Quá Trình Hình Thành Mầm Hoa Và Nụ Hoa Mai Vàng Yên Tử


Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của 10 giống mai, cho thấy tất cả các giống đều thích nghi, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa tại Hà Nội. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các giống mai trong nghiên cứu là trồng trong điều kiện tự nhiên ở Hà Nội đều ra hoa vào sau tết.

Đánh giá về các đặc điểm hình thái (thân, lá, hoa) cũng như khả năng sinh trưởng và ra hoa đã tuyển chọn được giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có tính thích ứng cao, ít bị sâu bệnh hại, hoa đẹp và nhiều hoa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, để cây mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, làm tăng giá trị kinh tế của giống cũng như mở rộng quy mô sản xuất, cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển đặc biệt là thời điểm phân hóa mầm hoa để cây có thể ra hoa vào thời điểm mong muốn, đây là cơ sở khoa học để đề tài chọn giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) làm đối tượng để đưa vào nghiên cứu cho các nội dung tiếp theo.

3.1.5. Đặc tính về phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội Việc xác định được thời gian phân hóa mầm hoa có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển hoa mai ra hoa vào các thời điểm mong muốn, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sinh trưởng phát triển và ra hoa

của cây mai.

Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh (2008) cho thấy ở khu vực phía Nam cây mai thường phân hóa mầm hoa vào tháng 5 - 6, nhưng ở phía Bắc chưa có nghiên cứu nào đánh giá thời gian phân hóa mầm hoa ở cây mai. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá và xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa là rất cần thiết.

Theo Bùi Trang Việt (2000) hoa mai hình thành từ chồi ngọn, chồi nách lá qua ba giai đoạn chính: chuyển tiếp phân hóa mầm hoa; hình thành mầm hoa; tăng trưởng nụ và nở hoa.

Chuyển tiếp phân hóa mầm hoa: Sự chuyển tiếp phân hóa mầm hoa gây nên các biến đổi mạnh của mô phân sinh ngọn, từ mô phân sinh dinh dưỡng


chuyển thành mô phân sinh phân hóa mầm hoa. Các biểu hiện đầu tiên của sự chuyển tiếp ra hoa không thấy được bằng mắt thường, chỉ biết qua các phân tích tế bào học hay sinh hoá học, với sự tăng mạnh hoạt tính biến dưỡng (tổng hợp RNA, ribosome, protein), đặc biệt trong vùng đỉnh. Sự chuyển tiếp phân hóa mầm hoa xảy ra đồng thời với sự biến đổi rất rõ của bộ máy dinh dưỡng, sự kéo dài lóng thân do hoạt động mạnh của vùng dưới ngọn của mô phân sinh phân hóa mầm hoa.

Sự hình thành mầm hoa: Sự chuyển tiếp phân hóa mầm hoa cần khoảng 2

- 3 ngày để dẫn tới sự hình thành mầm hoa, tức hình thành cơ quan hoa (quan sát được dưới kính hiển vi): các tế bào ngoại vi phân hóa thành các sơ khởi bầu noãn và bao phấn, các tế bào sâu hơn bên trong cho các cánh hoa. Sự hình thành mầm hoa đã xảy ra nhanh chóng và phát triển thành nụ hoa (nhìn thấy dưới kính lúp, qua lát cắt dọc).

Sự tăng trưởng nụ và nở hoa: Khi mầm hoa tăng trưởng thuần thục và phát triển thành nụ hoa, khi đó nụ hoa tiếp tục tăng trưởng và nở thành hoa.

Như vậy, vấn đề đặt ra cho cây mai là cần phải giải phẫu nách lá để xác định được thời gian mầm hoa xuất hiện trước khi mầm hoa phát triển thành nụ. Từ đây, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp như xử lý các chất điều tiết sinh trưởng hay các biện pháp cơ học để tác động đến sự hình thành mầm hoa, sự phát triển nụ và nở hoa theo ý muốn.

3.1.5.1. Quá trình hình thành mầm hoa và nụ hoa mai vàng Yên Tử

Theo Nguyễn Quang Đại và Trần Văn Hâu (2008) khi khảo sát sự phân hóa mầm hoa của cây mai Giảo tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, sau 75 ngày (tính từ lúc xuất hiện mầm chồi ở cây) quan sát dưới kính hiển vi thì mầm hoa mới bắt đầu hình thành. Còn đối với cây mai vàng Yên Tử trồng tại Hà Nội quan sát trên kính hiển vi ở thời điểm mầm chồi được 75 ngày tuổi là thời điểm lá đã chuyển sang màu xanh đậm, lúc này mầm hoa chưa xuất hiện.


Kết quả nghiên cứu về sự hình thành mầm hoa của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.15 cho thấy, qua giải phẫu nách lá ở thời điểm chồi đạt 75 ngày tuổi (05/05) chưa thấy mầm hoa xuất hiện, nhưng khi chồi đạt 85 ngày tuổi thì đã thấy có mầm hoa xuất hiện.

Bảng 3.15. Kích thước và đặc điểm mầm hoa ở cây mai vàng Yên Tử theo tuổi chồi tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 - 2018


Tuổi chồi (ngày)

Kích thước của mầm hoa(µm)


Đặc điểm mầm hoa

Chiều dài mầm hoa

Chiều rộng mầm hoa

75(5/5)

-

-

Mầm chưa hình thành

85(15/5)

30,5±1,5

24,0±1,2

Mầm hình thành có hình dạng khối

100(30/5)

37,1±2,0

28,9±1,5

Mầm hình thành có hình dạng khối hơi tù

115(15/6)

46,2±2,0

37,5±1,5

Mầm hình thành có hình dạng khối tròn

130(1/7)

56,9±2,2

46,2±1,4

Khối tròn trong có các khối nhỏ mờ

145(15/7)

72,6±3,0

61,1±2,2

Khối tròn trong có các khối nhỏ

160(4/8)

82,4±3,2

70,2±2,1

Khối tròn trong có các khối nhỏ rõ

175(19/8)

-

-

Mầm nhú ra ngoài nách lá phát triển thành nụ hoa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Ở thời điểm chồi 85 ngày tuổi mầm hoa có chiều dài là 30,5 µm và chiều rộng là 24,0 µm, đặc điểm mầm hình thành có hình dạng khối. Kích thước mầm hoa gia tăng và tăng nhanh ở thời điểm 100 - 115 ngày tuổi mầm hoa có chiều dài từ 37,1 - 46,2 µm và chiều rộng từ 28,9 - 37,5 µm, lúc này mầm hoa có dạng khối từ hơi tù đến tròn. Ở giai đoạn từ 130 - 145 ngày tuổi mầm tăng chiều dài từ 56,9 - 72,6 µm và chiều rộng từ 46,2 - 61,1 µm, khi này mầm hoa ở dạng khối tròn trong có các khối nhỏ mờ.


Khi chồi 160 ngày (04/08) tuổi lúc này mầm hoa đạt chiều dài là 82,4

µm và chiều rộng là 70,2 µm; mầm hoa có các khối nhỏ nhìn rất rõ. Sau đó ở thời điểm 175 ngày (19/08) mầm hoa nhú ra khỏi nách lá để phát triển thành nụ hoa.

Kết quả nghiên cứu khảo sát sự hình thành mầm hoa cho thấy, khi quan sát trên kính hiển vi những mầm bật trong giai đoạn cây mai được cắt tỉa lần đầu (tháng 3) thì mầm hoa xuất hiện vào giữa tháng 5.

Trong giai đoạn này cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật để quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra nhanh và tập trung, với mục đích làm ức chế quá trình sinh tổng hợp gibberllin và thúc đẩy ra hoa, một trong các biện pháp kỹ thuật là xử lý Paclobutrazol vào giai đoạn cây có tuổi chồi từ 100 - 130 ngày với nồng độ thích hợp để hỗ trợ cho cây mai vàng Yên Tử phân hóa mầm hoa diễn ra được thuận lợi nhất.

3.1.5.2. Sự phát triển của nụ sau khi nhú ra ngoài của cây mai vàng Yên Tử

Giai đoạn từ sau 160 - 175 ngày tuổi thì mầm hoa đã hình thành xong và nhú ra ngoài gọi là nụ. Khi nhú ra ngoài, bằng mắt thường có thể quan sát được nụ. Kết quả nghiên cứu về sự phát triển của nụ sau khi nhú ra ngoài của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.16.

Nụ hoa 10 ngày tuổi còn nhỏ, khi nhú ra có hình dài nhọn, có kích thước với chiều rộng 1,4 mm và chiều dài 2,7 mm. Từ 10 - 40 ngày nụ vẫn có hình dài nhọn nhưng chiều dài nụ tăng từ 2,7 - 4,9 mm và chiều rộng nụ tăng từ 1,4

-2,5 mm (hình 3.8).


Nụ hình thành được 40 ngày Nụ hình thành được 70 ngày Nụ hình thành được 1

Nụ hình thành được 40 ngày Nụ hình thành được 70 ngày Nụ hình thành được 2

Nụ hình thành được 40 ngày

Nụ hình thành được 70 ngày Nụ hình thành được 90 ngày Nụ hình thành được 3

Nụ hình thành được 70 ngày Nụ hình thành được 90 ngày Nụ hình thành được 4

Nụ hình thành được 70 ngày


Nụ hình thành được 90 ngày Nụ hình thành được 100 ngày Hình 3 7 Quá trình 5


Nụ hình thành được 90 ngày Nụ hình thành được 100 ngày Hình 3 7 Quá trình 6

Nụ hình thành được 90 ngày

Nụ hình thành được 100 ngày Hình 3 7 Quá trình hình thành nụ và sự phát triển 7

Nụ hình thành được 100 ngày Hình 3 7 Quá trình hình thành nụ và sự phát triển 8

Nụ hình thành được 100 ngày

Hình 3.7. Quá trình hình thành nụ và sự phát triển nụ hoa mai vàng Yên Tử


Kích thước nụ gia tăng dần theo thời gian và hình dạng của nụ cũng thay đổi thành dài hơi bầu, từ 50 - 70 ngày lúc này chiều rộng nụ tăng từ 3,3 - 4,4 mm và chiều dài nụ tăng từ 5,6 - 6,9 mm và ở các giai đoạn này nụ có màu xanh nhạt.

Bảng 3.16. Sự tăng trưởng kích thước nụ hoa mai vàng Yên Tử sau khi nhú ra ngoài từ nách lá tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 – 2018‌

Tuổi nụ sau khi nhú (ngày)

Kích thước của nụ hoa (mm)


Đặc điểm nụ hoa


Màu sắc nụ hoa

Chiều dài nụ hoa

Chiều rộng nụ hoa

10(29/08)

2,7±0,1

1,4±0,1

Nụ dài nhọn

Xanh nhạt

20(08/09)

3,4±0,2

1,7±0,1

Nụ dài nhọn

Xanh nhạt

30(18/09)

4,3±0,1

2,0±0,1

Nụ dài nhọn

Xanh nhạt

40(28/09)

4,9±0,1

2,5±0,2

Nụ dài nhọn

Xanh nhạt

50(08/10)

5,6±0,2

3,3±0,2

Nụ dài hơi bầu

Xanh nhạt

60(18/10)

6,3±0,2

3,8±0,1

Nụ dài hơi bầu

Xanh nhạt

70(28/10)

6,9±0,2

4,4±0,1

Nụ dài hơi bầu

Xanh nhạt

80(07/11)

7,5±0,1

5,2±0,2

Nụ tròn nhô ra từ nách lá

Xanh đậm

90(17/11)

8,1±0,1

5,9±0,2

Nụ tròn nhô ra từ nách lá

Xanh nâu

100(27/11)

8,7±0,2

6,7±0,1

Nụ tròn nhô hẳn ra từ nách lá

Xanh nâu

Khi nụ 80 ngày tuổi đã thấy nụ tròn nhô ra từ nách lá và thấy rõ nụ hoa cái tròn. Đến khi loại bỏ hết các lớp vỏ trấu dưới kính hiển vi nhìn thấy búp hoa màu xanh đậm bên trong. Kích thước nụ với chiều dài là 7,5 mm và chiều rộng là 5,2 mm, nụ có màu xanh đậm.

Đến khi 90 - 100 ngày tuổi, lúc này nụ tròn đã nhô hẳn ra ngoài nách lá, kích thước của nụ lúc này có chiều dài từ 8,1 - 8,7 mm và chiều rộng từ 5,9 - 6,7 mm và màu sắc nụ đã chuyển từ xanh đậm sang xanh nâu (hình 3.6).


Sau khi mầm hoa phát triển ra ngoài gọi là nụ hoa, giai đoạn phát triển nụ kéo dài đến khi nở hoa. Vì vậy, có thể chia thời gian sinh trưởng phát triển của cây mai vàng Yên Tử ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ tháng 2 - 8 dương lịch) chủ yếu sinh trưởng phát triển thân, lá và hình thành mầm hoa và ra nụ, còn giai đoạn 2 (từ tháng 9 - 12 dương lịch năm sau) là quá trình phát triển nụ và ra hoa. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sự phân hóa và hình thành mầm hoa để hàng năm có các biện pháp kỹ thuật tác động như cắt tỉa vào giai đoạn đầu năm

sau khi trồng khoảng một tháng và thay giá thể phù hợp cho cây.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ tháng 2 - 8) dùng loại phân có hàm lượng N cao và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ tháng 9 - 12) dùng loại phân có hàm lượng P cao hơn. Xử lý loại hóa chất làm rụng lá mai để cây tập trung dinh dưỡng nuôi nụ và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để cho cây ra hoa vào đúng dịp mong muốn.

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cây mai vàng Yên Tử

Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật liệu bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với cây hoa chậu. Giá thể được sử dụng có nhiều loại như bùn ao, xỉ than, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, trấu hun, sỏi, đất, vỏ trấu (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).

Giá thể trồng ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng phát triển của cây mai trồng chậu. Giá thể phù hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước, khoáng và oxy. Đồng thời, là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh vật phát triển làm cho giá thể tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và thoát nước tốt (Đỗ Thị Thu Lai và cs., 2019).


Đề tài đã sử dụng 04 loại giá thể để tiến hành thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu lựa chọn giá thể phù hợp được trình bày chi tiết như sau:

3.2.1.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của mai vàng Yên Tử

Cây mai sau khi đánh từ đất ra trồng chậu hoặc chuyển chậu để thay giá thể đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của cây được thể hiện ở bảng 3.17: tỷ lệ sống dao động từ 83,3 - 92,2 %. Trong đó CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) cho tỷ lệ sống đạt cao nhất 92,2 % và thấp nhất là CT1 (Đối chứng) 83,3 %. Còn lại CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 85,5 % và CT3 (Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) 89,8 %.

Giá thể không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi xanh của cây. Thời gian hồi xanh của mai vàng Yên Tử từ 13

- 17 ngày. Giá thể xốp thoáng sẽ giúp giữ ẩm tốt, tạo cho cây mai hồi xanh sớm, thời gian cây hồi xanh nhanh nhất 13 ngày ở CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng), chậm nhất 18 ngày ở CT1 (Đối chứng), điều này cho thấy cây mai vàng Yên Tử trồng trong chậu nếu chỉ có đất phù sa, khi tưới đất sẽ bị nén chặt, giữ nước lâu hơn, làm ảnh hưởng đến bộ rễ, cây khó hấp thụ dinh dưỡng nên chậm hồi xanh. Trong khi CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) là 15 ngày và CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 14 ngày. Như vậy, giá thể tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp cây mai có tỷ lệ sống cao hơn.

Thời gian từ trồng đến ra nụ 50 % dao động từ 260 - 270 ngày, dài ngày nhất là CT1 (Đối chứng) 270 ngày, ngắn nhất CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) 260 ngày, còn CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 269 ngày và CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 267 ngày. Giá thể tơi xốp đã cho cây mai hấp thụ dinh dưỡng nhanh, cây sinh trưởng phát triển tốt và thời gian ra nụ, hoa cũng nhanh hơn.

Thời gian từ trồng đến ra hoa 30 % ở các công thức thí nghiệm từ 360 - 374 ngày. Trong đó CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) là ngắn nhất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023