Các Dạng Địa Hình Đặc Biệt, Đánh Giá Những Tài Nguyên Địa Hình Trong Phát Triển Du Lịch

- Bề mặt san bằng 1500-1700m, bề mặt này phân bố phổ biến nhất thành hai khu vực chính ở bắc lũng Thầu, Sủng Lả, vần Chải và Mèo Vạc. Bề mặt san bằng này tạo nên vùng trung tâm của cao nguyên đá Đồng Văn.

- Bề mặt san bằng 1300-1500m, cũng được phân bố rộng rãi ở vùng trung tâm cao nguyên đá.

- Bề mặt 1000-1300m, phân bố rất rộng chủ yếu ở phía nam cao nguyên đá trước khi chuyển sang vùng đồi núi Yên Minh và xuống thung lũng sông Nho Quế.

- Bề mặt san bằng 750-950m, phân bố trên diện tích hẹp, chủ yếu có dạng bậc sườn ở vùng đá vôi và phần phân thủy của vùng đá lục nguyên gặp nhiều nhất ở Yên Minh.

- Bề mặt san bằng 400-650m, tồn tại chủ yếu trên các diện tích đá lục nguyên ở Yên Minh.

- Bề mặt thung lũng và các bậc thềm cao do xâm thực của các dòng thường xuyên và dòng tạm thời trên cao nguyên đá.

2.5.3. Địa hình karst

Điểm đặc biệt của địa hình karst trên cao nguyên đá Đồng Văn thể hiện rõ tính chất của một cao nguyên. Đây là một trong những cao nguyên biên giới kéo dài theo hướng TB-ĐN và kết thúc ở mãng trũng Cao Bằng-Tiên Yên. Chúng đều là phần tiếp nối về phía ĐN của cao nguyên Vân Nam đồ sộ vốn là một bình nguyên cổ được nâng cao dạng khối tảng trong giai đoạn tân kiến tạo.Tạo nên cảnh quan cao nguyên đá vôi thuộc loại độc đáo nhất trên thế giới.Trên cao nguyên đá Đồng Văn còn lưu giữ các di tích của bề mặt san bằng cổ đã nêu ở phần trên.

Trên bề mặt cao nguyên đá thể hiện rất rõ các kiểu địa hình có nguồn gốc độc đáo khác nhau, các kiểu địa hình này hình thành do quá trình karst với các hoạt động đứt gãy, bóc mòn, xâm thực và đặc điểm khí hậu phân bố theo quy luật đai cao.

2.5.3.1 Địa hình cảnh quan cuesta

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Được hình thành do chuyển động chờm nghịch cổ. Đây là kiểu địa hình lần đầu được phát hiện ở Hà Giang. Trong pha kiến tạo Indosini các chuyển động chờm nghịch về phía ĐB xảy ra rất mạnh đã làm cho các tầng đá vôi chờm về phía ĐB tạo nên dãy địa hình cuesta khổng lồ kéo dài 14km từ Đồng Văn về phía TB đến sát biên giới. Dải cuesta này bị đứt gãy theo hướng ĐB-TN cắt xẻ qua tạo hẻm vực, chia ra thành 4 khối. khối Đồng Văn, khối Sảng ma Sao, khối Ma Sồ và khối Mã Lầu. Các khối cuesta khổng lồ này có sườn thoải ở phía TN ở độ cao 1300m(Mã Lầu). khối cao 1000m(Ma Sồ). 1200m ở(Sảng Ma Sao). 1100m ở (Đồng Văn). Các đỉnh rìa sườn phía ĐB tương ứng ở độ cao 1450m, 1500m. Trên bề mặt sườn thoải của cuesta nhô lên các khối sót dạng tháp, kim tự tháp hoặc tháp lệch thuộc kiểu địa hình karst sót của bề mặt san bằng 1300-1500m và còn lưu giữ cho đến ngày nay. Trên các sườn thoải cũng phát triển hiện tượng xâm thực giật lùi tạo các rãnh xói khổng lồ.

Cuesta hình thành do các lớp đá đơn nghiêng. Kiểu địa hình này tồn tại rất phổ biến ở Sủng Lả, Lũng Thầu, Lũng Cú... các cuesta nối tiếp nhau hoặc chồm về phía ĐB như những đợt sóng đá với sườn thoải rất phẳng độ dốc 30- 400 xuôi về phía TN hoặc ngược lại.

Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 7

2.5.3.2. Cảnh quan hẻm vực karst

Dạng địa hình này rất phổ biến trên cao nguyên đá, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và độc đáo cho cao nguyên đá. Gồm có hẻm vực sông Nho Quế, hẻm vực thung lũng Mèo Vạc, hẻm vực Khe Lia - Sáng Ma Sao - Mã Lầu, hẻm vực Pó Mới.

- Hẻm vực sông Nho Quế nằm ở phía bắc Lũng Cú có độ sâu đạt 800m ở Xéo Lủng. Ở đông Lũng Cú tại Tả Gia Khâu độ sâu đạt 700m. Tại cửa suối Tràng Ca có độ sâu là 850m.Tại cửa suối Xéo Hồ là 530m, tuy nhiên đây không phải là nơi hẹp nhất của khu vực. Tiếp đến là đoạn thung lũng lệch với vách ở bờ đông thoải hơn ở bờ tây, đoạn Thiên Hương, Mã Tảng, Mã Lù, Bản Mồ ở các đoạn này độ sâu đạt 600m. Hẻm vực Tu Sản là nơi hẹp nhất của sông

Nho Quế dài 1,7km, sâu 650-660m, vách dốc 700 đến 900. Dọc các hẻm vực là một số cảnh quan như mảng đá bám, các bậc thềm xâm thực của sông Nho Quế hoặc các thác nước, các bề mặt sườn xâm thực rất độc đáo.

- Hẻm vực thung lũng Mèo Vạc. Nằm ở phía bắc thung lũng Mèo Vạc đây là một hẻm vực đang hình thành do một con suối đang đào sâu lòng rất mạnh tạo ra một hẻm vực hình chữ V, và mới chỉ dài khoảng 2km. Ở đỉnh suối là một thác nước trẻ đang lùi dần vào đáy cổ của thung lũng Mèo Vạc. Sự lùi dần của thác đã để lại các di tích đáy cổ của thung lũng Mèo Vạc treo trên sườn ở độ cao 900m tương đồng với độ cao mặt đáy rất bằng phẳng của thung lũng Mèo Vạc hiện đại. đó cũng là di tích thềm sông cổ nhất của thung lũng Mèo Vạc lần đầu tiên được phát hiện. Đặc điểm hoạt động xâm thực của dòng suối Mèo Vạc này chứng tỏ nó được hình thành vào Halocen, sau khi đáy hẻm vực Tu Sản bị cắt sâu từ 700m xuống còn 500m.

- Hẻm vực Khe Lia, Sáng Ma Sao, Mã Lầu. Đây là các hẻm vực được hình thành theo các đứt gãy ĐB-TN cắt chéo qua dải cuesta khổng lồ ở phía Tây Đồng Văn. Điển hình là hẻm khe Lia dài 2km gồm hai bộ phận cao và thấp, bộ phận cao có dạng chữ V với các sườn dốc 40-450 có vách từ đỉnh kéo xuống. Bộ phận thấp có dạng khe hẻm từ độ cao 1000m xuống đáy khe ở độ cao 700m. Các hẻm vực này đã bắt đầu hình thành ngay từ khi bề mặt san bằng 1500-1700m được thành tạo và hiện vẫn chưa kết thúc quá trình đào sâu xuống.

- Hẻm vực Bó Mới. Hẻm kéo dài 3km hướng TB-ĐN xẻ qua đồng bằng gặm mòn chân núi được cấu tạo từ đá vôi silic xen sét kết. Hẻm sâu 150m, vách đứng, hai nên hẻm dốc 80-900 và có tính phân bậc.

2.5.3.3. Cảnh quan bề mặt san bằng karst

Cảnh quan bề mặt san bằng 1500-1700m.Sự đa dạng của các cảnh quan địa mạo tồn tại trên vùng phân thủy đã làm tôn thêm vẻ đẹp cho hẻm vực sông Nho Quế. Đó là các di tích bề mặt san bằng, các khối, các dãy karst sót bị trẻ hóa trên bờ vực, cùng với các thung lũng karst dốc tự phủ, các rừng đá, các bãi đá tàn, các thác nước chảy...

Cảnh quan hoang mạc đá đại diện cho địa hình karst trẻ là sản phẩm dưới tác động của khí hậu đai cao có mặt ở các xã: Sủng Lả, Vần Chải, Lũng Thầu. Điển hình nhất là từ khu vực Sáng Ngài đến Nhà Vương. Tại phố cáo bề mặt đỉnh có dạng gợn sóng không đều, do có những khối núi lớn dạng kim tự tháp cụt, lệch. Vòm thoải trên đế nền nhô cao xen các khe nhỏ can, nông đổ vào thung lũng chính rất sâu và hoang mạc đá là cảnh quan thống trị trên các sườn có độ dốc từ 45-600. Ở Lũng Táo bề mặt này tạo thành một dải á vĩ tuyến được tách ra từ mặt lớn ở phía tây, gồm các khối đỉnh nhọn hoặc bằng sườn dốc 450 tồn tại hoang mạc đá.

Cảnh quan hoang mạc đá là cảnh quan điển hình nhất trên cao nguyên đá và trên bề mặt san bằng 1500-1700m. Cảnh quan này hình thành do quá trình phong hóa vật lý chiếm ưu thế, kết hợp với quá trình xâm thực karst làm gãy đổ các sống carren, trong điều kiện khí hậu đặc biệt mang tính chất đai cao và thành phần đá vôi khá tinh khiết, nứt nẻ mạnh. Đã làm nên cảnh quan karst độc đáo trên cao nguyên đá đồng văn.

- Cảnh quan bề mặt san bằng 1300-1500m. Cảnh quan này gồm các dạng karst sót rất độc đáo gồm chi chít các chóp tháp rời hoặc liền trên nền đế chung. Điểm độc đáo của bề mặt địa hình này khá độc đáo có chóp mẹ, chóp con trên cùng một nền đá vôi, kích thước của các chóp con chỉ bằng 1/4 đến 1/5 chóp mẹ.Tại Xà Phìn và Tả Lũng là quần thể các chóp lớn dạng mái nhà lệch gồ ghề với cảnh quan hoang mạc đá có ở khắp nơi. Tại Cán Chu Phìn bề mặt này thể hiện đẹp nhất với địa hình bằng phẳng rộng 7km hướng Đ-T. Trên bề mặt bằng phẳng nổi lên các dạng chóp cân, lệch các dạng khối chóp nhọn thấp, các chóp rất thoải chuyển tiếp dần vào các bề mặt carren tàn rất rộng.

- Cảnh quan bề mặt 1000-1300m. Bề mặt này là bộ phận chân sườn của cao nguyên, bị phá hủy mạnh thành các khối cao 100-300m, kéo dài theo hướng ĐB-TN, đặc điểm rất dốc dễ đổ lở, trượt lở. Xen kẽ giữa các bộ phận này là các lòng chảo rộng và sâu. Đặc biệt ở Sùng Ván có một hố sụt lớn vách

cao đến 100,.dưới chân vách có một cửa biến hút nước của vùng phía nam này. Cảnh quan karst sót thể hiện rất rõ. Đó là quá trình phá hủy các khối đá vôi lớn bằng cách lùi dần sườn làm hạ thấp dần đỉnh.Các chóp lớn tự phủ ở đỉnh có các chóp nhỏ hơn tách biệt. Đặc điểm này cho thấy hiện tượng trẻ hóa địa hình cũng đã xảy ra trên bề mặt này. Tại phía tây Mèo Vạc trên bề mặt nền đá vôi trắng bị cắt sẻ rất sâu thành các khối dạng nón lớn, đôi nơi có tháp ở đỉnh hoặc cụm các tháp trên nền đế đá đổ lở nghiêng dốc bao quanh hoặc các chóp liên kết thành dãy xen các lũng đáy dốc kéo dài.

- Cảnh quan bề mặt 750-950m. Dạng địa hình này phân bố rất hạn chế nhưng lại có cảnh quan độc đáo ở vùng thượng nguồn sông nhiệm. Bề mặt này tồn tại dưới chân sườn thoải rất rộng của bề mặt san bằng 1300-1500m ở ĐN Vần Chải. Tại Sủng Lỳ bề mặt 750-950m thể hiện là một bậc hẹp trên đó còn tồn tại các chóp nhỏ di lưu trên nền đá nghiêng. Tại Sủng Của cảnh quan rừng đỉnh karst sót thể hiện đẹp trên bề mặt 750-950m, gồm các cụm chóp sót nối nhau có đỉnh cao như nhau trên nền đá vôi.

- Cảnh quan bề mặt 400-650m. Bề mặt địa hình này phân bố hạn chế thành một mảng rộng 500-1000m kéo dài từ Phố Chợ về phía ĐB qua Nà Luồng, Nà Dé. Đây cũng là kiểu karst sót dạng rừng đỉnh gồm các cụm nón trên nền đá vôi khá bằng phẳng có vách ngăn cách với bề mặt đồi đá lục nguyên. Bề mặt này vốn là đồng bằng gặm mòn chân núi với các chóp cân hai thế hệ mẹ, con nhô lên trên nền đá rất phẳng ở độ cao tuyệt đối 550m.

2.5.4. Địa hình tích tụ

Đây là dạng địa hình chiếm tỉ lệ nhỏ trên cao nguyên đá Đồng Văn. Địa hình tích tụ chủ yếu là sản phẩm của quá trình rửa trôi các vật liệu của quá trình phong hóa bóc mòn, chúng thường lắng đọng tích tụ lại ở khu cực có địa hình thấp nhất. Trên cao nguyên đá Đồng Văn dạng địa hình tích tụ này chủ yếu là ở các thung lũng nhỏ hẹp chân núi. Các bậc thềm sông các hố sụt karst. Tuy nhiên trên cao nguyên đá có các dạng địa hình tích tụ chủ yếu sau.

+ Bề mặt tích tụ có nguồn gốc sông (aluvi)

Địa hình tích tụ chiếm tỉ lệ nhỏ trên cao nguyên đá chủ yếu phân bố trên các thung lũng và trên đá phi karst và karst. Có thể phân biệt các dạng như: bãi bồi thấp, bãi bồi cao 3-4m, các bậc thềm tích tụ 5-6m và 7-10m ( so với mặt sông).

+ Bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - lũ trẻ

Các bề mặt có nguồn gốc sông - lũ trẻ phân bố ở các vùng trũng karst chủ yếu ở khu vực Yên Minh, Mậu Duệ. Đó là các bề mặt hơi mấp mô hơi nghiêng về phía dòng chảy. Bề mặt này có cấu tạo gồm cuội tảng, dăm sạn lẫn bột sét. Hiện bề mặt này bị chia cắt bởi các khe xói với mật độ phân cắt đạt 0,5km/km2. Và hiện nay khu vực này là phạm vi canh tác ruộng bậc thang của các đồng bào dân tộc.

+ Bề mặt tích tụ sông lũ cổ

- Tại đông cánh đồng Yên Minh tồn tại một bậc cao 20-30m ngang qua thung lũng cấu tạo từ sét màu nâu đỏ chứa cuội, sỏi, dăm, sạn ở trên (dày khoảng 1m). Xuống dưới 1m là cuội, dăm sạn to hơn, cuội có độ tròn rất tốt tới trung bình dày 1m phủ trực tiếp trên sét bột đỏ vàng, không phân lớp. Trên taluy đường lộ tầng tảng có độ tròn kém và cuội dăm sạn dày khoảng 2m. Bề mặt tích tụ này chuyển tiếp sang bề mặt đá vôi sót có cùng độ cao nứt nẻ mạnh theo chiều đứng. Dưới chân bề mặt đá vôi (sâu hơn mặt đường 5-6m) là dòng chảy ngầm cũng chứa cuội, tảng như mô tả.

Ở Phố Là: bề mặt này tạo nên bãi dạng bậc thềm có đỉnh bằng phẳng trên đáy thung lũng cao 4-5m và 10-15m đều cấu tạo từ tầng tảng, cuội dẹt, mảng đá dẹt hỗn độn trong sét vàng đỏ, dày thấy được 1.5-3m, thành phần cát kết, sét kết, độ lựa chọn rất kém.

Ở Phố Bảng, trước cửa đồn biên phòng còn tồn tại một mảng bằng cấu tạo từ dăm sạn chứa ít cuội dẹt, thành phần đá phiến sét, cát kết có độ tròn khá tốt, độ lựa chọn rất kém, trong sét nâu đỏ. Mảng này bị cắt xẻ sâu bởi các thung lũng chữ V và có độ cao lớn (tới 30-40m) so với đáy xâm thực.

Ở TB Phố Bảng gần 1km trên taluy đường lộ cuội, dăm, sạn, trong sét nâu đỏ dày 0,5-1,0m trên tầng terrarossa màu nâu đỏ. Vật liệu này cũng cấu tạo nên bề mặt bằng phẳng chạy ngang qua đáy thung lũng cao 10-15m trên đá vôi nứt nẻ.Trên đáy thung lũng có dải phễu karst tròn bị sét vùi lấp.

+ Bề mặt tích tụ lũ tích trẻ

Kiểu bề mặt này có ở các thung lũng lớn trong vùng đá vôi điển hình là Phố Cáo, Hữu Vinh, sông Nho Quế. Bề mặt này khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía dòng chảy có các vật liệu sắp xếp hỗn độn giữa hạt thô và vụn của tảng cuội, dăm, sạn, cát bột sét. Vật liệu thô thường độ lựa chọn và mài tròn kém.

Ở sông Nho Quế thành tạo lũ tích trẻ thể hiện là dãy các quạt trước cửa các mương xói đổ vào sông, kích thước vài chục đến vài trăm mét, cao 1-2m đến 4-5m, hơi nghiêng về phía lòng. Thành phần của quạt hỗn tạp gồm cuội, sỏi, cát, sét nhiều thành phần.

+ Tích tụ nguồn gốc karst (thềm travertin)

Các thềm travectin là dấu hiệu tuyệt vời chỉ vị trí đầu ra của nguồn nước karst. Chúng nằm ở rìa các khối karst. Ở chân đèo Quản Bạ, thềm travectin chiếm diện tích lớn: dài 3km, rộng 1km, cao 180m. Bề mặt thềm phân thành nhiều bậc, khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía thung lũng sông Miện. Ở các cạnh bên của thềm lộ các mảng, rừng đá do nằm ở vị trí trũng thấp trước cửa các khe rộng. Về mùa mưa nước chảy ra thành các dòng thác tạm thời.

2.5.5. Các dạng địa hình đặc biệt, đánh giá những tài nguyên địa hình trong phát triển du lịch

* Hang động karst

Trên cao nguyên đá chủ yếu là đá vôi chiếm diện tích 55-60% và địa hình cao trên 1000m, đây là khu vực hình thành hang động karst rất điển hình. Trên cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những khu vực thiếu nước trầm

trọng nhất Việt Nam. Nhiều chương trình tìm kiếm nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất đã được triển khai nhưng phần lớn chưa mang lại kết quả khả quan. Từ năm 2003 tới nay, Viện ĐCKS phối hợp với các nhà hang động Bỉ và các cán bộ tỉnh Hà Giang đã tiến hành 3 đợt khảo sát về địa chất karst và hang động ở đây. Kết quả đã phát hiện hàng trăm hang động. Các hệ thống hang này phân thành 3 bậc chính ở các độ cao lần lượt 1150m, 950m, 350m. Nhiều hang xứng đáng là di sản địa chất, vừa có thể khai thác du lịch vừa góp phần cung cấp nước sạch cho nhu cầu trong vùng.

Tại khu vực Đồng Văn thì khác với các vùng đá vôi khác như Ba Bể, Pu Luông, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hạ Long v.v. với hang chủ yếu phát triển ngang, nhiều nhũ đá đẹp, nhưng ở cao nguyên đá Đồng Văn hang phát triển mạnh theo phương thẳng đứng, sạch, ít nhũ đá, cuối hang thường có một đoạn ngắn phát triển ngang. Các hang chủ yếu đều phát triển theo phương TB-ĐN và thường kết thúc ở độ cao trong khoảng 950-1050m.

Ở khu vực Mèo Vạc các hang phát hiện đến nay chủ yếu đều ngắn hoặc nông, thường bị tắc, trừ trường hợp một số hang ở khu vực Lũng Chinh khá sâu

>300m và Lũng Pù > 100m. Giống như ở Đồng Văn, các hang sâu ở Mèo Vạc cũng khá sạch, ít phát triển nhũ đá, có nhiều hình thái do hoạt động của dòng chảy ngầm tạo nên.

Đến nay vẫn chưa tìm ra các điểm siphone chứa nước phản ánh độ sâu ngừng hoạt động của hang ở khu vực này Điều này cũng chứng tỏ rằng khu vực Mèo Vạc vẫn đang tiếp tục được nâng lên.

Nhiều hang động karst trên cao nguyên đá Đồng Văn rất đẹp và độc đáo, có thể triển khai các hoạt động du lịch khám phá các hang động tự nhiên đồng thời tìm hiểu về quá trình thành tạo chúng nhằm hấp dẫn khách du lịch điển hình là. Hang Khố Mỉ (Quản Bạ), hang Nà Luồng (Yên Minh), hang Ong (Đồng Văn)...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023