Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------------------------------------


PHẠM VĂN BẢO


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Hà Nội - 2010

MỤC LỤC


Trang


LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu 4

Kết quả mong đợi của đề tài 4

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4

Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1.Khái niệm DLST 6

1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển DLST 10

1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 10

1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái 12

1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia 12

1.6. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái 13

1.6.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái thế giới 13

1.6.2. Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mô hình DLST ở các VQG

trên thế giới 17

1.6.3. Thực trạng DLST ở các VQG của Việt Nam 18

1.6.4. Thực trạng du lịch sinh thái ở VQG Vũ Quang 21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 23

2.2. Nội dung nghiên cứu 24

2.3. Quan điểm nghiên cứu 24

2.4. Phương pháp nghiên cứu 25

2.4.1. Phương pháp luận 25

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST

Ở VQG VŨ QUANG 34

3.1. Điều kiện tự nhiên VQG Vũ Quang 34

3.1.1. Vị trí địa lí 34

3.1.2. Đặc điểm địa chất, khí hậu thủy văn 36

3.1.3 Tài nguyên đa dạng sinh học 44

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn phục vụ DLST. 51

3.2.1. Dân cư, nguồn lao động và điều kiện kinh tế 51

3.2.2. Các yếu tố lịch sử - nhân văn 52

3.3. Hiện trạng cơ sở phục vụ DLST tại VQG Vũ Quang 57

3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VQG Vũ Quang 59

3.5. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển DLST 59

3.6. Tình hình phát triển Du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh và cơ hội của VQG Vũ Quang 61

3.7. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Vũ Quang 63

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST

VQG VŨ QUANG 66

4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Vũ Quang 66

4.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang 67

4.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm DLST 68

4.2.2. Định hướng về thị trường 68

4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Vũ Quang 70

4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức BTTN 79

4.2.5. Định hướng các hoạt động khuyến kích người dân tham gia 82

4.3. Ảnh hưởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cư và bảo tồn 83

4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đên cộng đồng địa phương 83

4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu 84

4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn. 86

4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện 87

4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường cảnh quan 87

4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Vũ Quang 87

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 95


DẠNH MỤC BẢNG


Stt

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Phân tích SWOT

33

Bảng 3.1

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.

42

Bảng 3.2

Một số trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam

47

Bảng 3.3

Tổng hợp thành phần loài động thực vật ở VQG Vũ Quang

50

Bảng 3.4

Lượng khách đến Hà Tĩnh

61

Bảng 3.5

Phân tích điểm mạnh - yếu - cơ hội - thách thức

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 1


DANH MỤC HÌNH


Stt

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ cấu trúc Du lịch Sinh thái

9

Hình 3.1

Biểu đồ độ ẩm và nhiệt độ

41

Hình 3.2

Biểu đồ lượng mưa hàng tháng và độ bốc hơi

44

Hình 3.3

Biểu đồ lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh

62


DANH MỤC BẢN ĐỒ


STT

Tên bản đồ

Trang

Bản đồ 1.

Bản đồ tài vị trí VQG Vũ Quang

35

Bản đồ 2.

Bản đồ tài nguyên DLST VQG Vũ Quang

56

Bản đồ 3.

Bản đồ đề xuất phát triển DLST VQG Vũ Quang

78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌


ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CRES Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường ĐDSH Đa dạng Sinh học

DLST Du lịch Sinh thái GDMT Giáo dục Môi trường HTS Hệ sinh thái

IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

JICA Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên

NGO Tổ chức phi chính phủ

SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức UBND Ủy ban Nhân dân

VCF Quỹ Bảo tồn Việt Nam

VQG Vườn Quốc gia

WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Giá trị Đa dạng sinh học là không thể thay thế được đối với sự tồn tại và phát triển của Thế giới sinh học trong đó đặc biệt là con người. Bảo tồn đa dạng sinh học đang ngày càng trở nên cấp thiết và đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm của toàn xã hội và đặc biệt đối với các VQG và KBTTN.

Việt Nam là một quốc gia được các nhà khoa học đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Nhưng hiện nay với tốc độ phát triển của mọi ngành nghề, cùng với nền kinh tế thị trường đang làm cho đất nước ngày một giàu mạnh, mức sống ngày được nâng cao và nhu cầu của con người ngày càng cao. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung và các vùng sinh thái trọng điểm nói riêng.

Du lịch sinh thái được xem là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn đồng thời phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tại đại hội các Vườn Quốc gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức năm 2002 đã khẳng định “Du lịch Sinh thái ở trong và ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị quan trọng của Khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa...” [5].

Trong những năm gần đây trong cuộc phát triển chung của xã hội, lĩnh vực DLST và bảo tồn trên thế giới cũng đã có nhưng bước phát triển mạnh mẽ. Quan trọng nhất là việc du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đó trở thành hướng phát triển mang tính thời sự trên toàn cầu. Hơn lúc nào hết khi vấn đề phát triển kinh tế xã hội hiện nay đang được đặt ra trên quan điểm phát triển bền vững, thì việc phát triển DLST được xem là một công cụ hiệu quả đáp ứng được mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

1

Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Ở Cốxta Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm DLST hoạt động tốt, giúp bảo vệ các HST tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Equađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động DLST; Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực khuyến khích phát triển du lịch sinh thái với những chính sách rò ràng, thành lập các đơn vị chuyên trách và các quỹ nhằm duy trì và phát triển nghành du lịch hướng tới thiên nhiên để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Theo Báo cáo về xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi). Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cũng cải thiện rò rệt trong những năm gần đây [14].

Tại Úc và Newzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào hạng DLST. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi động. Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc tế cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi như là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta. Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch như Hạ long, Sa pa, Bạch Mã, Bà Nà, Lang Bieng, Cố Đô Huế, Mỹ Sơn, Cát Tiên, Đồng Tháp Mười...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022