồng thời tự quảng bá mình với các bạn hàng trong và ngoài nước, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.

Ngoài ra, trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc với bạn hàng và người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Ngay tại thị trường Nhật Bản, bằng cách giới thiệu một phong cách uống cà phê độc đáo với chất lượng tuyệt vời, hai cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên đã tạo được ấn tượng tốt đẹp cho người dân xứ sở hoa anh đào. Tại hai quán này, ngoài cà phê Trung Nguyên là thức uống chính, khách hàng còn có thể thưởng thức các món ăn dân tộc Việt Nam như phở, bánh… hoặc có thể tìm hiểu về văn hoá Việt Nam ngay tại quán. Hơn thế nữa, quán còn phục vụ bán hàng cho những khách có nhu cầu mua cà phê Trung Nguyên, các bật phẩm xinh xắn như phin, tách, ly Trung Nguyên mang về nhà.

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đây cho thấy hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản ảnh hưởng đến mọi yếu tố trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp Việt nam nắm bắt được hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản từ đó dung hoà sản phẩm của mình với những đặc điểm tiêu dùng này sẽ tôn thêm giá trị sản phẩm của mình. Còn những doanh nghiệp Việt Nam chưa có một cách nhìn đầy đủ về hành vi người tiêu dùng Nhật và đi ngược lại các giá trị tiêu dùng mà họ tìm kiếm thì sẽ phải chịu những thiệt hại không nhỏ.

2. Đánh giá sự phù hợp của hàng hoá Việt Nam và hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản [47]

2.1. Những mặt tích cực

2.1.1. Một số mặt hàng Việt Nam rất hợp khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản

Món ăn Việt Nam được người Nhật rất ưa chuộng. Du khách Nhật đến Việt Nam để thưởng thức món ăn và khi về nước, họ thường xuyên lui tới các nhà hàng Việt. Trong suy nghĩ của người Nhật, món ăn Việt Nam luôn sử dụng nhiều rau, rất có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Không cay như món ăn Thái, không nhiều dầu mỡ như món Trung Hoa, món ăn Việt Nam rất hợp khẩu vị người Nhật. Theo kết quả điều


47 Các số liệu thống kê trong phần này theo kết quả điều tra của người viết, xem thêm phụ lục 11

tra, đối với nhóm hàng nông sản và thủy sản, trên 50% số người Nhật đã tiêu dùng nhóm hàng này cho rằng hợp khẩu vị, cụ thể 59.3% hài lòng về chỉ tiêu khẩu vị của các sản phẩm nông sản của Việt Nam, 51.4% đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Đây là một con số đáng mừng đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này. Ngoài những thực phẩm tươi sống, người Nhật cũng rất thích các món ăn đã được chế biến sẵn hay đã qua sơ chế của Việt Nam như tôm lăn bột, mì ăn liền, phở, nem rán đóng gói,… và nhiều du khách Nhật sau khi trở về từ Việt Nam đã tìm tới những quán bán đồ Việt Nam để thưởng thức lại những món ăn này.

2.1.2. Hàng hóa Việt Nam có giá cả cạnh tranh trên thị trường Nhật

Do có lợi thế về nguồn lực nhân công dồi dào và giá nhân công ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới nên hàng hóa Việt Nam được đánh giá là khá cạnh tranh về giá. Theo kết quả điều tra, phần lớn người tiêu dùng Nhật Bản cảm thấy hài lòng với giá cả của hàng hóa Việt Nam. Cụ thể nếu xét với từng nhóm hàng thì có tới 75% người Nhật đã tiêu dùng hàng nông sản cảm thấy hài lòng và rất hài lòng; 53.8% cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với giá của nhóm hàng thủy sản; 56.2% cảm thấy hài lòng với giá hàng giày dép; 53.2% cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về giá khi mua hàng dệt may Việt Nam và con số này đối với nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ là 54.3%. Như vậy, ở tất cả các nhóm ngành hàng đều có trên 50% người tiêu dùng Nhật cảm thấy hài lòng với mức giá đã mua và chỉ có một bộ phận nhỏ cảm thấy không hài lòng (số người tiêu dùng Nhật cảm thấy không hài lòng với giá của các nhóm hàng nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may và đồ gỗ/thủ công mỹ nghệ lần lượt là 2.8%, 5.2%, 0%, 9.4%, 8.6%).

2.1.3. Chủng loại hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản dần được mở rộng

Việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường Nhật Bản giúp các doanh nghiệp Việt Nam dần nắm bắt được cách thức kinh doanh tại Nhật Bản, thị hiếu, hành vi tiêu dùng của người Nhật Bản, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng Nhật. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam đạt được đó là họ đang đưa ra nhiều hơn những sự lựa chọn cho người tiêu dùng Nhật, mở rộng dần danh mục các mặt hàng cung ứng. Đầu tiên phải kể đến mặt hàng dệt may với các sản phẩm quần áo công sở, quần áo ngày thường, quần áo thời trang, các loại khăn vải, chăn bông… với nhiều màu sắc, mẫu mã, thiết kế phù hợp với từng mùa… Bên cạnh hàng dệt may là

mặt hàng cà phê, không chỉ còn là việc xuất khẩu cà phê sơ chế mà hiện nay Việt Nam đã giới thiệu với người tiêu dùng Nhật các sản phẩm cà phê xay, cà phê hoà tan với sự pha chế và mùi vị khác nhau. Một ví dụ khác là mặt hàng đồ gỗ, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa thích các sản phẩm đồ gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam.

2.1.4. Chất lượng của một số mặt hàng được cải thiện rõ rệt

Chất lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã nâng lên đáng kể (do không nâng cao chất lượng hàng hoá Việt Nam rất khó thâm nhập được thị trường này), bước đầu tạo được sức cạnh tranh của hàng Việt nam, do các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ví dụ như các công ty dệt may có sự đầu tư lớn về công nghệ và dây chuyền sản xuất đã làm tăng chất lượng của hàng dệt may, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Hay một ví dụ khác về chất lượng hàng Việt Nam đã được cải thiện là trường hợp cà vạt lụa Vạn Phúc, trong hội thảo với chủ đề “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản” do Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu TCMN Việt Nam tổ chức, ông Ken Arakawa, cố vấn cao cấp của JETRO đã đưa ra ví dụ về chất lượng của hàng TCMN Việt Nam khi so sánh 2 chiếc cà vạt lụa một cái mua từ 7 năm trước tuy có màu rất đẹp nhưng quá mềm và không đứng khi thắt còn một cái mua gần đây rất trang nhã và khi thắt rất đứng áo, khiến một vị đại biểu trong một hội nghị quốc tế đã từng nhầm nó với hàng Ý [48]. Như vậy, rõ ràng hàng Việt Nam đã được cải thiện một cách rõ rệt. Một số liệu cụ thể cho thấy có sự tiến bộ của chất lượng hàng Việt Nam là theo số liệu điều tra được thì 22.9% người tiêu dùng Nhật cho rằng chất lượng hàng giày dép Việt Nam là tốt, 9.7% cho rằng rất tốt, còn 48.1% cho là bình thường; con số này đối với nhóm hàng dệt mày tương ứng là 19.4%, 15.6% và 36.9% còn đối với mặt hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ là 35.7%, 11.4% và 41.4%. Như vậy, khoảng 80% người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá chất lượng hàng hóa Việt Nam từ mức trung binh trở lên, trên 30% đánh giá hàng Việt Nam có chất lượng tốt, riêng đối với nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ con số này đạt được tới 47.1%.


48 Việt Tường (2008), Xuất khẩu vào Nhật và những lời khuyên của ngài Ken Arakawa, Tạp chí Ngoại Thương số 4+5 ngày 01-20/02/2008

2.1.5. Có sự sáng tạo mới về mẫu mã trong một số mặt hàng

Dần nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam đang có những cải tiến về mẫu mã, thiết kế của một số mặt hàng như đồ gỗ và dệt may. Sự sáng tạo liên tục các mẫu mã và thiết kế mới trong các mặt hàng này không những giúp cho các doanh nghiệp giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài mà còn tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới cho họ trên thị trường kinh doanh quốc tế. Theo kết quả điều tra, thì có hơn 70% người tiêu dùng Nhật sau khi dùng hàng dệt may của Việt Nam đánh giá thiết kế của hàng dệt may Việt Nam ở mức bình thường trở lên, trong đó có tới 35.9% cho biết họ hài lòng hoặc rất hài lòng với thiết kế của hàng dệt may Việt Nam. Đây là một con số khả quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Còn đối với nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, tuy rằng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang bị chững lại vì chưa có những bước đột phá về kiểu dáng, thiết kế nhưng hàng đồ gỗ của Việt Nam lại đang rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng, do đó khi nghiên cứu chung về nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, số người Nhật hài lòng và rất hài lòng với thiết kế của nhóm hàng này chiếm một tỷ lệ khá cao: 55.6% (trong đó 50% hài lòng và 5.6% rất hài lòng), bên cạnh đó 33.3% cảm thấy thiết kế nhóm hàng này bình thường và chỉ có 11.1% đánh giá thấp.

2.1.6. Bước đầu dựng được hình ảnh và uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị

trường Nhật Bản

Nhiều doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam đang dần khẳng định được uy tín của mình trên thị trường Nhật Bản. Một số doanh nghiệp dệt may như Legamex, Hotexco, Dệt may Phong Phú, Việt Tiến,… cũng đang tạo dựng được uy tín với bạn hàng trên thế giới. Ở Nhật Bản hiện nay đã xuất hiện những cửa hàng bán những mặt hàng của Việt Nam như cửa hàng Cyclo nằm giữa một trung tâm thời trang của Tokyo, nổi tiếng với khách hàng Nhật Bản và nhiều nước khác từ châu Âu, châu Mỹ nhờ món nem cuốn, món nộm ngó sen, phở gà và nhiều món ăn đặc trưng khác của Việt Nam. Rượu Lúa mới, Nếp mới, vang Đà Lạt, bia 333,… cũng được tìm thấy trong thực đơn. Hay ở một con phố nhỏ tại Tokyo, có Cà Phê Trang và bên cạnh là quán “Sài Gòn đẹp lắm” với chủ quán đều là người Nhật. Như vậy, không ít thì nhiều, các sản phẩm Việt

Nam cũng đã gây được ấn tượng đối với người tiêu dùng Nhật Bản, đặc biệt là những khách du lịch đã đến Việt Nam.

2.2. Những mặt hạn chế

2.2.1. Chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam chưa đồng đều và không ổn định

Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đã được nâng cao về chất lượng, nhưng trên thị trường quốc tế vẫn còn xuất hiện những mặt hàng không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, dẫn đến mất uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điển hình là những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm gần đây của một số mặt hàng thuỷ sản (tôm và mực) Việt Nam tại Nhật Bản dẫn đến việc Nhật Bản thắt chặt quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm do phát hiện thấy những chất không được phép của luật vệ sinh thực phẩm trong nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của nước ta. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc bơm trích tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản bùng lên vào đầu vụ tôm mỗi năm đang diễn ra ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… Do bơm trích tạp chất có thể nâng sản lượng tôm lên gấp 10 lần. Những năm tới, cơ hội cho xuất khẩu thuỷ sản của nước ta không ít. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta sẽ để tuột mất cơ hội. Chính những vụ việc như trên đã gây ấn tượng không tốt đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Theo kết quả điểu tra, tuy đa phần người tiêu dùng Nhật cho rằng chất lượng hàng nông sản, thủy sản Việt Nam bình thường nhưng cũng không ít người đánh giá thấp chất lượng của hàng Việt Nam (20.7% không hài lòng với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng nông sản, 24.2% không hài lòng đối với vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng thủy sản).

Hay như hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, tuy cũng được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng do chất lượng không đồng đều nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam vẫn kém hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc, Philippin, Đài Loan,…Một ví dụ khác là hàng dệt may Việt Nam theo một chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận xét là “đạt chất lượng tốt, nhưng chất lượng không ổn định”.

2.2.2. Mẫu mã, thiết kế của một số mặt hàng còn chậm đổi mới và chưa có tính

đột phá, mới mẻ

Điển hình cho hạn chế này là mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá là mặt hàng còn nhiều tiềm năng xuất khẩu trên phương diện thị trường và năng lực sản xuất. Tuy nhiên, thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn nhiều

điểm yếu cần phải khắc phục, bao gồm khả năng thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, năng lực sản xuất theo các đơn hàng lớn,… trong đó vấn đề quan trọng nhất là sự nghèo nàn về mẫu mã, không thể hiện được tính sáng tạo và tính đặc trưng của từng vùng, miền, từng sản phẩm (theo bà Yoko Kawaguchi, chuyên gia tư vấn cao cấp Trung tâm ASEAN - Nhật Bản phân tích). Đó là lý do tuy thị trường Nhật Bản rất hút hàng Việt Nam nhưng gần đây cũng đang có dấu hiệu chững lại.

2.2.3. Mạng lưới phân phối chưa được mở rộng

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tiếp cận thị trường theo những cách như qua trung gian, các nhà buôn. Ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản có 80% là thông qua các văn phòng đại diện của các công ty Nhật kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam để ký kết hợp đồng xuât khẩu, còn đưa hàng thủ công Việt Nam trực tiếp vào thị trường Nhật bằng cách thiết lập quan hệ trực tiếp với các nhà bán lẻ Nhật Bản thì chỉ chiếm 5% giá trị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật. Như vậy là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bỏ qua một kênh phân phối hiệu quả đó là mạng lưới bán lẻ tại các thị trường. Đặc biệt các kênh phân phối trực tiếp như các siêu thị, chợ đầu mối, cửa hàng bách hóa là địa điểm được người tiêu dùng Nhật lựa chọn để mua sắm thì doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận được. Một số công ty cũng đã và đang bắt đầu thực hiện cách tổ chức các gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại lớn, các hội chợ triển lãm nhưng tiến độ thực hiện vẫn rất chậm và thực sự chưa có hiệu quả. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam phân phối hàng hoá của mình trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua nhượng quyền kinh doanh ví dụ như Trung Nguyên nhưng quy mô còn hạn chế.

2.2.4. Chưa sử dụng hiệu quả và hợp lý các công cụ xúc tiến hỗ trợ kinh doanh

Các công cụ xúc tiến kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hiện nay còn hạn chế và hiệu quả chưa cao ví dụ như các biện pháp Marketing trực tiếp, hội chợ triển lãm và một số hình thức khuyến mãi. Các doanh nghiệp Việt Nam gần như chưa sử dụng các hoạt động quảng cáo, trong khi các hoạt động này tại hầu hết các thị trường mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên chi phí dành cho các hình thức này cũng không nhỏ. Bán hàng cá nhân cũng không phải là phương pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn vì sự cách biệt về mặt địa lý giữa các quốc gia và sự khác biệt về ngôn ngữ. Đối với website, đây là hình thức đơn giản và nhanh chóng truyền tải các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022