Phân Loại Và Phân Bố Các Trạng Thái Tại Khu Vực Nghiên Cứu


mùa nóng là 30°C và Nhiệt độ trung bình thấp nhất 16°C.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm thấp nhất 990mm và Cao trung bình hàng năm 2574mm.

3.1.3.2. Thuỷ văn:

Bản Phon Song là nơi lưu vực sông nặm Măng, nặm Nghiệp và các sông suối khác chảy qua. Các mạng lưới thủy văn này là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho cả Bản.

Mặc dù có một số con kênh đào thoát nước ra những bờ dốc phía Bắc, phía Đông Nam và các vùng phía Tây Nam của Bản, nhưng hệ thống thoát nước chính lại nằm ở vùng trung tâm. Đường rãnh thoát nước chủ yếu dẫn xuống phía Đông Nam, chảy về Nam Leuk và dẫn xuống hướng dòng chảy về con sông phụ lưu ở Nam Gnong.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

Hầu hết khu vực được bao phủ bởi những lớp đất màu nâu nhiệt đới điển hình, đất này có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, các chất hữu cơ bị khoáng hóa vừa bị lửa rừng đốt cháy, trở nền nghèo mùn và chua. Tuy nhiên, một số những loại đất màu mỡ có xuất hiện ở những vùng thung lũng và ven sông.

3.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Trải qua một thời gian dài khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên rừng đã bị suy giảm đi khá nhiều, không còn được nguyên vẹn như trước, nhưng vẫn có thể khẳng định tài nguyên rừng ở đây khá phong phú cả về mức độ tập trung và thành phần loài.

- Về thực vật rừng

có thảm rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và và đa dạng, thành phần loài động, thực vật phong phú, khoảng 80% diện tích rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như

nguyên sinh, ở đây phổ biến có hai kiểu rừng:

+ Kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim cận nhiệt đới, điển hình Pơ mu, Sa mu, Thông ba lá, Thông hai lá, Kim giao, Thông tre và có nhiều loại khác.

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần loài phong phú gồm các loại Sến, Lát hoa, Lim xanh … với trữ lượng lớn. trong đó:

- Rừng nguyên sinh 35%

- Rừng hỗn loài 44%

- Rừng lá kim (thông) 15%

- Rừng tre nứa, đồng cỏ 6%

Những rừng cây thường xanh có dọc suốt khu vực trung tâm của Bản. Loại rừng này thuộc nhiều họ cây khác nhau và là loài cây điển hình của các phần khác ở Đông nam Á. Những khu rừng tùng bách thường xuất hiện ở những vùng đất cát, nghèo dinh dưỡng, đặc biệt ở phía tây khu vườn quốc gia, nơi những khu rừng này thường xuất hiện với những cánh đồng cỏ. Ngoài cây gỗ lớn, LSNG cũng rất phong phú với các loài phổ biến như: Song, Mây, Lụi, Hèo, Vàng đắng (Haem), nhựa cây Chò Chỉ (Khi Sii), lá Cọ, rau ngọt rừng, Trầm hương, Chây trung bộ,...và các loại dây leo dưới tán rừng, và các loại tre - nứa.

- Động vật rừng Địa bàn, chiếm khoảng 67,53 % của diện tích, có độ che phủ của rừng rất cao nên hệ động vật rừng ở đây còn khá phong phú. Hiện là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hổ, cầy, mang,…đặc biệt có đến 22 loài dơi, 170 loài chim, 26 loài động vật lưỡng cư, 5 loài rùa, 9 loài thằn lằn và 9 loài rắn. Tuy nhiên, tình hình săn bắn động vật trái phép của các thợ săn sống trong và ven rừng đã diễn ra trong một thời gian dài làm suy giảm nghiêm trọng số lượng nhiều loài động vật, ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học của khu vực.

3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.2.1. Tình hình dân số, lao động

Để có được cái nhìn tổng quát về dân số, đề tài đã tiến hành thu thập số liệu về đặc điểm dân số và lao động. Xác định các đặc điểm về những đặc trưng kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu. Các đặc trưng về kinh tế, xã hội mà đề tài quan tâm bao gồm: Dân số, số người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức độ giàu, nghèo, trung bình trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Hạng mục

Đơn vị

Năm 2016

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số nhân khẩu

Người

515

100

- Tỷ lệ nam

Người

303

58.83

- Tỷ lệ nữ

Người

212

41.17

Tổng số hộ gia đình

Hộ

76

-

- Quy mô hộ

Người/hộ

6,78

-

- Số hộ nghèo

Số hộ

174

33.79

- Số hộ trung bình

Số hộ

246

47.77

- Số hộ giàu

Số hộ

95

18.45

Tổng số lao động trong độ tuổi

Người

252

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

+ Dân số

Theo số liệu thống kê của tỉnh Bolykhamxay: Tính đến năm 2016, Bản Phon song có dân số 515 người, nữ 212 người, chiếm 41,17%; nam 303, chiếm tỷ lệ 58,83%; tổng số hộ gia đình là 76 hộ.

Lao động

Cơ hội về việc làm của người dân rất ít, kế sinh nhai truyền thống từ lịch sử lâu đời của người dân địa phương chủ yếu là làm nương rẫy, làm

vườn, chăn nuôi và thu hái đặc sản rừng để mang bán kiếm ăn từng ngày từng tháng.

Tôn giáo

Dân tộc Lao Lum phần lớn theo phật giáo. Lao Theung theo đạo phật cơ đốc, Lao Sung theo đạo Vật Linh và 80% dân tộc Hmong theo đạo Vật Linh.

Tỷ lệ hộ giàu nghèo

Tỷ lệ hộ giàu nghèo là một chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của xã hội, tỷ lệ hộ giàu, nghèo, trung bình có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó, tỷ lệ hộ giàu chiếm ít nhất với tỷ lệ 18,45%. Số lượng hộ nghèo đứng thứ hai với 33,79% tại khu vực nghiên cứu. Kết quả này cho thấy điều kiện kinh tế tại Bảng Phon Song vẫn còn nghèo.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông vận tải: có tuyến đường giao thông thuận lợi như đường số 13 (từ thủ đô Vientiane vào trong phía nam của Lào), đường 15 (từ Vientiane đến nhà máy thủy điện Năm Ngưm) và còn nhiều đường khác như đường Thabok đi qua khu bảo tồn tới Muang Hom, Long Xan…, tạo điều kiện rất thuận lợi đi lại tới thủ đô Vientiane.

- Giáo dục: nhìn chung, về giáo dục ở đây kém phát triển, mặc dù có trường học trong bản, nhưng tỷ lệ người mù chữ rất cao.

- Y tế và sức khỏe cộng đồng: cơ sở vật chất y tế trong khu vực còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đội ngũ y tế với trình độ chuyên môn chưa cao nên hầu hết người bệnh đều phải đưa đi điều trị tại thủ đô Vientiane.

3.2.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý, chính trị, kinh tế ổn định, tạo điều kiện cho nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp.

- Lực lượng lao động khá dồi dào, người dân rất chịu khó trong sản xuất nông lâm nghiệp và quan tâm, gắn bó với rừng.

- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đầy đủ.

- Có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, tiện cho việc giao lưu tiêu thụ hàng hoá Nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế.

- Các cơ sở y tế, giáo dục, thông tin văn hóa xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, học tập và tiếp nhận các thông tin cho mọi đối tượng trên địa bàn.

* Khó khăn

- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm.

- Do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn còn xảy ra, rừng tự nhiên hiện có cũng khó bảo tồn nguyên vẹn.

Tóm lại: Qua phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu cho thấy bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương thì vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là với một nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu,… Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa thể sống được bằng chính nghề rừng. Các diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, suy giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái. Nhiều loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tại một số trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4. 1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

4.1.1. Phân loại và phân bố các trạng thái tại khu vực nghiên cứu

Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lựa chọn và thu thập số liệu trong các ô tiêu chuẩn để tiến hành tính toán xác định các đại lượng: Mật độ, Đường kính ngang ngực bình quân, Chiều cao bình quân, Tổng tiết diện ngang, Trữ lượng. Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loetschau (1960) đã được Viện điều tra Quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung và áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây để phân chia các trạng thái rừng hiện tại. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Phân loại trạng thái rừng hiện tại

OTC

N

(cây/ha)

D1.3

(cm)

Hvn (m)

G

(m2/ha)

M

(m3/ha)

Trạng thái

1

630

23,7

16,2

27,68

202,05

IVA

2

788

22,6

17,2

31,70

245,95

IVA

3

788

21,5

18,4

28,60

237,18

IVA

Trung bình

735

22,60

17,27

29,33

228,39

 

4

660

22,4

14,5

25,93

169,18

IIIB

5

800

19,9

14,1

24,77

156,66

IIIB

6

860

18,2

13,2

22,36

133,13

IIIB

Trung bình

773

20,17

13,93

24,35

152,99

 

Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: theo phân loại của Loetschau đối tượng nghiên cứu gồm 02 trạng thái rừng là IIIB và IVA.

Kết quả kiểm tra giả thuyết về sự bằng nhau của các phương sai thổng thể cho thấy Sig.F > 0,05 như vậy, các ô tiêu chuẩn của các trạng thái rừng là

thuần nhất với nhau. Do đó, ta có thể gộp theo từng trạng thái rừng.

Trạng thái rừng IIIB: Rừng bị tác động với mức độ thấp, trữ lượng rừng còn cao, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, rừng còn giàu trữ lượng, có độ tàn che trên 0,7, tổng tiết diện ngang của lâm phần ∑G = 22 - 26 m2/ha, trữ lượng rừng > 130 m3/ha. Trạng thái này bao gồm 3 OTC (chiếm 50% số OTC nghiên cứu) là OTC số 4, 5 và 6.

Trạng thái IV: Đây là rừng thứ sinh phục hồi, đã phát triển đến giai đoạn ổn định, trữ lượng và sản lượng cao, có độ tàn che > 0,7, ∑G > 27 m2/ha, ∑GD > 40 > 5 m2/ha. Trạng thái này bao gồm 3 OTC (chiếm 50% số OTC nghiên cứu). Cấu trúc rừng tương đối phức tạp, tầng tán gồm có 3 tầng chính là: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái (tầng giữa) và tầng dưới tán. Tầng vượt tán là những cây gỗ lớn có đường kính và chiều cao vượt trội vươn hẳn lên khỏi tầng tán chính và tạo thành những vòm tán không liên tục. Tầng ưu thế sinh thái, đây là tầng tán chính của rừng bao gồm những cây thân thẳng, tán tròn và hẹp, tán của các cây rừng nối tiếp nhau tạo thành những vòm tán liên lục. Tầng dưới tán, bao gồm những cây mọc rải rác dưới tán rừng, chiều cao thấp, sống trong điều kiện chịu bóng nhiều.

Rừng chiếm diện tích lớn so với diện tích đất tại khu vực nghiên cứu (diện tích rừng chiếm 88,1% tổng diện tích tự nhiên của bản). Tại khu vực nghiên cứu diện tích rừng trồng chiếm hơn 1/3 diện tích rừng cho thấy người dân đã có ý thức trồng rừng, kinh doanh rừng. Tuy nhiên với vị trí là bản trong khu bảo tồn thiên nhiên việc trồng rừng này cần phải có quy hoạch và được sự đồng ý của ban quản lý khu bảo tồn. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, một số diện tích rừng trồng là do người dân đã phá một phần diện tích rừng phòng hộ gần bản để trồng rừng Keo.

Các trạng thái rừng này chủ yếu phân bố tập trung ở Phía Tây và Phía Bắc của Bản Phon Song.

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Bolikhan

4.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng

4.1.2.1. Cấu trúc tầng cây cao

a) Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Tổ thành là nhân tố quan trọng trong cấu trúc lâm phần và là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến các đặc điểm sinh thái khác của rừng. Đặc biệt rừng tự nhiên ở nước ta, với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo nên

một hệ sinh thái rừng phức tạp và tổ thành loài đa dạng, phong phú của tầng

cây gỗ trong hệ thực vật. Tổ thành rừng biểu thị tỷ trọng của một loài hay một nhóm loài cây nào đó chiếm trong lâm phần, là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái. Cấu trúc tổ thành là cơ sở để định hướng cho các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng. Vì vậy việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng được xem như công việc đầu

tiên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc rừng nói chung và là cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp trong công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng. Chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong lâm phần gọi là hệ số tổ thành. Tập hợp hệ số tổ thành của các loài cây tương ứng gọi là công thức tổ thành. Về bản chất, công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.

Để xác định tổ thành cho các trạng thái rừng, đề tài biểu thị công thức tổ thành theo hai tiêu chí là: Theo tỷ lệ số cây (N%) và theo tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang (IV%).

* Công thức tổ thành theo số cây

Tổ thành theo phần trăm số cây tính theo công thức (2.1) và (2.2) làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành. Kết quả tính toán được tổng hợp tại bảng 4.2

Bảng 4.2. Công thức tổ thành theo số cây N%

Trạng thái

OTC

mtg

Công thức tổ thành theo số cây N%

IVA

1

3

25,0S+25,0X+14,3Ct+35,7CLK

2

4

31,4S+17,1Sp2+8,6Cax+8,6Trq+34,3CLK

3

3

31,4S+20,0X+17,1Cax+31,4CLK

Gộp

 

29,3S+15,0X+8,5Cax+5,7Sp2+41,43CLK

IIIB

4

2

36,4S+27,3X+36,4CLK

5

4

22,5S+20,0X+10,0Bb+10,0Trq+37,5CLK

6

3

27,9X+25,6S+11,6Trq+34,9CLK

Gộp

 

28,2S+25,1X+7,2Trq+39,6CLK

Chú giải:

Sao: S Cồng tía: Ct Bách bệnh: Bb

Xoay: X Căm xe: Cax Trường quánh: Trq

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy

Kết quả kiểm tra giả thuyết về sự bằng nhau của các phương sai thổng thể cho thấy Sig.F > 0,05 như vậy, các ô tiêu chuẩn của các trạng thái rừng là thuần nhất với nhau. Do đó, ta có thể gộp theo từng trạng thái rừng.

Số loài tham gia công thức tổ thành: dao động từ 2 đến 4 loài, trung bình là 3 loài. Số loài tham gia công thức tổ thành cao nhất tại ô tiêu chuẩn số 2, 5 và thấp nhất tại ô tiêu chuẩn số 4.

Số loài cây ưu thế: dao động từ 2 đến 3 loài. Các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Sao, Sp1, Căm xe, Bách bệnh, trong đó loài Sao chiếm ưu thế lớn nhất, loài này chiếm ưu thế trong 100% số ô tiêu chuẩn điều tra.

* Công thức tổ thành theo chỉ số IV%

Công thức tổ thành theo chỉ số IV% từng ô tiêu chuẩn được tổng hợp tại bảng 4.3

Bảng 4.3. Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV%

OTC

mtg

Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV%

1

7

29,8S+15,9X+13,3Ct+11,4Cax+10,0Sp2+8,4Đ+7,1Trq+4,2CLK

2

8

18,7S+13,4Cax+11,9 Tht+11,3Sp2+7,3Trq+5,7Gđ+5,4R+5,1Ct+21,0CLK

3

9

20,2S+17,2Cax+13,0X+11,1Tht+10,0Trq+8,3R+6,9Cr+6,7X+6,5Th

Gộp

22,9S+14Cax+9,6X+8,1Trq+7,7Tht+7,1Sp2+6,1Ct+24,4CLK

4

7

36,8S+19,3X+12,1D+11,3Tht +8,4Xm+6,6Trq+5,5Ct

5

7

23,1S+11,4X+11,0Cax+10,9Ct+7,3Trq+6,9Bb+6,7R+22,7CLK

6

8

25,5S+16,0X+9,5Trq+8,6Ct+7,7Xm+6,3R+6,3X+5,6D+14,5CLK

Gộp

28,5S+15,6X+8,3Ct+7,8Trq+6,5Ct+5,9D+5,4Xm+28,6CLK

Chú giải:

Sao:

S

Thầu tấu:

Tht

Trường quánh:

Trq

Xoay:

X

Dầu:

D

Đa:

Đ

Cồng tía:

Ct

Re:

R

Xăng mả:

Xm

Trâm vối:

Trv

Côm rừng:

Cr

Cơ nia:

Cn

Bách bệnh:

Bb

Thị hồng:

Th

  

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy

Số loài tham gia công thức tổ thành: dao động từ 5 đến 9 loài, trung bình là 7 loài. Số loài tham gia công thức tổ thành cao nhất tại ô tiêu chuẩn số 3 loài tham gia và thấp nhất tại các ô tiêu chuẩn số 1 với 4 loài tham gia công thức tổ thành.

Số loài cây ưu thế: dao động từ 2 đến 4 loài, trung bình là 3 loài. Các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Sao, Sp1, Căm xe, Bách bệnh, Thầu tấu, Cồng tía, Xoay, Trường quánh. Loài Sao vẫn chiếm ưu thế lớn nhất và xuất hiện trong 100% số ô tiêu chuẩn điều tra.

* So sánh tổ thành rừng theo N% và IV%

So với công thức tổ thành theo số cây thì công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV% có số loài cây tham gia công thức tổ thành và số loài cây chiếm ưu thế trong công thức tổ thành thường cao hơn. Một số loài có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ tiêu N% nhưng lại không có mặt trong công thức tổ thành tính theo IV%, hình ảnh trực quan so sánh giữa công thức tổ thành theo N% với IV% được minh họa tại hình 4.2

OTC 01 OTC 03 Hình 4 2 So sánh tổ thành theo IV và N của OTC 01 và 03 b Phân bố 1

OTC 01 OTC 03 Hình 4 2 So sánh tổ thành theo IV và N của OTC 01 và 03 b Phân bố 2

OTC 01

OTC 03

Hình 4.2. So sánh tổ thành theo IV% và N% của OTC 01 và 03

b) Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)

Phân bố số cây theo cỡ đường kính là một trong những quy luật kết cấu

cơ bản của lâm phần, vì đường kính là nhân tố tham gia tạo nên thể tích của cây rừng quyết định đến trữ lượng, sản lượng của lâm phần, đồng thời nó phản ánh sự thích nghi của cây rừng với điều kiện lập địa. Trong hoạt động kinh doanh và lợi dụng rừng, dựa vào quy luật phân bố N/D1.3, con người có thể điều tiết mật độ hợp lý, xác định được vốn rừng hiện có, vốn rừng để lại, lượng khai thác và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để cây rừng có thể lợi dụng tối đa không gian dinh dưỡng cũng như điều kiện lập địa. Ngoài ra, dựa vào phân bố N/D1.3 xác định số cây theo từng cỡ đường kính làm cơ sở để xây dựng các biểu chuyên dụng phục vụ mục đích kinh doanh. Thông qua việc tính toán các đặc trưng mẫu về đường kính, đề tài thu được bảng số liệu sau:

Bảng 4.4: Các đặc trưng mẫu về đường kính D1.3

OTC

Trạng thái

TB

S

S%

Ex

Sk

Min

Max

1

IVA

20,4

9,6

46,8

-0,122

0,929

7

43

2

21,4

7,9

36,8

-0,306

0,799

11

39

3

20,7

8,6

41,6

-0,618

0,358

5

38

Trung bình

20,8

8,7

41,7

-0,349

0,695

8

40

4

IIIB

18,5

7,9

42,6

0,545

1,012

7

40

5

15,8

8,3

52,8

-0,330

0,870

6

35

6

14,6

7,3

49,8

0,629

1,225

7

35

Trung bình

16,3

7,8

48,4

0,281

1,036

7

37

TB

 

18,57

8,27

45,07

-0,03

0,866

7

38

Min

 

14,6

7,3

36,8

-0,618

0,358

5

35

Max

 

21,4

9,6

52,8

0,629

1,225

11

43

Đường kính bình quân cây rừng biến động tương đối lớn giữa các OTC nghiên cứu. Đường kính bình quân dao động từ 14,6 đến 21,4 cm trung bình đạt 18,57 cm. Chênh lệch giữa giá trị đường kính lớn nhất và nhỏ nhất rất lớn, đường kính biến động từ 5 cm đến 43 cm. Do đó, hệ số biến động lớn dao động từ 36,8 % đến 52,8% trung bình 45,07%.

Các chỉ tiêu độ lệch Sở tất cả các OTC đều có giá trị lớn hơn 0, cho

thấy đỉnh đường cong lệch trái so với trị số trung bình. Phần lớn đường kính cây rừng tập trung ở cỡ đường kính dự trữ và kế cận, có nghĩa là rừng đang trong giai đoạn phát triển. Chỉ tiêu độ nhọn Ehầu hết các OTC trước khai thác đều <0 cho thấy đường cong phân bố thực nghiệm thấp hơn so với phân bố chuẩn, cũng có nghĩa là mức độ tập trung của trị số quan sát xung quanh trị số trung bình là thấp.

* Nắn phân bố

Tổng hợp kết quả xác lập phân bố N/D1.3 thực nghiệm của 6 ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu cho thấy: phân bố N/D1.3 hầu hết có dạng giảm lệch trái, đề tài sử dụng hàm Meyer để mô phỏng phân bố N/D1.3, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 theo hàm Meyer

OTC

α

β

χ205 tính

χ205 tra bảng

k=l-r-1

Kết luận

1

15,2781

-0,0676

1,9550

12,5916

6

H+

2

13,5238

-0,0508

8,0135

11,0705

5

H+

3

12,9936

-0,0507

4,9180

11,0705

5

H+

4

9,7246

-0,0555

5,8413

12,5916

6

H+

5

17,7026

-0,0712

6,1329

11,0705

5

H+

6

27,7931

-0,0957

6,8206

11,0705

5

H+

Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố tại các OTC cho thấy: có 100% số OTC có 2tính<205tra bảng. Điều đó cho thấy phân bố số loài cây theo

cấp đường kính được mô phỏng bằng phân bố Meyer là hợp lý. Hình ảnh trực quan về quy luật phân bố này được thể hiện tại hình 4.3

Nhìn vào biểu đồ (hình 4.3) cho thấy phân bố số cây theo cỡ kính ở các ô tiêu chuẩn đều có dạng đỉnh lệch trái. Phần lớn cây rừng tại các ô tiêu chuẩn tập trung nhiều trong cỡ kính từ 8 - 16 cm sau đó giảm dần khi cỡ đường kính tăng lên. Trên quan điểm sinh thái, nhóm cây gỗ tầng cao là thành phần có vai

trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của rừng. Thành phần cây gỗ quyết định mối quan hệ giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng tự nhiên. Đảm bảo sự ổn định của thành phần cây gỗ là một khía cạnh quan trọng trong quản lý rừng bền vững. Phân bố N/D1.3 giảm tạo nên sự ổn định thể hiện sự kế tục liên tiếp của các lớp cây.

Như vậy, tại khu vực nghiên cứu có cấu trúc còn tính trật tự, nhưng đã bị xáo trộn ở mức trung bình. Điều này phù hợp với thực trạng khu rừng tự nhiên hỗn loài ít bị tác động. Nhìn chung, trạng thái rừng có cấu trúc N/D1.3 theo hướng giảm dần, đây là điều kiện đảm bảo sự kế tục liên tiếp của các thế hệ cây rừng, góp phần tạo nên sự cân bằng, ổn định về sản lượng và chất lượng của rừng.

Hình 4.3. Mô phỏng phân bố N/D1.3 của OTC 01

c) Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)

Phân bố số cây theo từng cỡ chiều cao là không giống nhau, có những cỡ chiều cao số cây tập trung rất lớn nhưng có những cỡ chiều cao số cây rất ít. Các đặc trưng mẫu về số cây trong từng cỡ chiều cao được tổng hợp tại bảng 4.6:

Bảng 4.6. Các đặc trưng mẫu về số cây trong từng cỡ chiều cao Hvn

OTC

Trạng thái

TB (m)

S

S%

Ex

Sk

Min

Max

1

IVA

12.8

4

30.9

-0.3

0.727

6

21

2

13.1

3.1

24.1

-0.557

0.619

9

20

3

12.7

3.6

28.3

-0.575

0.061

5

19

Trung bình

12.87

3.6

27.8

-0.477

0.469

7

20

4

IIIB

11.8

3.3

27.7

0.034

0.736

6

20

5

10.5

3.7

34.8

-0.705

0.662

6

18

6

10

3.2

31.9

0.102

0.999

6

18

Trung bình

10.8

3.4

31.5

-0.190

0.799

6

19

TB

 

11.82

3.48

29.62

-0.33

0.63

6

19

Min

 

10

3.1

24.1

-0.705

0.061

5

18

Max

 

13.1

4

34.8

0.102

0.999

9

21

Kết quả bảng 4.6 cho thấy:

Số cây trong từng cỡ chiều cao dao động từ 5 đến 21 cây, bình quân trong từng cỡ chiều cao dao động từ 7 đến 20 cây. Hệ số biến động về số cây trong từng cỡ chiều cao rất lớn, dao động từ 24,1% đến 34,8%. Phản ánh sự phân bố số cây không đều tại các cỡ chiều cao, có những cỡ chiều cao số lượng cây chiếm đến 30,5% tổng số cây nhưng có những có chiều cao số cây chỉ chiếm 4,7% tổng số cây.

Chỉ tiêu độ lệch Sk có 100% số OTC có giá trị lớn hơn 0, cho thấy đỉnh đường cong phân bố lệch trái so với trị số trung bình. Chỉ tiêu độ nhọn Ex hầu hết các OTC đều có giá trị nhỏ hơn 0, cho thấy đường cong phân bố thực nghiệm thấp hơn so với phân bố chuẩn, có nghĩa là mức độ tập trung của trị số quan sát xung quanh trị số trung bình là thấp.

* Nắn phân bố N/HVN

Từ phân bố thực nghiệm của các ÔTC cho thấy phân bố N/HVN có một số đặc điểm là: có dạng phân bố giảm, đỉnh lệch trái. Từ đặc điểm của phân bố thực nghiệm, đề tài dùng hàm Weibull mô phỏng phân bố N/HVN. Kết quả tính toán được tổng hợp tại bảng 4.7.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2022