Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Mai Trên Thế Giới Và Việt Nam


1.3.5. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng cây. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò sinh lý khác nhau và rất cần cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây (Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Quốc Hùng, Lương Văn Bính, 2021).

Cây mai có yêu cầu cao về dinh dưỡng ở từng giai đoạn, trong một chu kỳ sinh trưởng, ở giai đoạn đầu sau khi phân cành, ra lá, cây cần nhiều đạm (N) để phát triển lộc, cành và lá, đến giai đoạn ra nụ cây cần nhiều lân (P) để tăng trưởng nụ, giai đoạn hoàn thành nụ thì cần nhiều kali (K) để kích thích nụ to và đồng đều (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

- Vai trò của đạm: Bón đạm cân đối thúc đẩy quá trình quang hợp, kích thích thân, lá phát triển. Nếu thừa đạm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi lộc phát triển mạnh, chồi hoa khi hình thành, cành vóng, yếu, mất cân đối giữa thân, lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009). Khi thiếu đạm lá xanh chuyển sang màu vàng nhạt, các gân chính bị mất màu, cây còi cọc, thân lá yếu, cây ra hoa sớm nhưng hoa nhỏ, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa (Trần Sĩ Hiếu và cs., 2017). Thời gian từ sau tết đến tháng 7 năm sau là lúc mai sinh trưởng mạnh ra nhiều cành, lá và lộc non, cần phải bón các loại phân có thành phần và tỷ lệ đạm cao như NPK: 30-10-10; NPK: 16- 16-8; NPK: 30-20-10...

- Vai trò của lân: Lân có tác dụng lớn trong kích thích rễ cây phát triển và thời kỳ hình thành nụ và hoa, cây có nhu cầu lân cao ở giai đoạn ra rễ và giai đoạn ra nụ, ra hoa, nên vào giai đoạn này cần cung cấp cho cây lượng lân có tỷ lệ cao như NPK: 10-60-10; NPK: 9-45-15; NPK: 10-30-30 bón cho cây (Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Việt Hưng, 2016).

- Vai trò của kali: Kali tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất hữu cơ quan trọng như diệp lục, sắc tố, protein..., kích thích hoạt động các


enzyme, tham gia quá trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp... Kali còn làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận như tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh hại… Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cần bón phân kali tỷ lệ cao hơn vào thời kỳ ra nụ và nở hoa như NPK 10-20-30, 15-15-30 (Đặng Văn Đông, Bùi Hữu Chung, 2015).

- Vai trò của vi lượng: Vi lượng như Cu, Mg, Zn, Fe, Bo... là những nguyên tố cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu thiếu vi lượng cây mai sinh trưởng, phát triển không bình thường, dễ bị nhiễm một số loại bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng hoa (Nguyễn Thị Mỹ Duyên và cs., 2021). Thiếu chất Fe thì phiến lá mai chuyển màu vàng nhạt, gân lá màu trắng, cây sinh trưởng chậm. Thiếu kẽm (Zn) lá non phần bìa và gân màu xanh nhưng phần phiến lá giữa các gân chuyển vàng. Thiếu chất bo (B) lá non bị biến dạng, mỏng, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng... Do vậy, trong quá trình sinh trưởng phát triển cần bổ sung các loại phân bón lá cho cây như: Atonik 1,8 LS, Đầu trâu 502, 902 (Nguyễn Thị Thanh Tình và cs. 2016).

- Vai trò của phân hữu cơ: Phân hữu cơ là một loại phân hỗn hợp, chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây trồng cần. Bón phân hữu cơ sẽ tạo ra sự cân đối về dinh dưỡng cho cây, đồng thời còn có tác dụng tăng độ mùn và độ tơi xốp của đất, giá thể. Phân hữu cơ được sử dụng để bón lót cho mai phải được xử lý mầm bệnh (Dương Quốc Nghị và cs., 2021).

1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới

Năm 2005 -2015 các nhà vườn trồng mai tại Florida là một trong những bang lớn nhất ở Mỹ, mỗi năm sản xuất hàng vạn cây mai để phục vụ người


chơi, mai ở đây chủ yếu gieo hạt, khi cây được khoảng 6 tháng tuổi nhà vườn bắt đầu uốn thế, cây sau 3 năm có thể chơi hoa được. Vào dịp tết cổ truyền của Việt Nam các nhà vườn ở đây đã chuyển chậu mai vào nhà kính để điều khiển cho hoa nở vào đúng tết, với giá từ 50 - 200 USD/chậu với số lượng bán từ

20.000 - 30.000 chậu (www. maivangflorida.com, 2016).

Tại Trung Quốc, các nhà vườn đều sản xuất hoa mai, cây giống để trồng là cây giâm cành, cây ghép hoặc cây gieo hạt. Trong đó, cây ghép được trồng nhiều nhất. Cây ghép từ lúc ghép đến lúc ra hoa kéo dài 2 năm. Hàng năm các nhà vườn bán ra thị trường hàng chục vạn chậu, địa điểm tiêu thụ chủ yếu là các công viên, vườn hoa và công sở (Xinhua and J. Zhao, 2011).

Ngoài các loại mai vàng, mai đỏ, mai trắng cũng được nhiều nước châu Á quan tâm và phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Tại Trung Quốc hàng năm sản xuất tới hàng triệu cây mai trắng ở các tỉnh Giang Tô, Vân Nam, Quảng Châu để tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. Ở phía Bắc Thái Lan cũng trồng nhiều cây mai đỏ, mai trắng mỗi năm Thái Lan tiêu thụ hàng vạn cây (Yuan Lianlian, Wang Shaoping, 2013).

Ở Châu Phi, ngoài việc dùng để trang trí trong những ngày lễ, công viên vườn hoa, trên đường phố… thì trong y học cổ truyền, các loại Ochnaceae còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như dùng lá đun sôi để uống làm tăng sức khỏe cho con người. Vỏ cây được sử dụng cho mục đích giảm đau, điều trị đau đầu, tiêu chảy, u nang buồng trứng và sốt thương hàn (Messanga và Ghogomu, 2013).

Ở Brazil và nhiều nước Tây Phi với các chất chiết xuất từ lá mai được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên, kiết lỵ, tiêu chảy và giảm đau. Chất chiết xuất từ quả để điều trị nhiễm trùng gan và da (Olive, 1999).

Ở Nam Phi, loài Ochna trong y học thường được chiết xuất chữa táo bón, đau lưng, hen suyễn, giải độc khi bị rắn cắn (Codd và Dyer, 2012).


Bảng 1.1. Một số loài mai được sử dụng làm dược liệu


STT

Loài

Khu vực

Chữa bệnh

1

Ochna gamostigmata

Mpumalanga Nam Phi

Táo bón, lở loét

2

Ochna holstii Oliv

Mpumalang Nam Phi

Đau đầu

3

Ochna errulata

Tiegh. Ex Keay

Mpumalanga Nam Phi

Điều trị các bệnh về xương

4

Ochna alodendron

Gilg. et Mildbr.

Trung Phi

Điều trị giảm đau, nhiễm trùng gan

5

Ochna pulchra Hook.

Zimbabwe, Mashonaland

Chữa vô sinh, vàng da

6

Ochna lanceolata

Spreng.

Trung tâm và bán đảo Ấn Độ

Điều trị đau dạ dày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội - 4

Nguồn: Messanga BB, Ghogomu TR, (2013).

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai ở Việt Nam

Trong cơ cấu về hoa cây cảnh, mai là loại cây được sử dụng rất phổ biến từ miền Trung trở vào phía Nam, do điều kiện khí hậu phù hợp nên mai được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cảnh trồng chậu, bonsai. Cây mai được sử dụng nhiều nhất vào dịp tết Nguyên đán. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới, nhiều tài lộc và thịnh vượng, nên rất được ưa chuộng. Ngoài phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức… mai còn mang lại nguồn lợi kinh tế cao, với giá từ 300 - 800 nghìn/chậu, có những cây lên đến hàng chục triệu đồng, hàng năm thị trường tiêu thụ hàng triệu cây mai các loại (Đặng Văn Đông, 2016).

Bảng 1.2. Diện tích hoa, cây cảnh 2010-2015



STT


Chủng loại

Năm 2010

(ha)

Năm 2011

(ha)

Năm 2012

(ha)

Năm 2013

(ha)

Năm 2014

(ha)

Năm 2015

(ha)

Tỷ lệ tăng năm 2015 so với

năm 2010 (%)

1

Mai, bon sai

900

950

1110

1200

1250

1300

45,3

2

Hoa lan

190

200

210

220

250

300

38,9

Tổng cộng

1.090

1.150

1.320

1.420

1.500

1.600

35,8

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh (2016)


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn thành phố năm năm 2010 là 1.090 ha đến năm 2015 đạt 1.600 ha, tăng 35,8 %; Trong đó, hoa mai, bon sai 45,3 % và hoa lan 38,9 %.

Cùng với diện tích và lượng hoa cây cảnh tăng hàng năm thì giá trị sản xuất cũng tăng theo.

Bảng 1.3. Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh 2010 - 2015



STT


Chủng loại

Năm 2010 (tỷ

đồng)

Năm 2011 (tỷ

đồng)

Năm 2012 (tỷ

đồng)

Năm 2013 (tỷ

đồng)

Năm 2014 (tỷ

đồng)

Năm 2015

(tỷ đồng)

1

Mai, bon sai

867,5

883,0

914,2

1.008,8

1.040,3

1.219,9

2

Hoa lan

389,9

433,4

430,9

451,4

512,3

613,9


Tổng

1.257,4

1.316,4

1.345,1

1.460,2

1.552,6

1.833,8

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh (2016)

Tổng giá trị sản xuất hoa cây cảnh tăng dần từ 1.257,4 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.833,8 tỷ đồng (năm 2015). Mai, bon sai tăng từ 867,5 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.219,9 tỷ đồng (năm 2015). Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha hoa, cây cảnh đạt 800 - 900 triệu đồng/năm/ha.

Thành phố phối hợp với các huyện hỗ trợ xây dựng cánh đồng mai (350 ha) tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh. Đánh giá khả năng phát triển của cây mai tại TP Hồ Chí Minh cho thấy mai là cây chủ lực tiêu thụ trong dịp tết Nguyên đán, diện tích hàng năm đều tăng so với năm trước (Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hồ Chí Minh, 2016).

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả triển khai các chương trình phát triển hoa cây cảnh đến năm 2018 cho thấy tổng diện tích hoa cây cảnh đạt 2.050 ha, trong đó mai đạt 700 ha. Lượng mai sản xuất phục vụ dịp tết Nguyên đán là 3,5 triệu chậu.

Đến năm 2020, diện tích sản xuất hoa, cây cảnh của thành phố lên đến

2.200 ha, trong đó hoa mai 750 ha. Sản phẩm hoa mai không những nâng cao được chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm mà còn làm tăng giá trị sản xuất hoa, cây cảnh của thành phố đạt bình quân 1 tỷ đồng/ha/năm.


Làng mai Phước Định được UBND tỉnh Vĩnh Long công nhận làng nghề từ năm 2009, hiện có 157 nhà vườn với 552 gốc mai cổ 90 năm tuổi, 11.000 gốc mai trung 50 năm tuổi và hàng triệu cây mai từ 5 - 15 năm tuổi xuất bán ra thị trường. Ở đây cũng đa dạng sản phẩm với các cây mai mini, tạo dáng bonsai, để cung cấp cho người dân trong dịp tết (Lê Thị Kim Đào, 2012).

Xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” mai miền Trung, hiện có khoảng 1.500 hộ trồng mai tại các làng mai trên địa bàn xã hàng năm xuất bán ra thị trường trên 2 triệu chậu, doanh thu hàng năm từ 45 - 50 tỉ đồng (Lê Thị Kim Đào, 2012).

Ở khu vực phía Bắc, theo số liệu 5 năm (2013-2017) của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả tại 15 điểm bán hoa tết truyền thống ở các chợ như Quảng Bá, Mê Linh, Mỹ Đình, Trâu Quỳ, Nghĩa Tân, Hoàng Mai, Hà Đông… số lượng mai bán được thống kê ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Số lượng mai bán tết tại một số chợ hoa truyền thống Hà Nội


STT

Chủng loại

Năm 2013

(chậu)

Năm 2014

(chậu)

Năm 2015

(chậu)

Năm 2016

(chậu)

Năm 2017

(chậu)

1

Mai

800.000

920.000

1.120.000

1.200.000

1.280.000

2

Mai vàng Yên Tử

11.000

15.000

22.000

25.000

30.000

3

Tổng

811.000

935.000

1.142.000

1.225.000

1.310.000

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa cây cảnh, 2018


Mai vàng Yên Tử đã được thị trường Hà Nội quan tâm đón nhận, năm 2013 là 11.000 chậu, đến năm 2017 đã tăng 30.000 chậu, Hà Nội nhập mai từ các tỉnh phía Nam ra tiêu thụ vẫn nhiều và tăng hàng năm, từ 800.000 chậu năm 2013 lên

1.280.000 chậu năm 2017. Giá bán trung bình từ 300 - 500 nghìn đồng, có nhiều cây giá từ 5 - 7 triệu đồng, người chơi hoa tết cũng đã mạnh dạn bỏ tiền ra chơi hoa và khách hàng cũng đã đa dạng hóa các loại hoa đón xuân bên cạnh những loại hoa truyền thống của miền Bắc như đào, lay ơn, lily, cúc, hồng, đồng tiền...


Hàng năm, tỉnh Quảng Ninh kết hợp với Nhật Bản tổ chức lễ hội hoa mai và anh đào tại Yên Tử, với hàng trăm gốc mai vàng Yên Tử cổ thụ đã được trưng bày khoe sắc vàng tươi thắm đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn. Trong những năm qua, người dân ở đây cũng đã sản xuất cây giống mai vàng Yên Tử, vừa trồng tại vườn vừa bán cho du khách tham quan, đây là nguồn thu nhập mới cho các hộ trồng, sản xuất giống mai và lâu dài sẽ là một nghề được các hộ dân lựa chọn (Đặng Văn Đông, 2016).

Năm 2008, Viện nghiên cứu Rau quả cũng đã di thực cây mai vàng Yên Tử về Hà Nội và trồng tại Gia Lâm, đánh giá bước đầu cho thấy cây sinh trưởng phát triển tương đương với cây trồng tại vùng nguyên sản. Năm 2013, cây mai vàng Yên Tử đã được trồng thử nghiệm ở nhiều vùng của Hà Nội như Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn,…hàng năm lượng cây giống xuất cho các vùng trồng lên đến hàng chục vạn cây. Tuy nhiên, sinh trưởng phát triển của cây ở các vùng khảo nghiệm còn kém, cần có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để tăng năng suất, chất lượng hoa (Đặng Văn Đông, 2016).

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.5.1. Tình hình nghiên cứu mai trên thế giới

1.5.1.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây mai

Năm 2006, Jiang Qing Hai đã mô tả chi tiết cây mai vàng với các đặc điểm, kích thước về chiều cao thân, kích thước lá, nhị, nhụy, hoa, đài hoa cũng như cách trồng, điều kiện đất đai, ánh sáng, nhiệt độ... giúp các nhà vườn, người sản xuất hoa cây cảnh có những kiến thức cơ bản để trồng mai.

Năm 2010, Govil và U.Kumar đã nghiên cứu hệ mạch và hình thái học của mai Tứ quý Ochna serrulata (Hochst.) Walp. Việc giải phẫu hình thái hoa đã cho thấy có 9 - 10 bó mạch trong mỗi cuống hoa với 3 đặc điểm ở mỗi đài hoa, phần ở giữa và hai phía bên rìa cánh hoa và nhị hoa kết hợp 5 cánh hoa đơn đều có một đặc điểm chung là có sự liên kết của 3 - 5 bó mạch, noãn hình cầu.


Năm 2012, Leyden đã mô tả đặc điểm hình thái của chi Ochna. Trong nghiên cứu đã mô tả loài Ochna integerrima (Lour.) Mer, là dạng cây thân bụi, thấp nhỏ, lá có cuống ngắn, gân cong ngược lên, rìa lá có răng cưa. Hoa dạng chùm; cuống dạng sợi, có đốt. Hoa có đế, quả, hạt có màu đỏ. Đài hoa có màu xanh, cùng phát triển với quả và dần trở thành đỏ.

Codd và Dyer (2012) khi nghiên cứu “Hệ thực vật của Nam Phi liên quan đến các lãnh thổ của Cộng hòa Nam Phi, Lesotho, Swaziland và phía Tây Nam Phi” đã mô tả 12 loài mai trong chi Ochna với các đặc điểm hình thái, điều kiện sinh thái và vị trí phân bố một cách chi tiết, bài bản trong hệ thực vật hạt kín.

Yuan Lianlian Wang Shaoping (2013) đã mô tả loài Ochna integerrima (Lour.) Merr.) là loài cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, rụng lá theo mùa. Ochnaceae có nguồn gốc Trung Quốc, ưa nhiệt độ cao và phân bón, phân bố chủ yếu ở Hải Nam, Quảng Tây và Đông Nam Á. Cây mọc tự nhiên ở những khu đất trống trong rừng hoặc bên cạnh suối và trong các thung lũng có độ cao từ 300 - 1400

m. Cây trưởng thành cao trung bình từ 2 - 7 m, đường kính thân từ 6 - 26 cm; thân, cành có màu nâu xám, lá có hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, không lông, cuống lá dài từ 2 ~ 5 mm; cụm hoa dạng bông có nhiều nhánh với đường kính hoa khoảng 3 cm. Những cánh hoa màu vàng tươi, hình trứng, hoa nở từ tháng 3 - 4 hàng năm. Quả khi hình thành có màu xanh và chuyển màu tím đen khi trưởng thành, một số đài hoa chỉ có hai quả, trông giống như mắt chuột Mickey nên còn được gọi là mai Mickey. Cây mai này chủ yếu làm cây cảnh quan, như trồng ở sân vườn, khuôn viên, công viên,… thích hợp trồng đơn hoặc trồng trong chậu lớn. Ngoài ra, cây mai này còn là một trong số ít cây thuốc, thân và vỏ cây có thể dùng chữa các bệnh về hệ tiêu hóa, rễ cây chiết xuất làm chất diệt muỗi, lá chứa loại flavonoid và glycosid có hoạt tính chống AIDS (HIV). Cây được xếp vào danh sách các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cấp quốc gia tại Trung Quốc.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí