Thạch Sùng Cụt Gehyra Mutilata (A) Mẫu Thu Ở Viêng Chăn,


11, hàng vảy bao quanh thân 101-134, hàng vảy bụng 36-43, số vảy lỗ trước lỗ huyệt: 36-42 đối với (♂) và không xuất hiện ở (♀); số vảy ngang dưới ngón tay thứ tư 6-8, vảy ngang dưới ngón chân thứ tư 6-9, vảy dưới duôi mở rộng. Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Taylor (1963): Đầu phủ vảy nhỏ; mõm tù; mắt được bao phủ bởi mí mắt thứ ba; màng nhĩ tròn, nông, nhỏ hơn đường kính mắt; mặt lưng của thân và đuôi màu nâu vàng; mặt trên các chi màu hồng nhạt với các đốm nhỏ sẫm màu; mặt bụng màu trắng đục (hình 3.20).

Hình 3 20 Thạch sùng cụt Gehyra mutilata A Mẫu thu ở Viêng Chăn B Mẫu thu ở 1

Hình 3.20. Thạch sùng cụt Gehyra mutilata (A) Mẫu thu ở Viêng Chăn,

(B) Mẫu thu ở Khăm Muôn. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu vào khoảng thời gian 19h00-21h30, trong tháng 04, 10 và 11, khu vực chân núi đá vôi, ở độ cao khoảng 170-330 m so với mức nước biển. điểm bắt gặp vách đá.

Loài này phân bố rất rộng ở Lào có ghi nhận cả ba miền. Còn trên thế giới: Châu Á: Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Palau, New Guinea, Indonesia, Đông Timo, Châu Đại Dương: Tây Samoa, Quần đảo Fiji, Quần đảo Tonga, Đảo Toga, Quần đảo Cocos, Micronesia, Quần đảo Christmas, Guam, Quần đảo Solomon, Úc, Nauru, Vanuatu, Mexico, Mỹ, Pháp...

6). Tắc kèGekko aaronbaueri Ngo et al, 2015.

Mẫu vật thu được: n = 05 mẫu, 03 mẫu đực trường thành, 02 mẫu cái trường thành. Kích thước: SVL: 74,8-79,1(♂), 75,6-77,9(♀); TaL: 78,2-91,8 (♂), 83,7-88,2 (♀). Một số đặc điểm hình thái: vảy môi trên 10-14, vảy môi dưới 8-12; hàng củ lồi trên lưng không có, hàng vảy bụng 39-43, số vảy lỗ trước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

lỗ huyệt: 4-5 đối với (♂) không xuất hiện ở (♀); vảy ngang dưới ngón tay thứ tư 14-15; vảy ngang dưới ngón chân thứ tư 14-15.

Đặc điểm hình thái: Đầu phủ vảy nhỏ; mõm tù; mắt được bao phủ bởi mí mắt thứ ba; màng nhĩ tròn, nông, nhỏ hơn đường kính mắt; dạng lưng có từ năm đến sáu đốm đốt sống màu trắng bẩn xen kẽ với các đốm màu vàng, hình chữ W giữa gáy và xương sống và sáu đến bảy cặp màu trắng bẩn các đốm xen kẽ với các vết sẫm màu có viền hơi vàng ở hai bên sườn giữa các đốt chi, vảy dưới đuôi mở rộng (hình 3.21).

Hình 3 21 Tắc kè Gekko aarobaueri A mẫu cái B mẫu đực Nguồn ảnh Saly 2

Hình 3.21. Tắc kè Gekko aarobaueri (A) mẫu cái; (B) mẫu đực.

Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu vào khoảng thời gian 19h30-21h00, trong tháng 02-03 ở khu vực núi đá vôi, độ cao khoảng 170-200

m. điểm bắt gặp ở vách đá.

Loài này hiên tại chỉ có phân bố ở miền Trung Lào là huyện Nhôm Ma Lạt và huyện Bua La Pha tỉnh Khăm Muôn.

7). Tắc kè bay Gekko kabkaebin Grismer et al., 2019.

Mẫu thu được ở tỉnh Khăm Muôn với 01 mẫu cái trường thành. Qua định loại có những đặc điểm hình thái phủ hợp với mô tả của Grismer et al, 2019, về kích thước SVL= 97,5 mm, TaL= 94,8 mm, vảy môi trên 8-10, vảy môi dưới 10-12, vảy lưng 78-82, vảy bụng 30-38, không có củ lồi, không có vảy lỗ ở trên lỗ huyệt đối với con cái, có 5-7 vảy đùi mở rộng, vảy ngang ở ngón chân thứ tư 13-18, vảy dưới đuôi không mở rộng.


Đăc điểm hình thái: Thân có các khoanh nâu đậm, được ngăn cách bởi chỉ màu đen hình sóng rõ rệt, dọc sống lưng có màu nâu nhạt. Đầu màu nâu xám, ở gáy có vệt đen hình W. Hai mép đuôi có hình răng cưa, mắt màu đen, vạch đen nối liền từ bên cổ chạy ngang mắt đến mũi, các ngón chân được liên kết với nhau bởi các tấm màng. Mẫu chết có màu sáng và nâu nhạt (hình 3.22).

Hình 3 22 Tắc kè bay Gekko kabkaebin A mẫu chết B mẫu sống Nguồn ảnh Saly 3

Hình 3.22. Tắc kè bay Gekko kabkaebin (A) mẫu chết; (B) mẫu sống.

Nguồn ảnh: Saly Sitthivong và Layphone Thepsouvanh.

Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu vào khoảng thời gian 15h30, trong tháng 04 ở rừng thứ sinh khu vực núi đá vôi, độ cao khoảng 170 m. điểm bắt gặp ở trên cây. Loài này hiên tại có phân bố ở miền Trung Lào là huyện Pạc Ka Đinh tỉnh Bo Li Khăm Xay và huyện Khun Khăm, huyện Hin Bun tỉnh Khăm Muôn và ở Việt Nam là vùng giáp danh miền Trung Lào.

8). Tắc kè hoa Gekko gecko Linnaeus, 1758.

Trong nghiên cứu chỉ thu 03 mẫu loài tắc kè hoa nhưng trong khảo sát thực địa có gặp và ghi nhận hết ở cả 6 tỉnh, vì loài này còn phố biến và còn nhiều, còn các đặc điểm hình thái xác định được như: Đầu dẹt, có hình tam giác và phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt. Có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20-30 cm, với trọng lượng dao động 150-300 g. Thân phủ vảy rất nhỏ hình nốt sần. Thân dài tới 18-20 cm, đuôi dài tới 15-17 cm, có 6-9 khúc xám xen với 6-9 khúc vàng nhạt, khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.


Đặc điểm hình thái: Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ. Ngón chân 5 ngón có vuốt và màng da mỏng làm thành giác bám. Mắt có con ngươi cử động dọc, có thể mở rộng trong bóng tối, có độ tập trung rất tốt. Sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối (hình 3.23).

Hình 3 23 Tắc kè hoa Gekko gecko A mẫu thu ở Viêng Chăn B mẫu thu ở Khăm Muôn 4

Hình 3.23. Tắc kè hoa Gekko gecko (A) mẫu thu ở Viêng Chăn (B) mẫu thu ở Khăm Muôn. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Một số đặc điểm sinh thái: Tắc kè hoa có thể gặp được mọi mùa đặc biệt là mùa mưa, và thời gian hay gặp vào ban đêm, ban ngày hay mình ở hốc cây hoặc khe đá trong rừng, ở Lào có phân bố từ Bắc đến Nam, có nhiều ở miền Trung và Nam.

Là loài phố biến có phân bố rất rộng ở Lào có thể phát hiện ở cả nước từ Bắc đến Nam. Còn trên thể giới là có ở các nước như: Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Mỹ, Brazil...

9). Thạch sùng bau-ring Hemidactylus bowringii Gray, 1845.

Mẫu được ghi nhân ở tỉnh Húa Phăn, tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Khăm Muôn. Qua định loại có những đặc điểm hình thái phù hợp với mô tả của Gray, 1845. Đầu phủ vảy nhỏ; mõm tù; màng nhĩ tròn, nông, nhỏ hơn đường kính mắt; Hemidactylus bowringii không phải là tắc kè lớn. Có kích thước chiều dài thân SVL= 48,4 mm, chiều dài đuôi 57,8 mm.


Đặc điểm hình thái: Ở mặt lưng và mặt bên, các vết sẫm màu tạo thành các sọc dọc mỏng manh với đường bên được xác định rõ nét nhất; sọc sau này kéo dài từ sau mắt sang vai, sau đó bị phá vỡ bởi các chấm kem hình tròn, và một sọc rắn ở gốc của đuôi. Sọc ở mặt lưng luôn luôn bị phân mảnh; bắt đầu trên cổ trước và kéo dài đến gốc của đuôi. Lỗ thông hơi không nguyên vẹn từ cằm đến gốc của đuôi, thường có màu trắng hơi nâu nhạt. Toàn thân có màu nâu chủ dạo, phần đuôi các khoanh màu nâu được ngăn cách bởi các khoanh nhỏ màu đen nhạt và ở giữa mặt trên đuôi có hàng chấm màu đen nhỏ dần cách nhau từ gốc đến cuối (hình 3.24).

Hình 3 24 Thạch sùng bau ring Hemidactylus bowringii A mặt lưng B mặt bụng Nguồn 5

Hình 3.24. Thạch sùng bau-ring Hemidactylus bowringii (A) mặt lưng

(B) mặt bụng. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu vào khoảng thời gian 20h30, trong tháng 03 ở rừng thứ sinh khu vực núi đá vôi, độ cao khoảng 770 m, điểm bắt gặp ở vách đá. Loài này có phân bố nhiều ở Trung Quốc, còn lại là phân bố ở miền Bắc Việt Nam. Còn ở Lào là một số tỉnh miền Bắc.

10). Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus Duméril & Bibron, 1836.

Trong nghiên cứu có ghi nhận loài Hemidactylus frenatus ở cả 6 tỉnh, vì loài này còn rất phố biến và còn nhiều, còn các đặc điểm hình thái xác định được như: phù hợp với mô tả của Duméril & Bibron, 1836. Đầu phủ vảy nhỏ; mõm tù; màng nhĩ tròn, nông, nhỏ hơn đường kính mắt; Hemidactylus frenatus có chiều dài thân từ 51-84 mm, chiều dài đuôi từ 62-96 mm, với con đực thường lớn hơn con cái.


Đặc điểm hình thái: Thường có màu xám hoặc nâu nhạt đến màu be với ánh kim xanh và mặt dưới màu trắng. Đôi khi chúng cũng có vẻ bán trong suốt. Các vảy của chúng thường đồng nhất ở mặt trước, nhưng tăng kích thước dọc theo lưng, và các vảy gai lớn được sắp xếp thành các dải xung quanh đuôi. Có đồng tử thẳng đứng và nhạy cảm với bóng tối. Vảy môi trên 9/9, vảy môi dưới 8/8, số vảy ngang dưới ngón tay thứ tư 13, dưới ngón chân thứ tư 15; mặt bụng màu trắng đục, đuôi tròn và có gai (hình 3.25).

Hình 3 25 Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus A mẫu cái B mẫu đực 6

Hình 3.25. Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus (A) mẫu cái

(B) mẫu đực. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được gặp được cả ban ngày và ban đêm và gặp được quanh năm đặc biệt là mùa mưa từ tháng 05-10, chúng được ghi nhận ở nhiều nơi như vách đá, trên cây, nhà dân, khu canh tác v.v...

Là loài phố biến có phân bố rất rộng ở Châu Á gồm: Philippines, Nhật Bản, Palau, Singapore, Polynesia , Micronesia, Melanesia, Quần đảo Solomon, New Guinea, Đông Timo, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Quần đảo Andaman, Quần đảo Nicobar, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Maldives, Malaysia, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Nauru, Vanuatu... còn ở Lào có phân bố khắp nơi từ Bắc đến Nam, có nhiều ở miền Trung và Nam.

11). Thạch sùng ca-not Hemidactylus ganotii Duméril & Bibron, 1836.

Mẫu được ghi nhân ở tỉnh Húa Phăn, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Khăm Muôn và tỉnh Luông Pha Bang. Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả


của Smith (1935) và Taylor (1963). Chiều dài thân (SVL 50,6-60,7 mm), chiều dài đuôi (TaL 57,4 mm), đuôi dẹp, với riềm da; màng nhĩ tròn, nhỏ hơn nửa đường kính mắt; vảy môi trên 10-11, vảy môi dưới 9-10, vảy lưng nhỏ, sần sùi, vảy bụng xếp đè lên nhau 34-38 hàng, bản mỏng dưới ngón tay chia đôi hoàn toàn, móng tay của các ngón kéo dài và tạo móc ở phía cuối, số bản mỏng dưới ngón tay thứ tư là 15, dưới ngón chân thứ tư là 15.

Đặc điểm hình thái: Trên thân có màu nâu đậm, các chấm trắng nhỏ li ti trên thân tạo thành hàng dọc với thân. Con ngươi mắt màu nâu và có chỉ đen dọc mắt, bụng có màu vàng. Hai bên sường có sọc chấm nâu và chấm trắng xen kẽ nhau kéo dài từ gốc đùi sau đến gốc đùi trước, vảy dưới đuôi mở rộng.

Hình 3 26 Thạch sùng ca not Hemidactylus ganotii A mặt lưng B mặt bụng Nguồn 7

Hình 3.26. Thạch sùng ca-not Hemidactylus ganotii (A) mặt lưng

(B) mặt bụng. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Là loài phố biến có phân bố rất rộng ở Châu Á gồm: Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Bán đảo Malysian, Trung Quốc (Hồng Kông, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây), Đài Loan , Philippines, Indonesia (Sumatra, Nias, Borneo, Java, Halmahera, Komodo), Malaysia, New Guinea, New Caledonia, Quần đảo trung thành, Polynesia, Fiji, Tây Samoa, Vanuatu, Quần đảo Cook, Tonga... còn ở Lào có phân bố khắp nơi từ Bắc đến Nam.

12). Thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus platyurus Schneider, 1797.

Trong ngiên cứu có ghi nhân được ở tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Khăm Muôn, tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Húa Phăn. Đặc điểm hình thái


của mẫu vật phù hợp với mô tả của trước: Chiều dài thân 50,1-59,4 mm, chiều dài đuôi 43,3-55,7 mm, loài thạch sùng này dễ nhận dạng bởi có nếp da bên thân từ nách đến bẹn rộng thành diềm rất rõ, chỗ rộng nhất khoảng 2 mm; phía sau đùi và ống chân cũng có diềm da hẹp; cơ thể dẹp, mõm hơi nhọn, đầu dài hơn rộng, hơi phân biệt với cổ; lỗ mắt tròn; tấm cằm hình tam giác, có 10-11 vảy môi trên và 8-9 vảy môi dưới, không có củ lồi, có 36-40 vảy bụng, đuôi dẹp trên dưới rất rõ, phẳng ở phía dưới, hai bên có khía răng cưa, vảy dưới đuôi rộng, 7-8 vảy ngang dưới ngón tay thứ tư và 8-10 dưới ngón chân thứ tư.

Đặc điểm hình thái: Trên thân có màu nâu là chủ đạo giữa sống lưng có các vết màu đen hình elip cách đều nhau, hai bên sườn có sọc đen chạy dài đến đùi trước qua ngang mắt tới mũi, bên trên mặt lưng có các chấm tròn màu xám. Phần cuối đuôi có các khoanh nâu xen kẽ là các khoanh xám (hình 3.27).

Hình 3 27 Thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus platyurus A mặt bên B mặt lưng 8

Hình 3.27. Thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus platyurus (A) mặt bên

(B) mặt lưng. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.

Đặc điểm sinh thái: Có thể gặp được cả ban ngày và ban đêm ở rừng thứ sinh khu vực núi đá, độ cao khoảng 170-750 m, điểm bắt gặp ở vách đá và trên cây.

Là loài phố biến có phân bố rất rộng trên thế giới gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Quần đảo Nicobar, Nepal, Bhutan, Trung Quốc (Quảng Đông, SE Xizang = Tây Tạng), Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Papua New Guinea, Philippines, Indonesia, Singapore, Đông Timo và Mỹ (Florida)... Còn ở Lào có phân bố từ Bắc đến Nam, có nhiều ở miền Trung và Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023