Ban Bí Thư Trung Ương Đảng (1995), Chỉ Thị 133/ct-Ttg Của Thủ Tướng Chính Phủ Về Công Tác Xây Dựng Quy Hoạch Và Phát Triển Ngành Tdtt, Ngày 07/03/1995


Tiểu kết mục tiêu 3

Luận án tiến hành ứng dụng các GP theo 4 bước:

- Bước 1: Lập kế hoạch, thiết kế chương trình theo nội dung các GP để ứng dụng cho SV trong giờ học chính khóa, ngoại khóa đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường cũng như đảm bảo về mặt khoa học.

- Bước 2: Lựa chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng.

- Bước 3: Tập huấn GV, cán bộ phối hợp, cộng tác viên, cùng các đơn vị phối hợp thực hiện các GP. Giáo viên thập huấn là GV dạy thể dục, giáo viên chủ nhiệm của lớp nhóm thực nghiệm.

- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Qua quá trình TN cho thấy các GP đều đạt được kết quả theo các tiêu chí đánh giá hiệu quả TN đã đề ra trước TN. Trong đó:

Về kết quả tổ chức thực nghiệm các giải pháp

- Giải pháp 1: Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của SV về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động TDTT ngoại khóa. Qua quá trình TN giải pháp đã thu được các kết quả như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

+ Đăng được 10 bài viết về các vấn đề liên quan đến công tác TDTT ngoại khóa trong và ngoài nhà trường tuyên truyền cho SV biết đến thông qua các kênh như Facebook, website của nhà trường.

+ Cung cấp các thông tin về TDTT ngoại khóa dưới các hình thức như: banner, poster, standee (với số lượng 15 cái) đặt ở vị trí dễ thu hút sự chú ý của SV trong nhà trường như: Cổng trường, bảng thông báo, khu giảng đường, khu KTX.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn - 19

+ Ngoài ra, trong quá trình lên lớp còn tổ chức thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền lồng ghép bằng cách thông tin đến từng lớp qua ban cán sự lớp hoặc kết hợp lồng ghép trong các giờ lý thuyết vào giờ học chính khóa.

- Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp với nhu cầu của SV cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường


- Đã thành lập được 7 CLB DTT ngoại khóa theo môn phù hợp với nhu cầu SV cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường

- Xây dựng kế hoạch và cách thức hoạt động của các CLB TDTT ngoại khóa trong nhà trường trình BGH phê duyệt.

- Các nội dung tập luyện này đều có GV hướng dẫn 1 tuần 3 buổi, mỗi buổi 45-90 phút và có kế hoạch chương trình cụ thể.

Giải pháp 3: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi đáp ứng cho hoạt động TDTT ngọai khóa của SV.

- Về nhà đa năng, sân bãi tập luyện, không tăng lên về số lượng nhưng qua đề xuất đã được sửa chữa, nâng cấp đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của giờ dạy chính khóa cũng như ngoại khóa.

- Về dụng cụ tập luyện được trang bị thêm tăng lên từ 28.6 % đến 100%.

Giải pháp 4: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường.

Đã tham mưu cho BGH nhà trường xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên đảm bảo công bằng về: giờ chuẩn, tiết dạy quy chuẩn, quy đổi giờ dạy TDTT ngoại khóa, quy đổi giờ công tác trọng tài thể thao, đảm bảo chế độ bồi dưỡng giảng dạy thực hành, chế độ trang phục; có chế độ ưu tiên cho SV các đội tuyển có thành tích xuất sắc và vận động viên có đẳng cấp trong học tập và rèn luyện

Giải pháp 5: Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường

Qua quá trình TN với 3 GV tham gia, đã tổ chức được các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên. Qua đó đã tuyển chọn ra được 14 SV ưu tú, có trình độ chuyên môn

Giải pháp số 6: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường.


- Trong thời gian TN đã tổ chức được 3 lần hội thảo cấp bộ môn, 1 lần hội thảo cấp Khoa

- Đã có 2 lần cử CB, GV tham gia tập huấn nghiệp vụ chuyên môn toàn quốc với tổng số 6 lượt người tham gia

- Về tổ chức cho cán bộ, GV nâng cao trình độ chuyên môn: Bộ môn GDTC có 2 GV đang học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH TDTT TP.HCM

Giải pháp 7: Xây dựng động cơ, thái độ tích cực cho SV khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường

Qua TN cho thấy có sự thay đổi về thái độ của SV khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường thông qua kết quả phân tích sự hứng thú và hài lòng của SV các nhóm sau TN.

Hiệu quả phát triển thể lực của SV trường ĐH Sài Gòn tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa

Sau TN, nhóm SV TN có số sự phát triển thể lực hơn so với nhóm SV ĐC. Trong đó:

Đối với SV Nam

- Trước TN: Thể lực của SV ở cả 2 nhóm đều không có sự khác biệt mang có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P > 0.05; có nghĩa là trước TN các GP của các nhóm là đồng đều.

- Sau TN:

+ Thể lực của SV nam nhóm TN đã có tiến bộ rõ rệt so với thời điểm kiểm tra ban đầu. Có 3 test được đánh giá ở mức tốt (Bật xa tại chỗ, Chạy 30m XPC, Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), 1 test xếp loại ở mức đạt (Chạy tùy sức 5 phút). Thành tích 4/4 test thể lực của nhóm SV nam TN có mức tăng trưởng từ 8.07% đến 12.42%. Tốt nhất là thành tích Chạy 30m XPC với mức tăng trưởng 12.42%


Đối với SV Nữ

- Trước TN

+ Thể lực của SV nữ trước TN không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05 giữa 2 nhóm. Kết quả phân tích cho thấy trước TN GP, thể lực của các nhóm là đồng đều.

- Sau TN :

+ Thể lực của SV nữ nhóm TN đã có tiến bộ rõ rệt so với thời điểm kiểm tra ban đầu. Có 3 test được đánh giá ở mức tốt (Bật xa tại chỗ, Chạy 30m XPC, Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), 1 test xếp loại ở mức đạt (Chạy tùy sức 5 phút). Thành tích 4/4 test thể lực của nhóm SV nữ TN có mức tăng trưởng từ 5.74% đến 15.02%. Tốt nhất là thành tích Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) với mức tăng trưởng 15.02%.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Qua nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viêntrường Đại học Sài Gòn cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn về chất lượng giảng viên, thiếu đội ngũ hướng dẫn viên; Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ tập luyện còn thiếu; Nội dung, hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên; Tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên thì chưa cao, chưa trở thành thói quen thường xuyên trong sinh viên; Thể lực chung của sinh viên tham gia khảo sát là chưa tốt: xếp loại tốt còn rất ít, phần lớn là loại đạt và chưa đạt, khi so sánh theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT thì tỷ lệ sinh viên nam, nữ xếp loại “Không đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 39.4% - 50%.

2. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được 7 giải pháp đảm bảo tính cấp thiết, khả thi để tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn bao gồm: Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của SV về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động TDTT ngoại khóa; Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp với nhu cầu của sinh viên cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường; Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi đáp ứng cho hoạt động TDTT ngọai khóa của sinh viên; Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường; Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường và Xây dựng động cơ, thái độ tích cực cho sinh viên khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường.


3. Qua kết quả thực nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn bước cho thấy các giải pháp đã góp phần xây dựng phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa tại nhà trường về các mặt như: tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của sinh viên, đáp ứng nhu cầu sinh viên về các hoạt động TDTT ngoại khóa, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi, xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động TDTT ngoại khóa, phát triển thêm đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên đã được chú trọng quan tâm hơn trước và SV có động cơ, thái độ tích cực hơn đối với TDTT ngoại khóa so với trước khi thực nghiệm các giải pháp. Các giải pháp còn góp phần nâng cao thể lực chung cho sinh viên sau khi thực nghiệm. Thành tích 4/4 test thể lực của sinh viên nam, nữ nhóm thực nghiệm đều có mức tăng trưởng từ 5.74% đến 15.02%. so với trước thực nghiệm. Điều đó cho thấy, các giải pháp đã xây dựng đã đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường Đại học Sài Gòn.


KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu trên, Luận án đưa ra những kiến nghị sau:

- Các kết quả về thực trạng và giải pháp đã xây dựng trong nghiên cứu này cần được triển khai, nghiêm túc ứng dụng vào thực tiễn hoạt động TDTT ngọai khóa cho sinh viên trường theo kế hoạch đã được phân công.

- Đối với 7 giải pháp đã xây dựng, cần tổ chức thực hiện đồng bộ, xuyên suốt kết hợp các giải pháp với nhau trong quá trình thực hiện. Các đơn vị trong nhà trường cần thường xuyên chủ động tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên theo nội dung mà luận án đã đề xuất.

- Trong nghiên cứu này vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết. Vì vậy cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để bổ sung cho đề tài này được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Phạm Thanh Vũ, Lê Văn Bé Hai, Lê Thị Mỹ Hạnh (2021). Đánh giá thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường đại học Sài Gòn. Tạp chí Khoa học và đào tạo thể dục thể thao, số 5, trang 12 – 19; Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh.


2. Phạm Thanh Vũ, Lê Văn Bé Hai, Lê Thị Mỹ Hạnh (2021). Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên trường đại học Sài Gòn. Tạp chí Khoa học và đào tạo thể dục thể thao, số 5, trang 20 – 29; Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1993), "Chương trình đồng bộ có mục tiêu về cải tiến công tác GDTC trong nhà trường các cấp đến năm 2000", Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ, thể chất trong nhà trường các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.

2. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trong các trường Đại học- Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao- NXB Thể dục thể thao Hà Nội.

3. Ngũ Duy Anh, Hoàng Công Dân, Nguyễn Hữu Thắng (2008) “Kết quả xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên Việt Nam”. Đề tài NCKH cấp bộ.

4. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng (2010), Bài giảng Sinh lý học thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao Hà Nội.

5. Phạm Đình Bẩm và Đào Bá Trì (1999), Tâm lý học trong thể thao, của Meyer và Meyer Verlag, NXB TDTT Hà Nội.

6. Ban bí thư trung ương Đảng (1970), Chỉ thị 180/CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong những năm tới, ngày 26/8/1970

7. Ban bí thư trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36/CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới, ngày 24/03/1994

8. Ban bí thư trung ương Đảng (1995), Chỉ thị 133/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng quy hoạch và phát triển ngành TDTT, ngày 07/03/1995

9. Ban bí thư trung ương Đảng (2002), Chỉ thị 17/ CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng về phát triển TDTT đến năm 2010, ngày 23/10/2002.

10. Ban chấp hành trung ương Đảng (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022