Thương Hiệu Việt Nam Chưa Có Chỗ Đứng Trên Thị Trường Quốc Tế Nói

thông tin về sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp tới bạn hàng quốc tế. Nhưng trên thực tế hầu hết các website của các công ty xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chức năng quảng bá sản phẩm cũng như chức năng bán hàng trực tuyến. Tuy JETRO và Cục xúc tiến thương mại Việt Nam có hỗ trợ một số hình thức bán hàng, triển lãm qua mạng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa hưởng ứng một cách nhiệt tình do chủ yếu bán hàng qua các nhà nhập khẩu Nhật Bản nên dẫn tới mất đi các cơ hội giao thương. Còn các gian hàng trưng bày sản phẩm của Việt Nam thì quá ít ỏi trên các thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ít hoặc chưa tham gia các hội chợ triển lãm và các trung tâm triển lãm hàng hoá lớn trên thị trường thế giới.

Do vậy, kết quả là dù hàng Việt Nam tuy đã có mặt ở thị trường Nhật Bản rất lâu nhưng đến nay không ít người tiêu dùng Nhật vẫn chưa bao giờ sử dụng hàng Việt Nam vì không thấy hàng hóa Việt Nam được bán tại Nhật hay dù có tiêu dùng cũng không biết đấy là hàng Việt Nam. Theo kết quả điều tra thì 20% người tiêu dùng Nhật Bản chưa bao giờ mua hàng Việt Nam, tuy đây là con số không lớn lắm nhưng nếu xét trên phạm vi những người Nhật chưa đi du lịch tại Việt Nam thì con số này lại chiếm tới 51.61% (16/31) - một con số không hề nhỏ.

2.2.5.Thương hiệu Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế nói

chung và thị trường Nhật Bản nói riêng

Số thương hiệu Việt đã được bảo hộ quốc tế, đến nay vẫn còn rất ít. Trong khi có hơn 125.000 nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài đã đăng ký sở hữu tại Việt Nam, thì hiện chỉ có khoảng 1.000 thương hiệu Việt Nam được công nhận bảo hộ ở một số nước. Chính sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến các thương hiệu của Việt Nam bị sao chép và mất chỗ đứng trên thị trường. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam chính là các vụ kiện giành lại quyền sử dụng thương hiệu của cà phê Trung Nguyên, võng xếp Duy Lợi (Mỹ), kẹo dừa Bến Tre (Trung Quốc), thuốc lá Vinataba, bánh phông tôm Sa Giang (Campuchia),… Riêng đối với thị trường Nhật Bản, thương hiệu lại càng là yếu tố quan trọng. Tuy người tiêu dùng Nhật không phải là kiểu người tiêu dùng trung thành với một thương hiệu nhất định nhưng họ lại rất thích sử dụng hàng hiệu với các thương hiệu nổi tiếng. Thương hiệu của hàng Việt Nam đến nay thật sự chưa có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Một phần là do hàng hóa Việt Nam vẫn còn ít, nhưng lý do quan trọng nhất là do chất lượng, kiểu dáng, thiết kế, chủng loại,… của hàng hóa Việt Nam chưa cao, chưa thực sự gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với

người tiêu dùng Nhật Bản và đa phần chưa có nét sáng tạo khác biệt so với hàng Trung Quốc. Trong số những người Nhật chưa sử dụng hàng Việt Nam có đến hơn 50% đưa ra lý do là “không biết đã sử dụng hay chưa”. Ngoài ra, về hàng giày dép và dệt may, Việt Nam thường xuất khẩu qua gia công cho công ty nước ngoài nên sản phẩm tuy do Việt Nam sản xuất ra nhưng không được mang nhãn hiệu Việt Nam. Ngoài ra, theo kết quả điều tra thì 100% hàng hóa Việt Nam thuộc 5 nhóm nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may, đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật được bán thông qua các công ty của Nhật hoặc các công ty nước ngoài. Đây cũng là một lý do khiến thương hiệu hàng Việt Nam chưa được chú ý bởi người tiêu dùng Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu xét về nguyên nhân sâu sa thì yếu tố chủ quan là do các doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm đến vấn đề này. Ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tuy là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản nhưng hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu để người tiêu dùng Nhật biết đến do đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ.


Hạn chế vẫn còn nhiều cho thấy tình hình ứng dụng hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản trong các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam chưa có những đầu tư thích đáng. Nguyên nhân của tình trạng này là một phần do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có những suy nghĩ đúng đắn về tầm ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng tới sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Mặt khác là do các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu các nguồn lực về vốn, thời gian, con người và công nghệ hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng hành vi tiêu dùng vào các chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế.

CHƯƠNG III‌‌

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN PHÙ HỢP VỚI HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG NHẬT BẢN


I. TRIỂN VỌNG THÂM NHẬP CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt – Nhật trong thời gian tới [49]

1.1. Triển vọng phát triển quan hệ song phương

Kể từ khi hai nước ký kết Chương trình sáng kiến chung Việt - Nhật ngày 4/12/2003 quan hệ kinh tế thương mại song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chương trình sáng kiến chung Việt - Nhật tập trung giải quyết các vấn đề chính như xây dựng, hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường các cơ quan thực thi, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và các biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Việc ký kết báo cáo cuối cùng Sáng kiến chung là một sự kiện hết sức quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, sau sự kiện ký kết Hiệp định bảo hộ và đầu tư, Việt Nam được các đối tác Nhật Bản xếp hạng thứ tư trong bảng xếp hạng các thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Ngoài ra trong bản báo cáo cuối cùng còn có thỏa thuận quan trọng khác là việc Nhật Bản sẽ gắn kết quả thực thi cụ thể theo lộ trình đã cam kết của sáng kiến chung với mức cam kết ODA cho Việt Nam. Có thể nói, với việc ký kết và thực hiện Chương trình sáng kiến chung Việt Nhật, quan hệ song phương



49 Tham khảo thông tin từ:

1. Nguyễn Thị Nhiễu (2004), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông sản , thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện nghiên cứu kinh tế.

2. http://www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=17700

3. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080402085112

4. http://irv.moi.gov.vn/congnghieponline/tintuc/2008/4/19010.ttvn

Việt Nam – Nhật Bản đã được tăng cường để hai bên thật sự trở thành đối tác ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau.

Tiếp theo Chương trình sáng kiến chung Việt Nhật, gần đây Việt Nam và Nhật Bản đã có một bước tiến nữa trong quan hệ kinh tế - thương mại thể hiện ở Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Khởi động từ tháng 1/2007, đã trải qua hơn 3 phiên đàm phán, cả Việt Nam và Nhật Bản đang đi những bước cuối cùng để Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vào Nhật.

Theo cam kết, ngay sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được ký kết, mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ từ 5,05% giảm xuống còn 2,8% vào năm 2018.

Đặc biệt, theo cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam, Nhật Bản sẽ cắt giảm 92% các dòng thuế, trong đó có hàng ngàn dòng thuế ngay lập tức sẽ giảm xuống còn 0%. Về phía Việt Nam, mức thuế bình quân MFN là trên 14%, chúng ta sẽ phải giảm xuống còn 7% vào năm 2018. Dù mức giảm thuế cuối cùng của Nhật Bản thấp hơn của Việt Nam, nhưng mức giảm thuế của Việt Nam sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đối tác. Ngay sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật có hiệu lực sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp của hai nước. Với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang xuất khẩu vào Nhật sẽ có những bước ngoặt lớn. Hàng hoá của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử tại Nhật. Đây là một lợi thế rất lớn vì Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Ngoài những vấn đề liên quan đến cam kết mậu dịch tự do song phương, VJEPA còn giải quyết được 3 vấn đề, đó là nông nghiệp; việc di chuyển thể nhân và các lĩnh vực hợp tác. Trong đó yếu tố thứ 3 sẽ bổ trợ cho 2 yếu tố trước. Cụ thể, hàng nông nghiệp của chúng ta đang có khá nhiều thế mạnh để xuất khẩu vào Nhật, đặc biệt rau và quả tươi.

1.2. Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ các hiệp định đa phương

Sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản được tổ chức vào giữa tháng 12/2003 được coi là cột mốc cho Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Nhật Bản với ý tưởng về một khu vực thương mại tự do giữa Nhật Bản và 10 nước

ASEAN, đến nay ý tưởng về khu mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản đang dần được hình thành với “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản”. Quá trình đàm phán Hiệp định AJCEP được thực hiện theo chỉ đạo của nguyên thủ các nước tại Thỏa thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản ký tại Bali (Inđônêxia) ngày 8/10/2003. Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ, toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Việc ký kết Hiệp định AJCEP là một cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản. Phát biểu tại Lễ ký, Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo mong muốn Hiệp định AJCEP sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN, đồng thời tạo ra thị trường to lớn và hiệu quả cũng như sự ràng buộc kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định, việc ký kết Hiệp định AJCEP là cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN - Nhật Bản, đồng thời thể hiện thiện chí hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bảnm, nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Á. Trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, Hiệp định AJCEP và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản hiện đang được đàm phán, sẽ góp phần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước, đáp ứng xu thế chung về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Nhật Bản hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với kim ngạch gần 200 tỷ USD và là đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất trong khu vực ASEAN, với giá trị đầu tư hàng năm đạt trên 10 tỷ USD.Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Theo kế hoạch, Hiệp định AJCEP sẽ có hiệu lực ngay trong năm 2008 khi các nước hoàn tất thủ tục phê chuẩn sau khi ký kết. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (ẠCEP) vào ngày 1/4/2008 vừa qua tại Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sự Nhật Bản tại Việt Nam – Sakaba Mitsuo ký.

Ngoài ra, chúng ta không thể chỉ xem xét một cách riêng rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản hay giữa ASEAN – Nhật Bản mà còn phải đặt nó trong bối cảnh toàn cầu hóa với các hiệp định và các mối quan hệ có tính chất rộng hơn như ASEAN +

3, APEC, ASEM và WTO bởi các mối quan hệ này có ảnh hưởng lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau. Quan hệ song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản chịu tác động bởi các mổi quan hệ đa phương trong đó Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia cũng như mối quan hệ song phương của từng đối tác với các nước và tổ chức quốc tế khác. Nếu như Chương trình sáng kiến chung Việt – Nhật là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ song phương thì chương trình này cũng là một phần quan trọng trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam và tiến trình của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản. Mặt khác, động thái của quan hệ song phương Việt Nam – Nhật Bản và các mối quan hệ trong khuôn khổ đa phương như ASEAN + 3, APEC, ASEM và WTO trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới mạnh mẽ như hiện nay là sự tăng cường các cam kết của cả hai bên đối với tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, làm tăng mối quan hệ đối tác lâu bền và tin cậy giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

2. Nhật Bản – thị trường xuất khẩu tiềm năng [50]

Hiện nay, dân số Nhật Bản là hơn 127 triệu người. Nhật Bản hiện là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, đồng thời là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300 – 500 tỷ USD. GDP của Nhật Bản hàng năm lên tới trên 4000 tỷ USD (năm 2006 con số này là 4.220 tỷ USD). Một đặc điểm của Nhật Bản là khoảng cách không xa giữa người giàu và người nghèo và đa số là tầng lớp trung lưu (90% dân số). Thu nhập của tầng lớp này đã tạo ra một thị trường hàng hóa rộng lớn. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống và lối sống cá nhân được phản ánh trong nhu cầu hàng hóa đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội đáng kể cho việc thâm nhập thị trường.

Do một trong những đặc tính của người Nhật Bản là hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài nên cùng với sự phát triển của du lịch và giao lưu văn hóa hợp tác,


50 Tham khảo thông tin từ:

1. Ken Arakawa (2007), Export to Japanese market: Technical issues and practical experiences, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n#cite_note-20

3. http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=6083

4. http://www.stat.go.jp/english/

số người Nhật đi du lịch và nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc các sản phẩm nước ngoài với thiết kế và chức năng không có ở Nhật đang được biết đến rộng rãi và người tiêu dùng Nhật Bản cũng dễ dãi hơn đối với hàng hóa nhập khẩu và văn hóa nước ngoài. Trên bàn ăn của người Nhật đã xuất hiện kết hợp cả các món ăn thuần Nhật và các món ăn phương Tây. Những sản phẩm của nước ngoài, không chỉ hàng hóa tiêu dùng ngày càng được yêu thích hơn. Một dấu hiệu cho thấy sự phổ biến của các sản phẩm nước ngoài là việc cá nhân người tiêu dùng Nhật Bản muốn trực tiếp đặt hàng từ nước ngoài. Những sản phẩm giải trí như phim truyền hình, trò chơi điện tử theo phong cách nước ngoài cũng khá phổ biến. Đặc tính này cũng là một yếu tố thuận lợi đối với Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Bảng 7 : Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD


Năm

Kim ngạch nhập khẩu


Tăng trưởng

1995

336,100

11.70%

1996

350,700

4.34%

1997

340,400

-2.94%

1998

279,300

-17.95%

1999

309,700

10.88%

2000

381,100

23.05%

2001

351,100

-7.87%

2002

336,400

-4.19%

2003

381,200

13.32%

2004

401,800

5.40%

2005

451,100

12.27%

2006

524,100

16.18%

2007

621,084

18.50%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này - 10

(Nguồn: : Ministry of Internal Affairs and Communications, Summary Report on Trade of Japan, Japan Staticstic Bureau)

Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tuy tăng không đều qua các năm nhưng trong vòng 4 năm trở lại đây đã có bước chuyển đáng kể - kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục và với tốc độ cao, riêng năm 2006 đã vượt ngưỡng 500 tỷ USD và sang năm 2007 con số này đã vượt mức 600 tỷ USD – một con số kỷ lục với mứ tăng trưởng so với năm 2006 là 18.50%. Các nước xuất khẩu chính sang Nhật Bản là Trung Quốc

21%, Hoa Kỳ 12.7%, Ả Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản rất đa dạng, từ máy móc, thiết bị, chất đốt đến nông sản, thủy sản, quần áo, giày dép, phần mềm,…

Riêng với Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng đối với nhiều mặt hàng. Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4.5 tỷ USD. Đến năm 2006, kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nước đã tăng đến 9.9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam. Dự kiến kim ngạch cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ đạt 17 tỷ USD vào năm 2010. Nhật Bản hiện nay là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là hàng xuất khẩu của Việt Nam tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, mới đạt 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, do đó Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản – quốc gia thuộc loại giàu có bậc nhất thế giới này. Một tín hiệu đáng mừng nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là nhu cầu của người Nhật đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên đáng kể.Ví dụ, chỉ tính riêng năm 2006, Nhật Bản đã tiêu thụ hết 55 tỷ USD cho chi tiêu thực phẩm; chi hơn 2.2 tỷ USD mỗi năm cho nhu cầu về đồ gỗ nội thất, ngoại thất; và nhóm hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được dự báo là sẽ có kim ngạch tăng mạnh do Nhật Bản sẽ chuyển một phần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam do Việt Nam đã gia nhập WTO và được xóa bỏ hạn ngạch. Nhóm hàng thủy hải sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản đang có kim ngạch lớn, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác… Ngoài những mặt hàng chủ lực, Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất khẩu các mặt hàng khác sang Nhật Bản như phần mềm, tàu thủy,… Như vậy, Nhật Bản hiện nay vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp Việt Nam về tất cả các nhóm ngành hàng. Đây là một thị trường mở, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt nhu cầu của thị trường Nhật Bản như thế nào mà thôi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022