Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 2

bên cạnh đó nhiều điểm vẫn còn chưa được khai thác. Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây DLST Việt Nam cũng đã phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn.

Vườn Quốc gia Vũ Quang được thành lập vào năm 2002, với diện tích 55058 ha và được các nhà khoa học đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao, với thành phần loài như sau: Thực vật 1023 loài, động vật 575 loài trong đó: Lớp thú 87 loài bò sát ếch nhái 65 loài, cá 88 loài, chim 311 loài, bướm 316 loài.. Đặc biệt ở đây vào những năm 1992, 1993 đã phát hiện ra hai loài thú mới cho khoa học thế giới là; Sao la, Mang lớn và ngoài ra ở đây còn có rất nhiều loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thể giới như; Bò tót, Voi, Hổ, ... về Thực vật có các loài như; Pơ mu, Du sam, Hoàng đàn, Lim xanh, Dổi.... Mặt khác, cũng theo các nhà khoa học lão luyện trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học thì ở đây còn có nhiều tiềm năng hấp dẫn chưa được nghiên cứu đến và tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Vũ Quang không dừng lại ở những con số trên. Bên cạnh đó, Vũ Quang còn có di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia – căn cứ Vũ Quang của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do nhà chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng lãnh đạo. Đây chính là những tài nguyên Du lịch Sinh thái tiềm tàng, nếu có sự nghiên cứu và triển khai phù hợp sẽ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở Vũ Quang đồng thời phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Mặc dù có nguồn tài nguyên DLST tiềm tàng song cho đến nay, việc đánh giá một cách khoa học các tiềm năng du lịch sinh thái cũng như xây dựng các hoạt động/ kế hoạch phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn của VQG Vũ Quang vẫn còn chưa được triển khai một cách hệ thống. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất phát triển Du lịch Sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh”.

Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Vũ Quang.

* Mục tiêu cụ thể:


- Tổng quan một số vấn đề về DLST Thế giới và Việt Nam.


- Đánh giá tài nguyên DLST Vườn Quốc gia Vũ Quang.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Xây dựng và đề xuất định hướng phát triển DLST Vườn Quốc gia Vũ Quang.

- Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa DLST, bảo tồn ĐDSH ở Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 2

Kết quả mong đợi của đề tài


- Đánh giá được tài nguyên DLST của VQG Vũ Quang.


- Đề xuất được định hướng phát triển DLST nhằm hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Vũ Quang.

- Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa DLST, bảo tồn đa dạng sinh học và cộng đồng ở VQG Vũ Quang, từ đó nêu lên các vấn đề cần quan tâm khi phát triển DLST ở VQG Vũ Quang.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:

+ Đây là nghiên cứu đầu tiên về DLST ở VQG Vũ Quang.

+ Kết quả của đề tài là đưa ra được đề xuất về phát triển DLST ở VQG Vũ Quang.

+ Đưa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hôi của cộng đồng và công tác bảo tồn.

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn có khả năng áp dụng triển khai phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn ĐDSH ở VQG Vũ Quang.

Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày gồm có các phần; Mở đầu, 4 chương chính, kết luận

- kiến nghị và phần phụ lục, cụ thể như sau: Mở đầu.

Chương 1: Tổng quan tài liệu.

Chương 2: Đối tượng, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Tiềm năng và hiên trạng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang. Chương 4: Đề xuất định hướng phát triển DLST ở Vườn Quốc gia Vũ

Quang.


Kết luận - Kiến nghị. Phụ lục.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU‌

1.1.Khái niệm DLST

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên được ông đưa ra vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này" trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn [23].

Năm 1994, nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái” [16].

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (năm 1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” [23].

Honey (1999) thì cho rằng “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người” [5].

Ở Việt Nam vào năm 1999, trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [5].

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [11].

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [14]. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững” [18].

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [5].

Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và vườn quốc gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh thái.

Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu, cuộc sống hoang dã, phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa

hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chính đây là mối quan hệ giữa du lịch và các khu bảo tồn và vườn quốc gia [24].

Ở Việt Nam nói chung và ở vườn quốc gia nói riêng, yếu tố gây hấp dẫn cho khách du lich đó là những thông tin về ĐDSH, những phát hiện mới về các loài động thực vật và những cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng các khách đến với các khu bảo tồn và vườn quốc gia không hẳn là khách du lịch sinh thái, mà họ chỉ có những sở thích về muốn khám phá cảnh đẹp, do vậy họ chỉ lựu lại những khu vực này với thời gian rất ngắn, họ không muốn có những trải nghiệm thực sự với thiên nhiên. Tuy vậy, đây cũng là những đối tượng du lịch góp phần tăng nguồn thu hiệu quả vào cho việc bảo tồn và cải thiện sinh kế cho người dân ở đây, như một giải pháp trước mắt. Các hoạt động du lịch sinh thái ở đây phải được xây dựng bám sát định nghĩa về du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng phát triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến vườn quốc gia và tăng nguồn thu nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh thái [21].

Hiện nay, DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của DLST có liên quan đến các khu BTTN và VQG là [5]:

- Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là một điều kiện quan trọng;

- Phát triển du lịch phải hỗ trợ tài chính cho công tác bảo tồn ở các khu BTTN và VQG;

- Tạo thu nhập cho người dân địa phương;

- Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận bảo tồn thiên nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế.

Phát triển du lịch sinh thái là một trong những cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và các khu BTTN & VQG. Đó cũng là một hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bền vững trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực; là một công cụ quan trọng trong quản lý các khu BTTN & VQG. Tuy vậy phát triển DLST phải đảm bảo được phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các Khu BTTN và VQG.

DLST

DU LỊCH

DLST được biểu diễn bằng sơ đồ sau:



DU LỊCH


TỰ NHIÊN

DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

DU LỊCH

DLST

DU LỊCH CÓ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÝ BỀN VỮNG

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái [23].

Như vậy, DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao. DLST nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn, trong đó phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương.

1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển DLST

Những nguyên tắc đảm bảo trong du lịch sinh thái không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý tổ chức, điều hành du lịch mà cho cả các hướng dẫn viên, cộng đồng dân địa phương [5,21,23]. Các nguyên tắc này bao gồm:

- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và con người. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST.

- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói ri êng và tài nguyên ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn nói chung. Cụ thể là DLST phải được tổ chức có tính khoa học, có tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng dân địa phương, những người có quyền làm chủ cho sự phát triển và trong công tác hoạch định du lịch.

Xuất phát từ những khái niệm về DLST ở trên chúng ta có thể thấy để phát triển DLST cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trên. Nếu các hoạt động du lịch mà không đáp ứng được các tiêu chí trê n thì không thể được xem là DLST.

1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Các hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch khác ở các đặc trưng chủ yếu sau [21, 23]:

- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên: Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và kể cả những nét văn hoá bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí