Tóm tắt chương 3:
Trong chương 3 luận án đã nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
- Dự báo về sự phát triển phương tiện cơ giới đường bộ ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Đưa ra các quan điểm nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam.
- Nêu lên các định hướng nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tích các hạn chế và nguyên nhân về chất lượng kiểm định xe cơ giởi ở Việt Nam như đã phân tích ở chương 2, tác giả đã đưa ra các giải pháp và các kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Phẩm Chất Đạo Đức, Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ, Kỹ Năng Thao Tác Và Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Đăng Kiểm.
- Thường Xuyên Cải Tiến Các Thủ Tục Hành Chính Kết Hợp Với Rà Soát Và Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Kiểm
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam - 20
- Tổ Chức Của Cục Đăng Kiểm Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam - 23
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam - 24
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Chất lượng kiểm định xe cơ giới có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Trong những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân do lỗi kỹ thuật đã giảm nhiều, tuy nhiên vẫn còn nhiều phương tiện cũ nát, xả khói đen khi lưu hành trên đường. Điều này sẽ tiềm ẩn những tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại về con người và tài sản cho xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Từ lý luận chung về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, kiểm định xe cơ giới, chất lượng kiểm định xe cơ giới, luận án đã chỉ rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm định xe cơ giới và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm định xe cơ giới. Sau khi nêu lên kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và trong khu vực trong việc nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới, tác giả đã đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thông qua việc điều tra khảo sát thực trạng chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam từ 8/1995 đến hết 2010, tác giả đã phân tích những mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam.
Luận án đã đưa ra các quan điểm và hệ thống đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam trong đó đặc biệt tập trung vào các giải pháp sau:
1. Tổ chức quản lý, điều hành công tác kiểm định trong các đơn vị đăng kiểm một cách hợp lý, bố trí cán bộ đăng kiểm và điều phối phương tiện vào kiểm định ở các dây chuyền kiểm định phù hợp với năng lực và khả năng.
2. Thúc đẩy thực hiện xã hội hóa công tác kiểm định xe cơ giới bằng cách thu hút các tổ chức ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào hoạt động kiểm định trên cơ sở sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định ở các đơn vị đăng kiểm và xử lý nghiêm các sai phạm
4. Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thao tác và kỹ năng giao tiếp của cán bộ đăng kiểm; cải tiến các thủ tục hành chính kết hợp với rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam.
Luận án cũng đưa ra một số đề xuất trong đó có việc cần ban hành quy định, giám sát chặt chẽ các đơn vị nhập khẩu phương tiện phải có hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa đạt tiêu chuẩn và cần phải tách các Trung tâm Đăng kiểm thuộc sở hữu nhà nước khỏi chế độ ngành chủ quản, thành lập một chủ thể quản lý chung các Trung tâm Đăng kiểm này.
Vấn đề nghiên cứu đặt ra tiếp theo là cần mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm các xe cơ giới của ngành Quân đội và Công an vì các phương tiện này cũng tham gia giao thông do đó chất lượng các loại phương tiện này cũng ảnh hưởng đến tai nạn giao thông đường bộ. Trong khi đó việc kiểm định xe cơ giới của ngành Quân đội và Công an hiện nay chủ yếu là bán cơ giới, chưa có trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, quy trình kiểm định chưa thống nhất, hoàn chỉnh. Thực hiện được nghiên cứu này sẽ tạo nên hệ thống đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định của toàn bộ các xe cơ giới ở Việt Nam.
Dù đã cố gắng rất nhiều song luận án chắc chắn còn nhiều hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia phản biện, các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đọc để luận án được hoàn thiện hơn đóng góp vào thực tiễn kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Đình Phong (2008), “Cần phát triển dịch vụ ở các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới của Nhà nước”, Tạp chí Thương mại, số 10/2008, Trang 46.
2. Nguyễn Đình Phong (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm định xe cơ giới”, Tạp chí Thương mại, số 31/2011, Trang 41-42.
3. Nguyễn Đình Phong (2011), “Nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, số 32/2011, Trang 37-38.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phương Vương (2000). Quản lý chất lượng toàn diện, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Ban (2006), “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” , Tạp chí Đăng kiểm, (6/2006), trang 6-8.
3. Vũ Quốc Bình (2004), Quản lý chất lượng toàn diện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Võ Thanh Bình (2008), “Cơ chế nào phù hợp cho đăng kiểm Việt Nam phát triển”, Tạp chí Đăng kiểm, (1&2/2008), trang 26-27.
5. Cục Đăng kiểm Việt Nam (2006), Tuyển tập các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác kiểm định xe cơ giới đang lưu hành, Hà Nội.
6. Cục Đăng kiểm Việt Nam (2007), Khuyến nghị của Tổ chức Đăng kiểm ô tô quốc tế CITA, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Cừ (1998), Quản lý chất lượng sản phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Kim Định (2010), Giáo trình Quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Tài chính, TP Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thành Độ; Nguyễn Ngọc Huyền (2005), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Ngô Đình Giao (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Lê Công Hoa chủ biên (2008), Quản trị kinh doanh những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. Trần Phương Lan (2008), Luận án Tiến sỹ “Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu chất lưọng dịch vụ vận chuyển hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Liễu (2008), Bài giảng Văn hoá kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
15. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Phong (2008), Luận văn Thạc sỹ “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới các tỉnh phía nam đồng bằng sông hồng”, Đại học Bách khoa Hà Nội.
18. Nguyễn Như Phong (2009), Quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
19. Huy Phượng, Hoàng Tú, Tùng Linh biên dịch (1981), Những nguyên tắc và tổ chức quản lý chất lượng, MF .Danilov; A.M Rasap; L.K. Etin, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Ngô Văn Quế (2002), Quản lý chuyển giao công nghệ và chất lượng sản phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
21. Nguyễn Hồng Thái (1999), Luận án Tiến sỹ “Những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
22. Phan Thăng (2009), Giáo trình Quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
23. Đặng Minh Trang (1998), Chất lượng dịch vụ, Trung tâm đào tạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
24. Vũ Như Trình (2006), “Hai điều kiện chủ yếu để thành lập Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới theo đề án xã hội hóa”, Tạp chí Đăng kiểm, (8/2006), trang 16-17.
25. Trần Quang Tuệ tuyển dịch (1999), Quản lý chất lượng là gì? : Cách tư duy và thực hiện quản lý chất lượng của người Nhật - Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
26. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Tiếng Anh
27. Asubonteng et al (2001), “Servqual Revisited: A critical Review of Service Quality”, Journal of Service Maketing, Vol 10, No. 6.
28. A. Wilkinson, Tom Redman, Ed. Snape (2000), Managing with total quality management: Theory and practice, Macmillan, Lodon.
29. Chandon, Leo et Philippine (1997), “Service Encounter Dimension-a dyadic perspective: measuring the dimensions of service encounters ¸ perceived by customers and personnel”, International Journal of Service Industry Marketing, Vol 18
30. Cronin and Taylo (1992), “Measuring Service Quality: A re-examination & extension”, Journal of Marketing, Vol 56, No 3, 55-68
31. Gronroos (1984), A Service Quality Model and Its Marketing Implications, European Journal of Marketing.
32. Kaoru Ishikawa –What is Total Quality Control? Prentice-Hall, USA, 1980.
33. John S. Oakland (1993), Total quality management : The route to ỉmpoving performance, Butterworth Heinemann, Oxford.
34. Parasuraman, A; et al (1985), “A Conceptual Model of Service Quality and its Implications for Future Research” Journal of Marketing, Fall.
35. Philips Kotler (2001), “Marketing Management”, Pearson Custom Publishing
36. Stostack, G. Lynn (1984), “Designing services that deliver”, Harvard Business Review, Jan-Feb, Pg 133-139
37. World forum for harmonization of vehicle regulations – Geneva, Unitet Nations, 2002.
Website
38. http:www.giaothongvantai.com.vn
39. http:khcn.mt.gov.vn
40. http:www.vr.org.vn