Những Tác Động Về Mặt Văn Hoá - Xã Hội :


1.3.3.2. Những tác động về mặt văn hoá - xã hội :

Trong hoạt động du lịch, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá - xã hội địa phương đã trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Những tác động lên phong tục, lối sống, truyền thống văn hoá địa phương thường không phải là tốt hơn.

Du lịch và những mặt trái của nó mang đến cho địa phương luôn đi cùng với nhau. Các vấn đề tiêu cực của xã hội: cờ bạc, nghiện hút và mại dâm là những tệ nạn mà du lịch có thể là một trong những nguyên nhân gây nên hoặc dung túng.

Tóm lại: DLST được chấp nhận trên cơ sở những ý tưởng phát triển bền vững. Nó được xây dựng và dựa trên những khu vực tự nhiên hấp dẫn. Những lợi ích từ DLST thường lớn hơn các loại hình du lịch khác, DLST góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó DLST còn góp phần nâng cao, cải thiện đời sống kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, không thể xem DLST như là phương tiện để giải quyết những vấn đề còn nan giải của du lịch. Để đạt được sự bền vững thì DLST cần phải cân bằng được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đạo đức.


Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Đề tài nghiên cứu góp phần là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm Phát triển Du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long tỉnh Ninh Bình.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu.

+ Đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

+ Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên ở KBTTN, thông qua điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học (các hệ sinh thái, cảnh quan, hệ động vật, thực vật,…), văn hoá lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường,…

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên ở KBTTN làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững.

- Phạm vi về không gian: Địa điểm tại KBTTN ĐNN Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020


2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau :

1/ Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN ĐNN Vân Long ;

2/ Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu

+ Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái sẵn có tại KBTTN Vân Long

+ Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch sinh thái tại KBTTN Vân Long 3/ Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên tại

KBTTN ĐNN Vân Long;

4/ Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên KBTTN ĐNN Vân Long.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Đề tài lựa chọn 3 xã để tiến hành điều tra khảo sát gồm: Gia Hưng, Gia Hòa và xã Gia Vân.

Gia Vân tuy là xã đã khai thác tiềm năng du lịch trong KBT diễn ra trên địa bàn xã gần 20 năm qua. Gia Hòa là xã có diện tích lớn nhất chiếm hơn 1/3 diện tích KBT, có 3 thôn nằm trong vùng lõi gồm các thôn Đồi Ngô, Gọng Vó, Vườn Thị và là xã có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Gia Hưng là xã có diện tích lớn thứ hai, có các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với bảo tồn, có 2 thôn trong vùng lõi, đời sống vật chất của người dân nơi đây có thể coi là thấp nhất trong các xã thuộc KBT.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu sẵn có của khu vực nghiên cứu (cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề liên quan đến nội dung


nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp giúp giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung khong điều tra được hay không tiến hành được. Thông qua thông rin thứ cấp giúp định hướng những công việc cần làm trong điều tra thực địa.

Những tài liệu thứ cấp thu được bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

- Hệ thống hạ tầng, cơ sở của địa điểm nghiên cứu.

- Những công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về tài nguyên của khu vực nghiên cứu.

- Tình hình bảo vệ và phát triển tài nguyên tại KBT.

- Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch của khu vực nghiên cứu.

- Hiện trạng khách du lịch đến khu vực nghiên cứu.

- Những chính sách định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.

- Các tài liệu, báo cáo thống kê, các văn bản pháp luật liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường nơi nghiên cứu, tài liệu hội nghị, hội thảo về lĩnh vực du lịch sinh thái và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững.

Tuy nhiên, các số liệu thống kê thường không đầy đủ và đạt đột tin cậy cao nên đề tài còn thu thập thông tin, số liệu qua điều tra nhằm bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.

2.4.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:

- Phương pháp điều tra ngoại nghiệp: Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:

- Đánh giá nhanh tài nguyên Du lịch Sinh thái.

- Đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực

- Đi thực địa theo tuyến – khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan...


Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định khái quát về tài nguyên DLST ở KBTTN đất ngập nước Vân Long. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng rừng, những phong cảnh có giá trị tham quan, sự xuất hiện của các loài sinh vật…

- Phương pháp điều tra xã hội học: đó là nắm được tâm lý, nguyện vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cư khu du lịch và cách thức quản lý, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu.

- Phiếu phỏng vấn: Tác giả đã xây dựng phiếu phỏng vần dành cho du khách tham quan trong và ngoài nước, tập trung vào các câu hỏi tìm hiểu về sự hiểu biết, cảm nhận về DLST, những nhu cầu tham quan du lịch và mong muốn sự đáp ứng của khu vực, khả năng phát triển...

Tận dụng thời gian khi khách dừng chân giải lao trên tuyến, nghỉ ngơi tại điểm du lịch, giải thích mục đích phỏng vấn, phát phiếu, dịch các câu hỏi sang tiếng Anh đối với khách nước ngoài. du khách có thể lựa chọn và điền nhanh vào các câu trả lời theo phiếu phỏng vấn. Các phiếu sâu phỏng vấn được tổng hợp lấy theo nhóm ý kiến và theo đa số để phân tích.

- Phỏng vấn sâu: Một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của KBTTN đất ngập nước Vân Long, và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích.

Sử dụng những câu hỏi đơn giản, thiết thực, tập trung vào việc nhận thức giá trị, tiềm năng du lịch, những ảnh hưởng của du lịch đến cộng đồng, khả năng tham gia... để tổng hợp đánh giá.

- Phương pháp tham vấn.

+ Tham vấn chuyên gia: những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học để thu thập thông tin, nhận định, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của khu vực.


+ Tham vấn cán bộ lãnh đạo quản lý: Tham vấn cán bộ KBT, cán bộ các ban nghành địa phương liên quan.

+ Tham vấn người dân: Tham vấn người dân có tầm hiểu biết sâu rộng và đang tham gia làm du lịch địa phương về nhận thức, nhu cầu, khả năng tham gia, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên trong khu vực,…

Đề tài xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra (mỗi mẫu phiếu từ 15 - 20 chỉ tiêu tập trung vào các vấn đề quan tâm của đề tài) phỏng vấn 3 đối tượng:

+ 100 phiếu dành cho du khách bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.

+ 50 phiếu dành cho cộng đồng dân cư.

+ 10 phiếu dành cho các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Các phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở áp dụng phương pháp thang đo thái độ Likert [19], với 5 mức độ để khảo sát mức độ đánh giá của các đối tượng được hỏi về các nội dung cần khảo sát mỗi cấp độ đánh giá tương ứng với một thang điểm cho trước để tính điểm (1 điểm - hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm - đồng ý một phần; 3 điểm - trung bình; 4 điểm -đồng ý; 5 điểm - rất đồng ý). Cụ thể như sau:



Mức đánh giá


Rất đồng ý


Đồng ý


Trung bình

Đồng ý 1 phần

Hoàn toàn không đồng ý

Điểm đánh giá

5 điểm

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - 4

Mẫu phiếu khảo sát được nêu trong phần phụ lục.

Ngoài ra trong quá trình điều tra có những nội dung phát sinh không có trong mẫu phiếu, tiến hành phỏng vấn để bổ sung các thông tin, đồng thời giúp người điều tra tiếp cận hơn với các đối tượng điều tra nhằm xác minh tính chính xác của các thông tin thu thập được trong mẫu phiếu điều tra.


2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng đánh giá thực trạng tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long;

- Phương pháp so sánh: So sánh các yếu tố về lượng khách đến thăm Vân Long và doanh thu từ hoạt động du lịch giữa các năm từ năm 2017 đến năm 2019;

- Tính sức chịu tải cho hoạt động du lịch ở KBTTN Vân Long:

Hiện nay, nhiều khu du lịch, nhiều địa điểm du lịch đang trở nên quá tải do số lượng du khách đổ về những nơi này quá lớn. Sự quá tải này đã dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và môi trường tại những khu vực này.

Công thức tính sức chịu tải:

Việc xác định sức tải thực tại một điểm du lịch còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác đó là những hệ số hiệu chỉnh (Corrective factor – Cf).

Những hệ số hiệu chỉnh này có thể xác định được bằng cách tính toán những biến số sinh lý, môi trường, sinh thái, xã hội và quản lý.

Công thức tính toán hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC – Effective Real Carrying Cappacity):

ERCC = PCC – Cf1 – Cf2 – Cf3 - ... – Cfn

Trong đó: PCC: Sức tải tiềm năng; Cf: Hệ số hiệu chỉnh, các hệ số này được tính theo tỷ lệ phần trăm.

Vì vậy, có thể viết lại như sau:

ERCC=PCC * ((100 – Cf1)/ 100)* ((100 – Cf2)/100)...((100 – Cfn)/100).

Nhìn chung, qua những công thức trên ta thấy rằng việc xác định tiêu chuẩn trung bình cho một du khách có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt sinh thái, vật lý, môi trường và cả về mặt kinh tế tại các tuyến, điểm tham quan du lịch hiện nay.


- Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa).


Điểm mạnh

(Sthrenght)

Điểm yếu

(Weakness)

Cơ hội

(Opportunity)

Đe dọa

(Threat)

Dựa các thông tin thu được từ các phương pháp để lập sơ đồ Swot đánh giá được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong hoạt động du lịch sinh thái của khu vực nghiên cứu. Những mối tác động qua lại giữa phát triển du lịch sinh thái với quản lý bảo tồn. Đưa ra những giải pháp thích hợp cho những hoạt động của du lịch sinh thái của KBTTN Vân Long.

Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, kỷ thuật và các khía cạnh khác. Phương pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các công cụ khác bao gồm cả phương pháp phân tích những người liên quan và thể chế.

- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.

- Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.

- Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường

- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường Mục đích:

- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ưu các ưu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023