Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội - 11


điều kiện ngoại cảnh, trước tiên là liên quan tới độ dày tầng đất. Vì vậy, cần

kết hợp các loài cây trồng hợp lý sẽ góp phần nâng cao độ dày tầng đất.

4.4.4. Các giải pháp cải thiện bề mặt đất

Bề mặt đất bao gồm các thành phần chính đó là: vật rơi rụng, thảm thực vật và cây bụi thảm tươi. Do đó, các biện pháp nhằm cải thiện bề mặt đất cũng chính là các biện pháp nhằm cải thiện các thành phần trên bề mặt đất. Cũng giống như việc cải thiện độ xốp, việc bảo vệ bề mặt đất cũng có thể được thực hiện bằng cách kiểm soát không cho sự tác động nào từ bên ngoài vào, nhưng đây cũng là giải pháp không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vì thế, việc bảo vệ bề mặt đất cũng cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn:

+ Tránh không thu gom lượng vật rơi rụng, để vật rơi rụng phân huỷ tự

nhiên, chú ý tầng cây che phủ đất tại những nơi có độ dốc lớn.

+ Biện pháp giữ ẩm chống hạn cho đất: Với địa hình dốc, độ ẩm không cao, bên cạnh đó có một mùa khô khốc liệt kéo dài dẫn tới tình trạng cây có thể bị chết do thiếu nước. Vì vậy, các biện pháp giữ ẩm, chống hạn cho cây trồng khi tiến hành chuyển hóa là điều cần thiết.

+ Việc đưa vào trồng các cây bản địa không những góp phần cải thiện đất mà còn có hiệu quả về mặt sinh thái.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả giữ nước tiềm tàng của đất rừng chủ yếu là tác động vào đất rừng để nâng cao khả năng giữ nước của đất rừng, thông qua các tính chất đất và khả năng giữ nước của nó. Các giải pháp được đề xuất trên đều đòi hỏi thời gian thực hiện khác nhau với mức độ đầu tư về kinh phí, nhân lực khác nhau. Vì thế, muốn nâng cao và duy trì khả năng thấm, giữ nước của đất rừng tốt nhất, nên có sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức bản địa với những giải pháp kỹ thuật khoa học. Để thực hiện thành công các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng nhằm phục hồi và phát triển rừng nhất thiết phải tiến hành đồng thời các giải pháp mang tính kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội đối với mỗi người ở khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.



Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội - 11

5.1. Kết luận

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

5.1.1. Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu

1. Chế độ mưa: Cường độ mưa bình quân đạt giá trị nhỏ nhất vào tháng 12 là 0,43 mm/h, lớn nhất vào tháng 9 là 45,70 mm/h; lượng mưa bình quân năm của khu vực nghiên cứu tương đối lớn đạt 1690,7 mm.

2. Địa hình: Các ô tiêu chuẩn chủ yếu được bố trí ở sườn phía Đông và sườn phía Tây của khu vực nghiên cứu, có độ dốc không quá chênh lệch nhau từ 11 - 220.

3. Thổ nhưỡng: Tỷ trọng đất dao động trong khoảng từ 2,58 - 2,7 (g/cm3); trên các ô tiêu chuẩn dung trọng đất dao động từ 0,93 - 1,32 (g/cm3); độ xốp trên các ô tiêu chuẩn dao động từ 22,56 - 65%, trong đó độ xốp trung bình của trạng thái rừng Thông + Cây bản địa là 51,9%, độ xốp trung bình của trạng thái rừng Keo + Cây bản địa là 57,1%, độ xốp trung bình của trạng thái rừng Thông + Keo là 59,1%; hàm lượng mùn của đất trong khu vực nghiên cứu dao động từ 0,46 - 2,83%.

4. Thảm thực vật: Mật độ của rừng hỗn giao Thông + Keo là cao nhất, tiếp đó là đến rừng trồng Thông + Cây bản địa và sau đó là rừng trồng Keo + Cây bản địa; trung bình mật độ là 410 cây/ha, chiều cao bình quân cây rừng giữa các ô tiêu chuẩn biến động trong khoảng từ 10,72 -18,09 m, độ tàn che của rừng biến động từ 70 - 85%.

5.1.2. Đặc trưng thấm nước của đất rừng

1. Tốc độ thấm nước ban đầu: Tốc độ thấm nước ban đầu của đất rừng là khá cao, biến động từ 6,6 - 11,5 mm/phút, tốc độ thấm nước của đất ở rừng trồng Keo + Cây bản địa là cao nhất biến động từ 11,1 - 11,3 mm/phút, tốc độ thấm nước của đất ở rừng trồng Thông + Cây bản địa là thấp nhất, biến động từ 6,6 - 6,7 mm/phút.


2. Tốc độ thấm nước ổn định: Đất ở trạng thái rừng Keo + Cây bản địa có tốc độ thấm nước ổn định cao nhất (5,0 mm/phút), sau đó là đến đất ở trạng thái rừng Thông + Keo (là 4,0 mm/phút), và thấp nhất là đất ở trạng thái rừng Thông + Cây bản địa (3,8 mm/phút);

3. Quá trình thấm nước của đất đã được mô phỏng bằng mô hình Horton và mô hình Philip.

4. Quá trình đọng nước: Sự đọng nước có thể xảy ra khi cường độ mưa

lớn hơn tốc độ thấm nước của đất.

5.1.3. Đặc trưng giữ nước của đất rừng

1. Lượng nước tích giữ trong khe hổng mao quản: Lượng nước lớn nhất là dưới trạng thái rừng Keo + Cây bản địa (2837,0 mm), tiếp đến là dưới trạng thái rừng hỗn giao Thông + Keo (2478,2 mm), và thấp nhất là dưới trạng thái rừng Thông + Cây bản địa (2260,1 mm).

2. Lượng nước tích giữ trong khe hổng ngoài mao quản: Lượng nước ngoài mao quản ở trạng thái rừng Thông + Keo là lớn nhất (256,7 mm), tiếp đến là trạng thái rừng Keo + Cây bản địa (252,6 mm), và thấp nhất là trạng thái rừng Thông + Cây bản địa (205,6 mm).

3. Lượng nước bão hoà: Lượng nước bão hoà được sắp xếp theo thứ tự

giảm dần: Keo + Thông > Keo + Cây bản địa > Thông + Cây bản địa.

4. Lượng chứa nước hữu hiệu: Lượng chứa nước hữu hiệu của trạng thái rừng Keo +Cây bản địa là lớn nhất (132,89 mm), tiếp theo là đến trạng thái rừng hỗn giao Thông + Keo (116,35 mm), và thấp nhất là trạng thái rừng Thông + Cây bản địa (103,1 mm).

5. Biến động độ ẩm đất theo thời gian

- Vào mùa mưa: Độ ẩm biến đổi trong khoảng từ 29 % - 40 %.

- Vào mùa khô: Độ ẩm chỉ dao động trong khoảng trên dưới 18%

6. Biến động độ ẩm theo chiều thẳng đứng


Ở các độ sâu từ 0 - 10 cm và 10 - 30 cm, độ ẩm đất có sự biến đổi tương đối lớn do tầng đất chịu ảnh hưởng nhiều của bốc hơi nước, trong đó rừng Keo + Cây bản địa là có độ ẩm lớn nhất.

7. Biến động độ ẩm giữa các trạng thái rừng

Vào mùa khô độ ẩm đất của các trạng thái rừng ít biến động, nhưng vào mùa mưa độ ẩm đất có sự biến động rõ rệt giữa các trạng thái rừng. Vào mùa khô rừng trồng Thông + Cây bản địa và hỗn giao Keo + Thông có độ ẩm đất thấp hơn đất rừng Keo + Cây bản địa.

8. Lượng nước bốc hơi: Cường độ bốc hơi nước (tấn/ha/giờ) của trạng thái rừng Keo + Cây bản địa là cao nhất (0,73 tấn/ha/giờ), tiếp theo là trạng thái rừng hỗn giao Thông + Keo (0,63 tấn/ha/giờ), và thấp nhất là trạng thái rừng Thông + Cây bản địa (0,62 tấn/ha/giờ).

- Đề tài đã xây dựng được một số phương trình tương quan gồm: tốc độ thấm nước ban đầu và tốc độ thấm nước ổn định với các nhân tố ảnh hưởng; mối quan hệ của độ ẩm đất với nhiệt độ và độ ẩm không khí; mối liên hệ cường độ bốc hơi nước mặt đất với nhiệt độ và độ ẩm không khí.

5.1.4. Các giải pháp cải thiện khả năng thấm, giữ nước của đất

- Giải pháp cải thiện độ xốp của đất: Cuốc xới đất vào thời gian độ ẩm không khí cao, bón phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới, nuôi giun đất, phối hợp các loại cây trồng hợp lý.

- Giải pháp cải thiện hàm lượng mùn: Bảo vệ và duy trì, thảm mục; trồng cây theo đường đồng mức; duy trì cây bụi thảm tươi; phát triển thực vật che phủ cải tạo đất bằng cách trồng một số loài cây như cốt khí, muồng ba lá, muồng muồng,...xúc tiến sự phân giải của tầng thảm mục như tỉa thưa.

- Cải thiện độ dày tầng đất: Canh tác hợp lý và kiểm soát được xói mòn

- Cải thiện bề mặt đất: Tránh không thu gom vật rơi rụng, giữ ẩm chống hạn cho đất, trồng kết hợp với cây bản địa.


5.2. Tồn tại

- Chưa thực hiện thí nghiệm được trong điều kiện mưa thiên nhiên.

- Việc bố trí các ô thí nghiệm còn chưa nhiều, nên chưa bao quát được đặc trưng của các trạng thái rừng còn lại.

- Việc kế thừa số liệu đã được công nhận, nhưng do thời gian có hạn

nên tác giả chưa có điều kiện kiểm chứng lại một cách tỉ mỉ.

- Tuy đã đưa ra được một số biện pháp nhằm cải thiện khả năng thấm và giữ nước của đất rừng, nhưng tính khả thi của chúng chưa được làm sáng tỏ.

5.3. Khuyến nghị

Nghiên cứu khả năng thấm, giữ nước của đất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nếu điều kiện cho phép sẽ có thể đi sâu nghiên cứu hơn nữa, số lượng ô thí nghiêm nhiều hơn nữa để bao quát toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu. Tác giả mong muốn rằng, các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện khả năng thấm, giữ nước của đất cần được áp dụng cho địa bàn nghiên cứu.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí