1.3.2. Địa hình karst
* Khái niệm karst
Karst bao hàm tổng thể các dạng địa hình độc đáo và các quá trình tạo ra chúng, chủ yếu là các quá trình rửa trôi, hòa tan của nước trên mặt và nước ngầm đối với những loại đá có nhiều kẽ nứt, lỗ hổng có thể hòa tan được. Hiện tượng karst biểu hiện trong địa hình qua những khía cạnh sau:
Tạo ra hệ thống thủy văn ngầm và hệ thống thủy văn trên mặt độc đáo, khác hẳn với địa hình xâm thực do nước chảy thông thường.
Tạo ra những dạng địa hình rỗng trên mặt và ngầm dưới đất trong khối đá bị karst hóa.
Tạo ra những địa hình âm trên bề mặt và những dạng địa hình rỗng ngầm dưới đất, trong những khối đá không hòa tan nằm bên trên hoặc vây quanh các khối đá bị karst hóa.
Địa hình karst không những là kiểu địa hình độc đáo mà còn là một cảnh quan, một loại môi trường tự nhiên đặc biệt. Tính độc đáo này thể hiện rõ ngay cả khi ta quan sát từ xa.
* Ca rư
Ca rư còn được gọi là đá tai mèo hay ngọn đá, rãnh đá. Là những dạng địa hình lởm chởm thường thấy trên bề mặt đá vôi. Chúng có kích thước to nhỏ khác nhau, phân cách với nhau bởi những rãnh sâu từ một vài centimet đến vài mét. Địa hình ca rư phát triển làm cho bề mặt sườn có hình răng lược và rất hiểm trở.
Các ca rư thường tạo thành những luống sắp xếp hỗn độn không theo quy luật nào cả. Địa hình ca rư phát triển ở mọi độ cao từ dải bờ biển đá vôi cho tới những đỉnh núi cao có băng tuyết bao phủ. Khi ca rư phát triển trên diện tích lớn chúng tạo thành cánh đồng ca rư.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 1
- Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 2
- Một Số Điểm Phương Pháp Luận Của Việc Nghiên Cứu Địa Hình
- Nguyên Tắc Phân Loại Du Lịch Theo Các Thành Phần Tự Nhiên
- Các Yếu Tố Hình Thành Địa Hình Khu Vực Cao Nguyên Đá
- Các Dạng Địa Hình Đặc Biệt, Đánh Giá Những Tài Nguyên Địa Hình Trong Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Nhìn chung ca rư là dạng địa hình trên mặt, nhưng cũng có cả loại ca rư ngầm, thường hình thành trong các dòng dông ngầm hoặc hang động hoặc phát triển ngầm bên dưới lớp trầm tích vụn bở.
* Giếng, phễu, đĩa karst, cánh đồng karst
Trong các vùng karst thường gặp rất nhiều các dạng địa hình âm với kích thước và hình dạng khác nhau. Các địa hình này được đặt tên chủ yếu dựa theo hình dạng và kích thước.
- Trước hết phải kể đến lạc thủy động. Đó là những hố sâu những lỗ hút nước, thường nằm ở đáy các hố trũng karst và giữ vai trò là hang tiêu nước. Đầu tiên chúng chỉ là những kẽ nứt được mở rộng dần do tác dụng hòa tan và bào mòn của nước. Vì nước đi xuống thường xoáy mạnh nên chúng bị bào mòn có dạng hình tròn, hình ống.
- Hố karst hình phễu. Đây là dạng hố trũng karst phổ biến nhất trên bề mặt các khối karst. Do hình dạng mặt cắt ngang của mình nên chúng được gọi là phễu karst, thường có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Nếu lạc thủy động dưới đáy phễu đã ngừng hoạt động và bị trầm tích vụn lấp kín thì phếu karst có thể biến thành hồ.
- Đĩa karst đây là dạng địa hình thường rất nông, đáy rất thoải, hơi lõm, sườn thoải và chuyển tiếp rất từ từ vào bề mặt bao quanh.Trong đại bộ phận trường hợp đáy đĩa karst thường có lớp trầm tích vụn bở bao phủ.
- Giếng karst là dạng địa hình ít gặp hơn so với phễu karst. Đường kính loại địa hình này có thể rộng hàng chục mét, độ sâu lớn, vách dốc đứng, lởm chởm, dưới đáy có nhiều đá tảng chồng chất có lạc thủy động đang hoạt động tích cực. Loại địa hình này do những đoạn hang thẳng đứng đã được mở rộng và sụt nóc tạo thành.
- Cánh đồng karst là những bồn trũng có nguồn gốc karst với kích thước tương đối lớn, thông thường chúng hình thành ở những diện tích đá vôi bị kiến tạo làm biến vị mạnh và dọc theo các đứt gãy. Tuy nhiên chúng cũng có thể gặp cả ở những khu vực đá vôi có cấu trúc khác.Đặc điểm hình thái của cánh đồng karst là có đáy phẳng và rộng, có lớp trầm tích vụn bở bao phủ, vách cao dốc đứng.Đôi khi trên đáy bằng phẳng có thể gặp những dòng sông nhỏ uốn khúc mạnh, và đây đó còn nhô lên những ngọn đá vôi kích thước nhỏ.
* Hang động karst
Hang động là những dạng rỗng có kích thước và hình dáng rất đa dạng. Hình thành bên trong các khối nham gốc, thông với mặt đất bằng một cửa hoặc nhiều cửa.chúng có thể có nguồn gốc khác nhau. Ở các miền đá vôi thì hang động karst là một trong những dạng địa hình phổ biến nhất.
Về nguồn gốc thành tạo thì hang động karst chủ yếu do quá trình hòa tan đá vôi tạo thành. Sự ra đời và sắp xếp của hang động đá vôi được định sẵn bởi các khe nứt, và nước trên bề mặt theo các khe nứt này thấm vào sâu bên trong các khối karst và dần dần mở rộng tạo thành hệ thống kênh ngầm phức tạp, xen lẫn các đoạn mở rộng và nhiều khi sắp xếp thành những tầng cao thấp khác nhau. Thông thường hang động karst chỉ hình thành trong đới lưu thông nước ngầm theo chiều nằm ngang tương ứng với gốc xói mòn địa phương. Như vậy, khi thấy có hiện tượng hang động nhiều tầng thì ta phải phân tích để tìm nguyên nhân mà rất có thể đó là do vận động kiến tạo mới gây ra.
+ Hang động karst được chia làm 3 loại:
- Hang thông gió. Là hang có hai cửa thông với không khí bên ngoài.
- Hang nóng. Thuộc nhóm hang cụt, chỉ có một lối thông với bên ngoài ở ngang mực đáy.
- Hang lạnh. Cũng thuộc nhóm hang cụt nhưng có cửa thông với bên ngoài nằm ở vị trí đỉnh hang.
Ngoài ra trong hang động còn có các dạng địa hình như: chuông đá, măng đá, trụ đá...
1.3.3. Địa hình đứt gãy kiến tạo
Thường là những dạng địa hình lớn cấp hành tinh. Địa hình trái đất gồ ghề lồi lõm nguyên bản đều do đứt gãy, kiến tạo mà thành. Từ những dãy núi cao, đến địa hình dạng tuyến, hồ đầm, miền võng.... và qua thời gian được các tác nhân bên ngoài như khí hậu, nhiệt lượng, thủy văn... bào mòn làm bớt tính gồ ghề của bề mặt địa hình. Vì vậy có thể nói đứt gãy kiến tạo tạo nên địa hình nguyên thủy và quy định sự có mặt của hình thái địa hình trên trái đất.
* Địa hình dương
Là dạng địa hình nhô cao hơn so với mực nước biển và so với khu vực bằng phẳng lân cận. Như một dãy núi, một quả núi, một miền cao nguyên...
* Địa hình âm
Là dạng địa hình thấp hơn mực nước biển và thấp hơn so với khu vực lân cận như một thung lũng, hồ, đầm, hố sâu tự nhiên, hang động dưới đất...
* Đứt gãy
Là sự căng dãn và sụp vỡ của lớp vỏ trái đất mà nguyên nhân là do nguồn năng lượng bên trong trái đất và sự dịch chuyển giữa các mảng nền lục địa và đại dương. Biểu hiện thông thường nhất của đứt gãy trong địa hình là những yếu tố địa hình dạng tuyến, như các thung lũng kiến tạo, ngay cả những hệ thống thủy văn cũng được tiên định bởi các khe nứt kiến tạo mà nên.
Các đường đứt gãy có thể tồn tại đơn độc nhưng cũng có thể sắp xếp thành hệ thống song song với nhau, làm cho vở trái đất có dạng cấu trúc khối tảng và địa hình có dạng bậc thang hoặc tạo thành những địa hào, địa lũy. Trong trường hợp trượt bằng ta có thể quan sát thấy sự đứt đoạn và xê dịch đường sống núi rất rõ ràng. Mặt khác cấu trúc này còn gây tác dụng dập vỡ đặc biệt mạnh mẽ.
Ý nghĩa thành tạo địa hình của các đứt gãy còn ở chỗ có thể làm tiền đề cho sự phun trào dung nham tạo ra những dạng địa hình núi lửa dọc tuyến đứt gãy. Và khi có nhiều đứt gãy cùng tác động, đất đá bị cà nát, do đó các quá trình bào mòn xâm thực có điều kiện hoạt động mạnh mẽ.
1.3.4. Địa hình xâm thực - bào mòn
Loại địa hình này có nét đặc trưng là các hệ thống sông của chúng được tiên định bởi những vết đứt gãy kiến tạo và bởi cấu trúc của địa hình xâm thực cổ.Các hệ thống sông hiện tại phát triển kế thừa hoặc chồng phủ lên những dạng địa hình xâm thực cổ.Các quá trình bào mòn bề mặt, quá trình bán bình nguyên hóa có vai trò rất lớn trong sự tiến hóa của địa hình.Trong hình thái của
kiểu địa hình này có thể thấy rõ những đặc điểm cấu trúc địa chất biểu hiện qua tính bất đối xứng của thung lũng trong đặc điểm trắc diện dọc của dòng sông.
Biến đổi cổ khí hậu và vận động tân kiến tạo đã làm xuất hiện phức hệ các bậc thềm sông. Đặc điểm về cấu tạo và thạch học của trầm tích lớp phủ thuận lợi cho sự phát triển địa hình khe rãnh chia cắt sườn thung lũng.Tùy thuộc vào mức độ hoạt động kiến tạo mà có thể phát triển các loại đồng bằng bào mòn xâm thực thấp hoặc cao.
1.3.5. Địa hình tích tụ
Kiểu địa hình này bao gồm những đồng bằng tích tụ dọc các thung lũng sông, những đồng bằng có diện tích lớn thường phát triển trong các miền trũng, miền võng.
Địa hình tích tụ dòng chảy miền núi cũng phụ thuộc sâu sắc vào cấu trúc kiến tạo.Điều kiện tích tụ thuận lợi nhất là trong các bồn trũng giữa núi hoặc các miền võng trước núi.Các đồng bằng tích tụ trong núi được hình thành ở những vùng trũng hoặc sụt võng kiến tạo hoạt động lâu dài và liên tục.Còn các đồng bằng tích tụ trước núi được hình thành trong những miền võng trước núi, thời gian hình thành thường lâu dài, bề dày trầm tích lớn.
1.3.6. Nguyên tắc phân loại địa hình
Địa hình phát triển trong những hoàn cảnh tương tác rất đa dạng giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh, trên những cấu trúc cũng rất khác nhau về cấu tạo và thạch học. Địa hình cũng phát triển có tính chất tiến hóa, bắt đầu từ trạng thái sơ sinh rồi dần trải qua các giai đoạn trẻ - trưởng thành và suy tàn.
Như vậy các dạng địa hình đã từng phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau và hiện đang tồn tại trong những giai đoạn phát triển khác nhau, nên chúng hết sức đa dạng.Phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi ta phải biết cách gộp chúng thành nhóm, thành dãy để xem xét, chứ không thể nghiên cứu từng dạng riêng biệt đó chính là công việc phân loại địa hình.
Phân loại địa hình theo những dấu hiệu hình thái
* Phân loại theo tương quan bề mặt nằm ngang
Xét theo tương quan với bề mặt nằm ngang, ta có các dạng địa hình lồi và lõm. Hay còn gọi là dạng địa hình âm và dạng địa hình dương.
* Phân loại theo độ phức tạp của dạng địa hình
Theo dấu hiệu này ta có dạng địa hình phức tạp và địa hình đơn giản. Dạng địa hình đơn giản được cấu tạo bởi một lượng tối thiểu các yếu tố địa hình. Dạng địa hình phức tạp là do nhiều dạng đơn giản tạo nên.
* Phân loại địa hình theo kích thước
- Địa hình hành tinh: là những dạng ứng với những bộ phận lớn nhất của bề mặt trái đất. Quyết định hình dạng chung của nó, đó là các khối trồi địa lục và các bồn trũng đại dương.
- Vĩ địa hình: là những dạng địa hình lớn nhất trong phạm vi mỗi dạng địa hình hành tinh. Như các miền núi, các miền sơn nguyên...
- Trung địa hình: có diện tích vài trăm đến vài ba kilômet vuông.như một quả núi, một dãy đồi, phếu karst loại lớn...
- Vi địa hình: là những dạng địa hình có kích thước nhỏ nhất, đóng vai trò làm phức tạp thêm các diện mạo địa hình cấp lớn hơn.
* Phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái
Bên cạnh những chỉ tiêu hình thái của địa hình, nếu ta bổ sung thêm những số liệu về trắc lượng hình thái thì việc phân loại địa hình sẽ khoa học hơn và khái niệm về địa hình sẽ đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
* Phân loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay dùng để phân loại địa hình. Bởi vì nó không những phản ánh được cả ba yêu cầu về hình thái, nguồn gốc và lịch sử phát triển của các dạng địa hình mà còn gợi mở cho ta hướng tiếp tục nghiên cứu địa hình một cách sâu sắc hơn nữa. Làm phong phú thêm những hiểu biết về địa hình trên trái đất.
- Địa hình có nguồn gốc nội sinh gồm:
+ Loại địa hình kiến tạo.
+ Loại địa hình núi lửa.
- Địa hình có nguồn gốc ngoại sinh gồm:
+ Địa hình do dòng chảy trên mặt tạo thành.
+ Địa hình do băng tuyết.
+ Địa hình do gió tạo thành.
+ Địa hình do dòng chảy ngầm.
+ Địa hình do phong hóa tạo thành.
+ Địa hình nhân tạo.
1.4. Khái niệm du lịch
1.4.1. Định nghĩa du lịch
"Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm". (hội nghị lần thứ 27 năm 1993 của tổ chức du lịch thế giới UNWTO).[9]
Trong luật du lịch Việt Nam năm 2005 tai điều 4 chương I đã định nghĩa:
" Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". [5]
Vì vậy có thể nói du lịch là hoạt động mang tính không thường xuyên của con người ngoài nơi cư trú làm việc, diễn ra vào khoảng thời gian rảnh rỗi nhất định, nhằm mục đích tham quan tìm hiểu, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đồng thời nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. Hoạt động du lịch này tác động đến mọi khía cạnh của địa bàn du lịch tùy theo từng loại hình du lịch cụ thể. Và ngược lại thì địa bàn lại quy định sự có mặt của các loại hình du lịch.
1.4.2. Tài nguyên du lịch
"Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch". (Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại điều 4 chương I).[5]
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tự nhiên
Nhân văn
Tài nguyên du lịch được chia làm hai loại gồm có: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Được thể hiện qua sơ đồ sau.
Địa hình
Khí hậu
Nguồn nước
Sinh vật
DI SẢN TỰ NHIÊN
Di tích văn hóa lịch sử
Lễ hội
Dân tộc học
Nhân văn khác
DI SẢN VĂN HÓA
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch
1.4.3. Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch rất phong phú và đa dạng, tùy theo điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội và tùy theo nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình du lịch khác nhau.
Tùy theo đặc điểm tính chất ta có thể phân ra thành loại hình du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Còn theo phạm vi lãnh thổ ta có thể chia ra thành loại hình du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Căn cứ vào nhu cầu của du khách ta có thể chia thành loại hình du lịch tham qua, khám phá, tìm hiểu, nghỉ dưỡng, thể thao giải trí.... Căn cứ vào tổ chức du lịch ta có thể chia thành loại du lịch theo tuor hoặc du lịch cá nhân và căn cứ vào đặc điểm địa lý ta có du