Các Yếu Tố Hình Thành Địa Hình Khu Vực Cao Nguyên Đá

Kainozoi, tốc độ nâng hiện đại đạt trên 3mm/năm và lớn nhất vùng ĐB. Biên độ nâng giảm dần về phía Nam và ĐN tạo nên một cấu trúc vòm khối tảng lớn nghiêng dần về phía Nam, ĐN kéo theo sự phân dị độ cao của địa hình và cấu trúc các đai cao. Trên bình diện chung đó xuất hiện các đới nâng và vồng địa lũy, các trũng sụt và võng địa hào. Do hệ quả tách giãn tạo rift Sông Hồng mà bộ phận rìa mảng lục địa cổ Hoa Nam chịu căng giãn theo phương ĐB, đồng thời cũng dịch chuyển sang ngang theo đứt gãy Sông Hồng về phía Nam. Sự tương tác giữa lực này đã tạo nên các dãy núi hình cánh cung độc đáo như: Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều mở rộng về phía Đông hình nan quạt, và thông ra khu vực đồi núi thấp thuộc lưu vực sông Xi Chang (Trung Quốc).

2.3. Các yếu tố hình thành địa hình khu vực Cao Nguyên Đá

2.3.1. Yếu tố nội sinh

Là nguồn năng lượng hoạt động bên trong lòng Trái Đất có tác động rất lớn đến việc hình thành địa hình. Trên cao nguyên đá Đồng Văn cũng vậy, trong suốt quá trình từ cổ sinh đến thời kỳ cận đại lớp vỏ Trái Đất luôn chịu tác động của các dòng năng lượng bên trong lòng Trái Đất tạo nên các thành tạo địa hình ở phạm vi rộng và quy mô lớn. Theo thuyết kiến tạo mảng thì những nguồn năng lượng này đã làm nên sự trôi dạt lục địa sự dịch chuyển của các mảng lục địa và đại dương, tùy vào sự tiếp xúc va chạm mà tạo nên các dạng địa hình như núi cao, vực sâu, vùng sụp trũng... chính điều này cũng đã tác động rất lớn góp phần hình thành nên các dạng địa hình trên Trái Đất cũng như trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Trong giai đoạn Jura-Creta (cách ngày nay khoảng 199-65 triệu năm) sau khi hoạt động tạo núi Indosini kết thúc vào cuối Trias, toàn bộ vùng ĐB trong đó có khu vực cao nguyên đá Đồng Văn chịu tác động của hoạt động magma diễn ra trong khoảng cuối Jura đầu Creta. Tuy nhiên dấu ấn này trên cao nguyên Đồng Văn thể hiện không rõ ràng.

Trong giai đoạn Kainozoi (cách ngày nay khoảng 65 triệu năm) các hoạt động kiến tạo đã ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của khu vực cao nguyên đá. Các đứt gãy trong vùng hoạt động khá tích cực do ảnh hưởng của sự va chạm giữa

hai lục địa Ấn Độ và lục địa Á-Âu vào thời kỳ Paleogen đã nâng toàn bộ khu vực cao nguyên đá lên cao như ngày nay. Trong pha đầu (vào thời kỳ Eocen- Miocen) tạo nên các đứt gãy có hướng TB-ĐN chuyển dịch trái và ĐB-TN chuyển dịch phải. Pha sau (vào thời kỳ Pliocen-Đệ Tứ) thì ngược lại các đứt gãy TB-ĐN chuyển dịch trái và ĐB-TN chuyển dịch phải. Trầm tích đệ tứ phát triển hạn chế trong các trũng nhỏ trên cao nguyên đá và chỉ tạo thành một lớp dày từ 1-6m.

Dưới sự tác động của nội lực đã hình thành nên các đới và các đứt gãy chính trên cao nguyên đá, góp phần tạo nên dạng địa hình tổng thể như ngày nay. Bao gồm:

+ Đới sông Gâm. Đới này kéo dài từ Quản Bạ đến thành phố Hà Giang, đứt gãy này thể hiện rõ ở hẻm vực sông miện, địa hình bị chia cắt mạnh do sự nâng cao khối tảng trong đới này và thể hiện rõ nhất ở khu vực Lao Và Chải thuộc huyện Yên Minh.

+ Đới sông Hiến. chiếm phần lớn cao nguyên đá Đồng Văn với các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc. với các hoạt động đứt gãy nâng sụt khối tảng trong tân kiến tạo đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hùng vĩ và nhiều dạng địa hình karst trên khu vực cao nguyên đá này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

+ Đới Lũng Cú. Đới bị các đứt gãy hệ TB-ĐN chia cắt mạnh làm nên cảnh quan rất hùng vĩ và các dạng địa hình rất độc đáo trên cao nguyên đá. Đặc biệt là địa hình karst.

Các đứt gãy chính trong vùng tạo nên sự chia cắt mạnh về địa hình đồng thời phá hủy các đá tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình ngoại sinh hoạt động mạnh mẽ, tạo nên địa hình mềm mại và độc đáo như ta thường nhìn thấy trong ngày nay.

Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 6

2.3.2.Yếu tố ngoại sinh

Là do tác động của ngoại cảnh như khí hậu, thủy văn, bức xạ mặt trời... đã điêu khắc cho địa hình vốn độc đáo trên cao nguyên đá này càng thêm phần đặc biệt hơn.

Các nghiên cứu kiến tạo-địa mạo đã giúp phân biệt các cảnh quan karst và phi-karst với một tập hợp cực kỳ đa dạng các kiểu dạng địa hình. 55-60% diện tích đá trên Cao nguyên đá Đồng Văn là đá vôi cộng với sự đa dạng của các thể loại đá vôi trong bối cảnh kiến tạo và khí hậu độc đáo đã tạo nên nhiều cảnh quan, thành tạo karst kỳ dị và lý thú như các bề mặt san bằng cổ, các hang động hấp dẫn (Động Nguyệt, Hang Dơi, Hang Ong, Hang Rồng, Hang Mẹ Chúa Ba, Động Én, Xả Lũng), vừa có giá trị khoa học vừa có tiềm năng phục vụ kinh tế và phát triển du lịch. Đồng thời, chúng cũng tạo nên nhiều trũng kiến tạo-karst dài 1-8km, sâu 200-700m (các thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn, Mèo Vạc; các xã Lũng Phìn, Xà Phìn); nhiều phễu karst quy mô khác nhau (Lũng Chinh, Lũng Cú v.v.); rừng đá-vườn đá-vách đá (Khâu Phai, Lũng Pù, Lũng Táo, Vân Chải, Sản Tủng, Xà Phìn, Lũng Chinh v.v.). Đặc biệt, các khối núi đá carbonat ở nhiều nơi trên cao nguyên (Sà Phìn, Lũng Táo, Sảng Tủng, Pải Lủng v.v.) còn tạo nên các dạng địa hình karst dạng chóp nón đặc trưng của miền karst nhiệt đới-cận nhiệt đới, các hẻm vực karst kỳ vĩ, trong đó hẻm vực Nho Quế dài trên 30km và sâu nhất Việt Nam (800-900m) tạo vách dốc đứng khi cắt qua các khối đá vôi ở gần bản Tu Sản của người H’Mông. Đặc biệt, sự đa dạng về địa hình và cảnh quan karst này lại được xen kẽ một cách hài hòa với các dạng địa hình mềm mại tạo bởi các đá lục nguyên, lục nguyên xen carbonat, như các khối núi, sườn núi có cấu tạo đơn nghiêng, các đồi tròn thoải, các thung lũng sông suối đã tạo nên một cảnh quan tuyệt mỹ cho vùng cao nguyên này (Lũng Cú, Phố Bảng, Yên Minh v.v.).

Trên bình diện khu vực, cần nêu thêm hai yếu tố độc đáo tác động đáng kể đến diện mạo cảnh quan địa hình hiện đại là cấu trúc và sơn văn đặc sắc của vùng ĐB Việt Nam trong đó có Cao nguyên đá Đồng Văn và tính khô hạn của các đai cao gây ra hiện tượng hoang mạc đá.

Tính khô hạn của các đai cao và hiện tượng hoang mạc đá. Với các dải núi xòe rộng về phía Bắc, không khí lạnh từ đó tràn về dễ dàng thâm nhập tới

tận thung lũng Sông Hồng. Chính vì thế mà vùng ĐB có khí hậu mùa Đông khắc nghiệt nhất nước. Mùa lạnh ở đây thường thấp hơn so với vùng đồng bằng tới 5-60C và mùa hạ cũng mát hơn.Dao động nhiệt độ ngày đêm vào mùa hạ khá lớn, giữa trưa 24-250C, nửa đêm xuống còn 16-170C. Băng giá, sương muối xuất hiện phổ biến ngay tháng 11. Lượng mưa khá thấp, tháng mưa nhiều nhất cũng không quá 310mm. Nhiệt độ mùa đông xuống quá thấp, nhiều khi quá 00C, lượng bốc hơi lớn của bề mặt đá vôi vốn bị nứt nẻ rất mạnh gây hiện tượng “hạn sinh lý” đối với thế giới thực vật làm cho chúng khó tồn tại và phát triển, đặc biệt là ở đai cao 1600-2600m, 1000-1600m và ở những nơi chúng bị triệt phá mạnh. Rõ ràng là quá trình karst hóa ở các đai cao 800- 1000m, 1000-1600, 1600-2600m xảy ra yếu ớt so với quá trình phong hóa vật lý thường xảy ra mạnh ở các đới khô hạn. Do vậy trên các đai cao này đã hình thành cảnh quan karst trụi rất độc đáo bằng con đường pediment hóa, tạo nên các chóp nón karst đồ sộ với sườn phủ đầy các tảng dăm đá vôi sắc cạnh - sản phẩm của hiện tượng đổ lở làm lùi sườn, hạ thấp dần đỉnh và mở rộng các thung lũng giữa chúng.

Với vị trí cũng như bối cảnh kiến tạo, cấu trúc địa chất và đặc điểm sơn văn cũng như điều kiện khí hậu độc đáo v.v. Mà trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã kết tinh được những cảnh quan địa mạo độc đáo, đặc biệt là cảnh quan karst. Đó là các cao nguyên với các bề mặt san bằng khác nhau, các kiểu và dạng địa hình thành tạo do đứt gãy, do bóc mòn, xâm thực-bóc mòn, trọng lực, các dạng cuesta, các cảnh quan đỉnh lũng, các hẻm vực karst, các dạng karst sót, các dạng karst trẻ hóa, các rừng đá, các sườn và đáy lũng tự phủ, các cánh đồng karst, các thung lũng karst-xâm thực, các hố sụt, phễu karst, các tầng hang động, thềm travectin cùng với các dạng tích tụ do các quá trình dòng chảy, trọng lực v.v. Đã tạo nên một số kiểu dạng địa hình tiêu biểu của cao nguyên đá Đồng Văn.

2.3.3. Yếu tố nhân sinh

Địa hình trên cao nguyên đá có tác động rất lớn đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao, địa hình hiểm trở đã hạn chế rất nhiều về sự phát

triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên để tồn tại những con người trên cao nguyên đá Đồng Văn đã sống hòa mình vào thiên nhiên, khai thác những thế mạnh của tự nhiên và tìm cách khắc phục những mặt hạn chế của tự nhiên để tồn tại. Chính vì vậy mà con người đã tác động không ít đến địa hình cả về mặt tích cực và tiêu cực.Vậy làm sao để phát triển bền vững trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn vừa đảm bảo được cuộc sống và bảo vệ được các di sản và những cảnh quan đẹp là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

Khi nhắc đến cuộc sống trên cao nguyên đá Đồng Văn ta thường có câu ví về sức sống kiên cường của người dân nơi đây " sống trên đá, chết nằm trong đá". Trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất con người đã tác động trực tiếp lên địa hình làm cho địa hình biến đổi đa dạng hơn có khi tạo nên cảnh quan đẹp như việc canh tác ruộng bậc thang trên các bậc thềm bồi tụ ven thung lũng và sông suối. ngược lại trong canh tác nương rẫy con người đã trực tiếp tác động vào các sườn của địa hình làm tăng thêm sự phong hóa vật lý, rửa trôi và tích tụ vật liệu.

Vì đá ở đây luôn quen thuộc và luôn hiện hữu trong cuộc sống nên đồng bào các dân tộc đã dùng đá để làm bờ rào xung quanh nhà và nương rẫy, đôi khi việc làm này đã vô tình tác động xấu lên địa hình phá vỡ những cảnh quan đẹp và làm mất đi vẻ nguyên sơ vốn có của địa hình, và đặc biệt hơn chính những mỏm đá mà người dân đập đi đấy mang theo những dấu ấn địa chất và hóa thạch cổ mà người dân không biết. Đây là vấn đề rất cấp bách cần phải bảo vệ ngay khi chưa quá muộn.

2.4. Đặc điểm địa hình khu vực

2.4.1. Đặc điểm chung

Cao nguyên đá Đồng Văn mang đặc trưng của miền núi phía bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng sâu. Về tổng thể nơi đây được chia thành hai vùng lớn, vùng núi cao trên 1400m đó là khu vực núi đá vôi trải dài trên diện tích của hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, ngoài ra một số điểm có độ cao lớn hơn. Vùng còn lại có độ cao từ 1000- 1400m thuộc hai huyện Quản Bạ và Yên Minh.

Địa hình nơi đây có lịch sử vận động địa chất lâu dài, do vậy có nhiều cấu trúc địa chất hẹp có thể phát triển thành các di sản địa mạo phục vụ cho tổ chức các loại hình du lịch. Tuy nhiên địa hình ở đây lại là những khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông, các dịch vụ du lịch...

2.4.2. Độ cao và hướng địa hình

Địa hình của vùng chủ yếu là núi cao vực sâu, bị chia cắt mạnh.Độ cao trung bình từ 1000-1600m so với mực nước biển.Độ cao tuyệt đối từ 800- 1200m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, và nghiêng dần từ ĐB xuống TN, các sườn núi có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt phức tạp vì vậy hình thành nên các tiểu vùng khí hậu và các kiểu địa hình khác nhau.

Kiểu địa hình cao nguyên núi đá có độ cao từ 700-1700m, kiểu địa hình này chiếm đến 50% diện tích tự nhiên của vùng, địa hình cao và dốc, độ dốc trung bình > 350, phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Mèo Vạc.

Kiểu địa hình núi thấp có độ cao từ 300-700m chiếm trên 40% diện tích tự nhiên của vùng, phân bố ở hầu hết các huyện, có độ dốc trung bình từ 28-330.

Kiểu địa hình đồi phân bố xen kẽ giữa các núi thấp và thung lũng sông thuộc huyện Quản Bạ và phía nam huyện Yên Minh chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của vùng. Với độ dốc từ 15-200.

Kiểu địa hình thung lũng phân bố chủ yếu hai bên bờ sông Nhiệm và sông Nho Quế và các con Suối lớn chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là dạng địa hình bằng phẳng tương đối thuận lợi cho việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.

2.5. Các dạng địa hình trên Cao Nguyên Đá

2.5.1. Địa hình nguồn gốc đứt gãy kiến tạo

Điển hình là: các sườn và vách hình thành do quá trình phá hủy đứt gãy kiến tạo. Các thung lũng hình thành dọc theo các đứt gãy và các bậc địa hình thành tạo do đứt gãy.

2.5.1.1. Các sườn và vách hình thành do đứt gãy kiến tạo

Các sườn và vách được hình thành do đứt gãy kiến tạo xảy ra và có mặt khá phổ biến trên cao nguyên đá Đồng Văn, với đặc điểm có độ dốc lớn thậm chí là dựng đứng. Các loại địa hình này được phân bố dọc theo các đứt gãy, đặc biệt là các đứt gãy hướng TB-ĐN và dạng địa hình này phát triển cả trên địa hình đá vôi lẫn các đá khác. Vĩ dụ như đứt gãy Sông Nho Quế với hẻm vực Tu Sản dựng đứng điển hình trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Vách hình thành trên đá vôi là do đứt gãy phân đới cấu trúc hoặc phân khối nội bộ cấu trúc. Chân vách có thể giới hạn đột ngột với bề mặt vùng đồi núi thấp, hoặc với bề mặt đáy thung lũng kéo dài như đứt gãy Phố Cáo, Quản Bạ, Lũng Chinh...

2.5.1.2. Các thung lũng hình thành theo đứt gãy

Đây là đới cà nát dập vỡ kéo dài dọc theo các đứt gãy là điều kiện để hình thành các đoạn sông, suối, hoặc tạo nên các thung lũng rộng kéo dài và các thung lũng karst có nhiều hố sụt sắp xếp dạng tuyến, các khối sụt lớn. Các thung lũng sông và các thung lũng karst rất phổ biến trong vùng như sông Ma Lé, sông Nhiệm, Sảng Tủng, Phố Cáo... và điển hình nhất là Phú Lũng dọc theo đứt gãy Phố Cáo - Sủng pờ đã hình thành nên con suối dài 2km. Đứt gãy sông Nho Quế tạo nên hẻm vực Tu Sản nằm trong thung lũng sông Nho Quế. Các đoạn TB-ĐN của đứt gãy tạo ra các đoạn sông thẳng dài từ 1-3km phân bố ở vài nơi dọc thung lũng(các đoạn Pả Vi Hả, cầu Tràng Hương...và khe hẻm của suối Bản Vàng (Mậu Duệ) cao 100m kéo dài 3km theo hướng TB-ĐN.

2.5.2. Địa hình bóc mòn

Do ảnh hưởng của khí hậu nên cá địa hình bóc mòn trên cao nguyên đá thể hiện khá đa dạng và độc đáo. Từ các dạng địa hình lớn như dãy núi, các dải đồi, đến các dạng địa hình nhỏ hơn như các sườn bất đối xứng, các dạng địa hình karst trên mặt... góp phần làm đa dạng thêm các kiểu địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn.

2.5.2.1. Các sườn xâm thực, bóc mòn

Các sườn này thường hình thành trên trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Mia-Lé, Tốc Tá, Sông Hiến.tạo nên các dải núi đồi ở xã Ma Lé, và vùng Bạch Đích(Yên Minh), vùng dải hẹp Đồng Văn... các dải núi này có độ cao từ 400m đến trên 1500m. đường chia nước thoải, hẹp uốn lượn trên bề mặt sườn không phẳng. Bề mặt sườn phát triển nhiều mương xói hiện đại, độ dốc thường từ 20-

400. Độ phân cắt ngang đạt 2-3km/km2, mạng lưới sông suối thường có dạng cành cây tỏa tia vòng vèo.

2.5.2.2. Các sườn bóc mòn - rửa trôi

Các sườn này thường hình thành trên các đá lục nguyên. Chúng tồn tại ở bộ phận sườn cao và trên các di tích của bề mặt san bằng vùng đỉnh và chỗ nối các sườn với nhau. Chúng tạo nên các đồi thoải, bề mặt sườn rộng, có lớp phủ thực vật nghèo nàn và lớp phủ thổ nhưỡng mỏng.

2.5.2.3.Các bề mặt sườn xâm thực

Các bề mặt sườn xâm thực kéo dài liên tục dọc sông Nho Quế là một trong những cảnh quan hùng vĩ hơn cả các vách đá vôi dựng đứng, thường có độ cao 500-600m. với các ranh giới trên cùng khi thì lồi ra(nơi có sống nhô ra từ các bề mặt san bằng), khi thì lõm sâu vào (nơi có các dòng suối chảy qua hay đỉnh của các khe rãnh xâm thực. và thường nằm dưới chân vách núi đá vôi dựng đứng cao 100-400m dưới các bề mặt san bằng. Mặt cắt sâu bởi các khe rãnh đâm thẳng vào chân vách làm cho vách bị đổ lở và lùi dần.

2.5.2.4. Các bề mặt san bằng

Các bề mặt san bằng biểu hiện dưới dạng các bề mặt có độ cao tương đương ở vùng phân thủy, các bề mặt bằng phẳng trên đường sống núi, trên vai núi và các bậc vai sườn trong thung lũng. Chúng tồn tại trên vùng karst và cả trên vùng phi karst với các độ cao khác nhau.

- Bề mặt san bằng 1800-2000m, tuổi Paleogen.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí