Một Số Điểm Phương Pháp Luận Của Việc Nghiên Cứu Địa Hình

pháp này được xây dựng trên cơ sở luận điểm cho rằng đại bộ phận địa hình mà ta thấy hiện nay đều được hình thành với vai trò chủ đạo của các vận động tân kiến tạo, nhất là đối với địa hình miền núi và các vùng sụt võng tân kiến tạo. Các vận động tân kiến tạo này dù nâng lên hay hạ xuống đều ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ hoạt động của các quá trình ngoại sinh, do đó ảnh hưởng rất lớn tới đường nét và cách sắp xếp của các dạng địa hình.

7.2.2.5. Phương pháp bản đồ

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các bản đồ chuyên ngành có liên quan như: bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế xã hội Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang trong quá trình nghiên cứu. để từ đó có thể áp dụng xây dựng bản đồ du lịch cho khu vực cao nguyên đá Đồng Văn.

8. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung đề tài bao gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu địa hình phục vụ sự phát triển du lịch. Chương 2: Đặc điểm địa hình khu vực cao nguyên đá Đồng Văn.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

1.1. Các khái niệm địa hình

1.1.1. Khái niệm địa hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Theo Đào Đình Bắc “Địa hình là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học và đời sống để mô tả diện mạo bề mặt lớp vỏ cứng của trái đất. Nó là tập hợp của vô vàn những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới ít nhiều rõ ràng, tức là tập hợp của các dạng địa hình”.[1]

Dạng địa hình có thể là một khối nhô cao so với bề mặt nằm ngang gọi là địa hình dương, hoặc có thể lõm xuống gọi là địa hình âm. Mỗi dạng địa hình lại bao gồm những yếu tố thành phần, đó là bề mặt, các đường, các điểm đặc trưng.

Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 3

Các dạng địa hình thường được sắp xếp, kết hợp với nhau theo những quy luật nhất định để tạo thành những đơn vị địa hình cấp cao hơn. Tập hợp các dạng địa hình liên kết với nhau một cách có quy luật, có quan hệ mật thiết với nhau về nguồn gốc phát sinh và cùng tồn tại trên một không gian mặt đất nhất định được gọi là kiểu địa hình”.[1]

Nhiều kiểu địa hình có thể gộp với nhau theo những dấu hiệu giống nhau về nguồn gốc phát sinh và phát triển thành nhóm kiểu địa hình. Có hai nhóm kiểu địa hình chính được phân biệt theo cơ chế thành tạo, đó là nhóm kiểu địa hình bào mòn và nhóm kiểu địa hình tích tụ. Cũng có khi người ta nói đến nhóm kiểu địa hình nguyên thủy, nhưng chỉ là trên phương diện lý thuyết. Bởi vì nhóm địa hình này không tồn tại ở nguyên dạng mà đều bị các quá trình bóc mòn hoặc tích tụ cải biến ngay từ lúc mới xuất hiện.

1.1.2. Khái niệm hình thái địa hình

Hình thái địa hình hay còn gọi là diện mạo bên ngoài, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phân bố lại vật chất và các dạng năng lượng tự nhiên

trên bề mặt trái đất. Việc xác định các đặc trưng của hình thái địa hình là rất quan trọng bởi vì nó chi phối hoạt động của các quá trình thành tạo và cải biến địa hình, chúng quy định khả năng sử dụng địa hình cho những mục đích khác nhau, và nhiều khi phản ánh những thông tin quan trọng về địa chất, nhất là thạch học và kiến tạo. Người ta thường quan tâm đến hai loại thông tin về hình thái địa hình đó là: hình thái mô tả và hình thái trắc lượng.

Hình thái mô tả trong thực tiễn người ta thường gọi tắt là hình thái địa hình, bao gồm các yếu tố địa mạo bên ngoài của địa hình như: độ cao ( độ cao tương đói và độ cao tuyệt đối), độ dốc, hình dạng bề mặt, cách sắp xếp và hình khối địa hình.

Hình thái trắc lượng bao gồm những thông tin định lượng về độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối, độ chia cắt ngang, độ dài, độ dốc sườn và bề mặt, độ uốn khúc của các dòng sông... tất cả những thông tin dó được thể hiện dưới dạng chỉ số và hệ số”.[1]

Ngoài ra ta còn gặp thuật ngữ tạo hình thái dùng để diễn tả sự thay đổi trong diện mạo địa hình để đối lập với trạng thái yên tĩnh, không biến đổi hoặc biến đổi đồng dạng với chính mình của các dạng địa hình. Đây là khái niệm được vận dụng nhiều trong địa mạo khí hậu và địa mạo thổ nhưỡng.

1.1.3. Khái niệm nguồn gốc địa hình

Việc xác định nguồn gốc địa hình là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp của ngành địa mạo học. Và ngày nay địa mạo học hiện đại đã giải thích được quá trình phát sinh, phát triển và quy luật phân bố của phần lớn các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Từ các khối lớn nhất là các khối lục địa và đại dương, đến những dạng nhỏ hơn thậm chí là các vi địa hình.

Để có được những thành tựu ấy là nhờ địa mạo học đã có phương pháp luận đúng đắn. Cũng coi mọi sự vật trong tự nhiên, các dạng địa hình cũng là những thành tạo có phát sinh, phát triển và cuối cùng thoái hóa để tạo ra những dạng địa hình khác. Và sự phát sinh, phát triển phức tạp này phụ thuộc chặt chẽ vào hai nhóm động lực chủ yếu đó là nội lực và ngoại lực.

Tuy nhiên trong cơ chế thành tạo các dạng địa hình cỡ lớn, như các hệ thống núi, các miền đồng bằng rộng lớn, các lục địa và đại dương còn có những điều mang tính giả thuyết và trước đây chỉ dựa trên cơ sở học thuyết địa máng. Sau đó sự ra đời của thuyết kiến tạo mảng đã gợi ra những cách lý giải mới và ngày càng có sức thuyết phục hơn về nguồn gốc của các dạng địa hình cỡ hành tinh, như các lục địa, các đại dương và các vành đai núi...

1.1.4. Khái niệm tuổi địa hình

Việc xác định tuổi địa hình cho phép ta khôi phục được lịch sử phát triển của địa hình, từ đó thấy được những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau mà địa hình đã trải qua. Nghĩa là giải thích được vấn đề cổ địa lý nói chung và cổ địa mạo nói riêng.

Tuổi của địa hình nào đó là khoảng thời gian, trong đó nó đã được hình thành và các dạng của nó vẫn còn giữ được những đường nét chính cho tới ngày nay. Như vậy, khi nói tuổi địa hình tức là muốn nói tới tuổi địa hình cổ mà bây giờ ta vẫn còn thấy được dạng tương đồng”.[1].

Điều này cũng dễ hiểu bởi vì địa hình luôn luôn biến đổi do chịu tác động liên tục của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Còn những dạng địa hình đã biến đổi hoàn toàn thì nó đã trở thành dạng dịa hình khác và tuổi của dạng địa hình mới này cũng khác hẳn.

Tuổi của địa hình có thể xác định bằng số năm gọi là tuổi tuyệt đối, nhờ phương pháp định lượng chất đồng vị phóng xạ trên cơ sở bán chu kỳ phân hủy của chất phóng xạ có trong thành phần nham thạch. Và khi không có diều kiện để xác định tuổi tuyệt đối trong một số trường hợp người ta có thể xác định tuổi tương đối giữa các bậc địa hình với nhau trên cơ sở quy luật chung. Bậc càng cao thì tuổi càng cổ hơn hoặc ngược lại tùy từng trường hợp cụ thể.

Việc xác định tuổi địa hình đặc biệt khó khăn đối với các dạng địa hình bóc mòn, bởi vì ở đây bề mặt địa hình không trùng với bề mặt địa chất. Trong trường hợp này người ta phải xác định nó gián tiếp qua tuổi của trầm tích đồng

sinh với bề mặt bào mòn của địa hình, tức là áp dụng phương pháp trầm tích so sánh. Đối với các dạng địa hình tích tụ thì tuổi địa hình có thể được xác định dễ dàng hơn bởi vì bề mặt địa hình trùng với bề mặt địa chất, nghĩa là nếu xác định được tuổi địa chất của trầm tích ta sẽ biết được tuổi của địa hình tích tụ. Còn đối với địa hình bị chôn vùi tuổi của nó được xác định theo tuổi của trầm tích phủ trên và trầm tích nằm dưới bề mặt của nó.

1.2. Một số điểm phương pháp luận của việc nghiên cứu địa hình

Địa hình phải được nghiên cứu trong mối liên hệ cụ thể và chặt chẽ với đặc điểm của môi trường địa lý, xem nó như là một trong những hợp phần của môi trường vốn có khả năng tự điều chỉnh, nghĩa là nó luôn có quan hệ tương hỗ và quan hệ chi phối nhân quả với những hợp phần khác của môi trường địa lý. Nói cách khác khi nghiên cứu địa hình ta phải chú ý đầy đủ đến toàn bộ quan hệ phức tạp giữa các địa quyển: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, kể cả hoạt động của con người. Do đó có thể tóm tắt theo hướng sau:

* Nghiên cứu đặc điểm hình thái của địa hình: xác định kích thước các dạng sơ đẳng, mô tả diện mạo, cách sắp xếp, đặc điểm định hướng của chúng trong không gian và quan hệ giữa chúng với nhau về hướng.

* Xác định nguồn gốc phát sinh và các bước phát triển của các dạng địa hình và những tập hợp của chúng (tức là các kiểu địa hình).

* Nghiên cứu tính quy luật phát triển địa hình trong từng môi trường địa lý đặc thù và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phân loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh.

* Phát hiện những tập hợp khách quan của các dạng địa hình có liên quan với nhau về nguồn gốc phát sinh, lặp đi lặp lại trong không gian một cách có quy luật, xuất hiện trong những điều kiện cấu trúc địa chất nhất định, hoặc trong những cách kết hợp nhất định của các nhân tố tạo hình (tức là những kiểu điạ hình theo nguồn gốc phát sinh).

* Nghiên cứu sự phân bố địa lý của các dạng và kiểu địa hình trong mối liên hệ với tính phân đới khí hậu hoặc bởi cách sắp xếp của các khối lục địa và đại dương.

Trong mỗi hướng nghiên cứu này đều phải luôn luôn có quan điểm lịch sử, tức là nghiên cứu địa hình trong trạng thái vận động và phát triển.

+Tính đồng dạng: các sự kiện địa mạo đang và sẽ xảy ra đều có những nét tương đồng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc khôi phục và dự báo các hoạt động địa mạo khi xác định các nhân tố tham gia vào quá trình trên cơ sở nghiên cứu hiện tại. Quan điểm này được đúc kết thành câu “hiện tại là chìa khóa đi vào quá khứ”.

+Tính đột biến ngưỡng: đây là nguyên lý nói về sự đột biến các sự kiện địa mạo, tính đột biến ngưỡng chính là bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa để chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

+Phản ứng dây chuyền: khi có một nhân tố địa mạo nào đó thay đổi vượt quá ngưỡng thì các nhân tố khác trên phạm vi một lãnh thổ nào đó cũng bị thay đổi. Trong quá trình này các phản ứng sẽ dần tiến tới trạng thái ổn định trong điều kiện mới với sự chiếm ưu thế của một hoặc vài nhân tố nào đó.

+Thời gian: khoảng thời gian hoạt động của một quá trình (hay nhân tố) địa mạo nào đó rất khác nhau. Nó có thể mất đi hoặc bị thay thế vai trò trong quá trình phát triển địa hình lãnh thổ theo thời gian. Tuy nhiên, theo thời gian nó cũng có thể được lặp lại nhưng trong hoàn cảnh khác và có thể có cường độ khác. Trong thực tế đa số các quá trình địa mạo đều diễn ra lâu dài, nhưng cũng hiếm trường hợp đột biến.

* Tóm lại: nghiên cứu địa hình mặt đất trong trạng thái luôn luôn biến động trên cơ sở các nguyên lý địa mạo là cách đi tốt nhất để tìm hiểu rõ bản chất của địa hình. Đó là cơ sở phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu địa mạo ở bất kì quy mô nào, bất kì quá trình địa mạo nào. Đó cũng là cơ sở lý thuyết chung của địa mạo học. Địa hình được sinh ra và tiến hóa trong các mối tác động tương hỗ giữa các lực nội sinh và ngoại sinh do những nguyên nhân khách quan và chủ quan theo không gian và thời gian.

1.3. Khái niệm về các dạng địa hình

1.3.1. Địa hình miền núi

Miền núi được quan niệm là những khu vực mặt đất tương đối rộng lớn, thường có cấu tạo uốn nếp, được nâng cao so với mực nước biển và các khu vực đồng bằng bao quanh, có dao động độ cao đáng kể trên những khoảng ngắn. Do đặc điểm độ cao tuyệt đối lớn khiến cho các quá trình xâm thực bào mòn hoạt động mãnh liệt độ chia cắt sâu đạt những giá trị lớn. Các miền núi nhất là các miền núi trẻ thường có chế độ hoạt động tân kiến tạo mạnh và phân dị, làm cho địa hình luôn có tính phân bậc. Ở miền núi rất phổ biến các vệt lộ đá gốc có độ bền vững khác nhau gây ra các hiện tượng phong hóa, xâm thực và bào mòn chọn lọc và nhiều khi tạo nên những dạng địa hình cấu trúc điển hình. Do độ cao tuyệt đối lớn, độ chia cắt sâu sườn có độ dốc lớn là những nguyên nhân căn bản làm cho địa hình và các quá trình địa mạo ở miền núi có nét độc đáo bao gồm các kiểu địa hình sau.

Quả núi

Đó là một bộ phận mặt đất nhô cao kích thước không lớn nổi rõ trên nền bằng phẳng, có đường chân dốc rõ ràng từ mọi phía. Đây là những dạng địa hình lẻ loi, đơn độc ở các miền trước núi, hoặc nổi lên giữa miền đồng bằng. Tùy vào nguồn gốc hình thành mà ta có cảnh quan núi đảo, cảnh quan núi lửa...

Đỉnh núi

Đỉnh núi không phải là những khối nhô cao trực tiếp trên nền đồng bằng bằng phẳng, mà là những khối nhô nổi rõ trên đỉnh quả núi, dãy núi lớn và nếu hai đỉnh núi nằm gần nhau phân cách với nhau bởi đèo "yên ngựa".

Miền trước núi

Miền núi và khối núi lớn cũng có đường phân cách với đồng bằng lân cận. Có trường hợp đường chân núi không biểu hiện rõ ràng, sường núi thường thẳng đứng và chuyển đột ngột xuống đồng bằng. Nhưng phần lớn trường hợp miền núi chuyển xuống đồng bằng rất từ từ tạo thành một miền chuyển tiếp

mang tính chất trung gian giữa một bên là miền núi một bên là đồng bằng gọi là miền trước núi.

Đường sống núi

Hai sườn đối nhau của quả núi, dãy núi cắt nhau ở phần đỉnh, tạo thành đường sống núi.Như vậy đường sống núi bao gồm những điểm có độ cao lớn nhất trong từng trắc diện ngang của dãy núi.Nó có thể là đường sắc cạnh hoặc có dạng mềm mại. Cũng có trường hợp, đường sống núi không rõ ràng, hai sườn không cắt nhau trực tiếp, thay thế vào đó là bề mặt đỉnh bằng phẳng nằm ngang”.[1]

Thông thường đường sống núi trùng với đường phân thủy, song có nhiều trường hợp hai khái niệm này lại không khớp nhau, do điều kiện khí hậu ở hai bên sườn của dãy núi khác nhau và kết quả làm cho đường phân thủy bị đẩy lùi về phía sườn khô khan và không còn ăn khớp với đường sống núi nữa.

Dãy núi

Đó là tập hợp của nhiều ngọn núi nằm kề liên tục với nhau, có đường sống núi và đường phân thủy thống nhất, kéo dài dạng tuyến”.[1]

Dải núi, hệ thống núi

Là “tập hợp của nhiều dãy núi tạo thành một thể thống nhất, có liên quan với nhau về nhiều mặt, được gọi là dải núi hoặc hệ thống núi”.[1]

Khối núi

Đôi khi nhiều ngọn núi tập hợp với nhau nhưng không theo tuyến mà hợp lại thành khối tương đối đẳng thước gọi là khối núi. Thông thường chúng do một khối xâm nhập lớn hoặc khối dung nham bị chia cắt tạo thành”.[1]

Miền núi

Là tập hợp của hầu hết các dạng hình thái kể trên, phát triển trên một khu vực mặt đất rộng lớn”.[1]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023