Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 13


và mạng lưới cán bộ phục vụ cho chương trình giáo dục và nâng cao dân trí cho cộng đồng; đồng thời có chính sách đãi ngộ những cá nhân, tập thể, tham gia chương trình này.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào hoạt động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

Việc cung cấp bồi thường những lợi ích từ bảo tồn cho địa phương đặc biệt là đối với dân bản địa hoặc những cư dân truyền thống là rất quan trọng. Sự tham gia vào công việc địa phương của cán bộ quản lý khu rừng và những người ủng hộ nó trở nên không thể thiếu được và càng sớm càng tốt. Sự tham gia của đại diện địa phương vào quy hoạch của quản lý rừng; tập huấn và tuyển người địa phương vào làm nhân viên quản lý rừng, các chủ thầu, các hướng dẫn viên du lịch, và yêu cầu các nhân viên của ban quản lý rừng tham gia vào công việc của địa phương, tất cả những điều này là những chiến thuật quan trọng cho sự cân nhắc của các nhà quản lý. Các chủ thầu có thể giúp rất nhiều trong việc tiến hành giáo dục bảo tồn cho các nhân viên của mình. Các ban quản lý rừng có thể phát triển và yêu cầu những tập huấn như một điều kiện để được cấp phép kinh doanh du lịch ở các hệ sinh thái rừng.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân tích về tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đề tài đưa ra một số kết luận quan trọng sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

1) VQG Ba Vì là một trong những địa điểm được thiên nhiên ban tặng có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch từ rừng với nguồn tài nguyên thực vật và động vật rất đa dạng và phong phú. Trong đó có rất nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm. Đề tài đã thống kê được 19 loài trong hệ sinh thái rừng được sử dụng làm thực phẩm cho khách du lịch, trong đó có 14 loài thực vật và 5 loài và nhóm loài động vật.Tổng giá trị của các loại thực phẩm từ rừng bình quân mỗi năm xấp xỉ 15 triệu/ha/năm. Số khách du lịch có thể được đáp ứng nhu cầu về thực phẩm từ rừng xấp xỉ 2743 người/ha/năm.

Ngoài ra nguồn tài nguyên thực vật từ rừng còn cung cấp số lượng dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ với tổng giá trị của các loại dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ từ rừng bình quân mỗi năm ở mức xấp xỉ 2 triệu đồng/ha/năm.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 13

Ngoài tiềm năng du lịch từ nguồn tài nguyên động, thực vật, VQG Ba Vì còn đa dạng về tiềm năng du lịch tâm linh, giá trị văn hóa, cảnh quan từ hệ sinh thái rừng và tiềm năng về kiến thức bản địa liên quan đến nghề rừng của cộng đồng dân cư địa phương.

2) Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học đã được triển khai tương đối tốt ở VQG Ba Vì. Hoạt động du lịch sinh thái đã đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, số lượng khách du lịch trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần qua các năm, từ năm 2012 đến năm 2017 số lượt khách du lịch đến vườn tăng. Hầu hết khách du lịch đều có đánh giá mức độ hài


lòng đối với VQG Ba Vì về cảnh quan thiên nhiên và chất lượng môi trường ở mức “rất hài lòng” đạt từ 96,2-100%, đến với VQG Ba Vì du khách sẽ có ấn tượng về nền văn hóa dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo.

VQG Ba Vì có nhiều thuận lợi về tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hóa, nhân văn để phát triển DLST. Các sản phẩm du lịch độc đáo bởi tính đa dạng sinh học, đa dạng cảnh quan và đa dạng văn hóa cao. Nhiều loài động thực vật quý hiếm, nhiều cây cổ thụ tầm di sản quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi về sự đa dạng các sản phẩm từ rừng thì vẫn có những khó khăn, thách thức trong hoạt động phát triển du lịch và khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng.

3) Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và tiềm năng các sản phẩm DLST của khu vực nghiên cứu trong thời gian qua, đề tài đã đề xuất định hướng một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì theo hướng phát triển bền vững nhằm quản lý và khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch từ rừng ở VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội gồm các giải pháp: (1)- Giải pháp xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức hoàn thiện bộ máy hoạt động quản lý, (2)- Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, (3)- Giải pháp bảo tồn các nguồn tài nguyên, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư, (4)- Giải pháp bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã và cảnh quan sinh thái, (5)- Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh du lịch và các sản phẩm du lịch tại VQG Ba Vì, (6)- Giải pháp về nguồn nhân lực, (7)- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và các chương trình du lịch của VQG Ba Vì, (8)- Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng tham gia.

2. Tồn tại

Nghiên cứu được triển khai trong thời gian ngắn, cho nên kết quả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng các hoạt động du lịch, tiềm năng sản phẩm


du lịch từ rừng và đề xuất giải pháp/chiến lược khai thác bền vững DLST và nguồn tài nguyên DLST tại khu vực nghiên cứu. Đây chỉ là những vấn đề mang tính bước đầu cần được nghiên cứu sâu rộng hơn.

3. Kiến nghị

Nghiên cứu kế tiếp nên tập trung vào mối quan hệ giữa phát triển DLST với cộng đồng dân cư trong khu du lịch. Tiếp tục nghiên cứu đánh giá tài nguyên DLST khu vực lân cận, các bài học kinh nghiệm đã qua sẽ là rất hữu ích để quản lí và khai thác bền vững giá trị này tại các địa điểm DLST khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ KHCN&MT (2002), Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001 - 2010, Nxb. Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

2. Bộ KHCN&MT (2004), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài KH&CN cấp Nhà nước, Hà Nội.

3. Bộ KHCN&MT (2004), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

4. Võ Trí Chung (1998), Sinh thái nhân văn trong du lịch sinh thái Việt Nam, Tuyển tập Báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

5. Bùi Thế Đồi (2004), Nghiên cứu những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên du lịch sinh thái tại Đảo Cát Bà, Huyện Cát Hải, Hải Phòng, Báo cáo tổng kết đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu Việt Nam Hà Lan.

6. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Hải Ninh (2014), “Bảo tồn đa dạng sinh học và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì”, Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp, số 3/2014, tr. 56-63.

7. Lê Hải (2007), Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì. Tổng cục du lịch.

8. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án TS, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Hậu (2006), Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở VQG Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Hợp (2007), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, Hà Nội.


11.Nguyễn Thượng Hùng (1998), Phát triển DLST trên quan điểm phát triển bền vững, Báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, Hà Nội.

12.Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của VQG Ba Vì, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

13.Kreg Lindberg và Richard M. Huber, Jr. (1999), Các vấn đề kinh tế trong quản lý DLST, DLST hướng dẫn cho các nhà quản lý và lập kế hoạch, Cục môi trường. Hà nội.

14.Lê văn Lanh (1998), DLST và quản lý môi trường du lịch ở các VQG Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

15.Phạm Trung Lương (1998), Hiện trạng tiềm năng và định hướng phát triển DLST ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

16.Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung (1998), Cơ sở khoa học phát triển DLST Việt Nam, Tuyển tập báo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

17.Nguyễn Quang Mỹ, Đặng Bảo Hiền, Vũ Thu Hiền, Nguyễn Khánh Vân (1998), Kết quả bước đầu nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

18.Hoàng Văn Ngọc (1993), Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì giai đoạn 2010 – 2020, Nxb Thế giới.

19. Bùi Thị Minh Nguyệt (2012), “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Ba Vì”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp. No1/2012.


20.Phạm Quỳnh Phương (1998), Vài suy nghĩ về du lịch bền vững và biệc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (qua khảo sát tại Sa Pa), Báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững Việt Nam, Hà Nội.

21.Vương Văn Quỳnh (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến bảo vệ môi trường ở VQG. Đề tài KHCN BộNNPTNT, Hà Nội.

22.Vương Văn Quỳnh (2012), Nghiên cứu giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cho các trạng thái rừng ở Thành phố Hà Nội. Đề tài KHCN TP, Hà Nội.

23.Nguyễn Thị Sơn (1998), Sự cần thiết của giáo dục cộng đồng với du lịch sinh thái ở các Khu Bảo tồn tự nhiên, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

24.Nguyễn Thị Son (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng pháp triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương, Luận văn Tiến sĩ địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

25.Cao Văn Sung (1997). Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Quốc tế về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

26.Trần Hoàng Tâm, Tống Thị Ngà, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012), “Bước đầu nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp.

27.Nguyễn Văn Thanh (1998), Nhận thức về du lịch sinh thái và phát triển bền vững trong chương trình giảng dạy bậc Đại học, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

28. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Nghị quyết về việc thông qua quy hoạch phát triển du lịch Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. Tiếng Anh:

29.Alderman, C.L. 1990. A Study of the Role of Privately Owned Lands Used for Nature Tourism, Education and Conservation, Conservation International, Washington, D.C.


30.Bamford, T. E., R.E. Maning, L.K. Forcier, and E.J. Koenemann. 1998. "Differential Campsite Pricing: an Experiment." Journal of Leisure Research, Vol. 20, no.4, pp. 324 – 42.

31.Boo, E. (1990), "Ecotourism: The Potentials and Pitfalls", World Wildlife Fund, Wash. D.C.

32.Ceballos - Lascurain, H. (1991), "Tourism, Ecotourism, and Protected Areas." Park, vol.2, no.3, November, pp. 31-35.

33.Jardel, E.P. 1989. "Estrategia para la Conservación de la Reserva de la Biofera Sierra deManatlan." El Grullo, Jalisco: Laboratoria Natural Las Joyas, Universidad de Guadajara.

34.Healy, R. 1991. "The role of Tourism in Sustainable development." Unpublished manuscrip. Durham, N.C.: Duke university school of the Environment.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí