nhân lực đạt chất lượng thì cần phải chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực. Chính vì vậy, các Bộ ngành liên quan cần chú trọng:
• Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
Giáo viên : phải có trình độ cao học trở lên, phải có tư duy kinh tế, phương pháp sư phạm vững, có tinh thần trách nhiệm và phải thường xuyên đổi mới và bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chuyên môn.
Trang thiết bị giảng dạy : liên tục đổi mới và nâng cấp các xưởng thực hành, các thư viện, trang bị đầy đủ tài liệu, sách báo, dụng cụ đồ nghề phù hợp với sự đổi mới công nghệ để phục vụ công tác giảng dạy và thực hành.
Chương trình giảng dạy : đổi mới nội dung giáo án để phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp đào tạo, chương trình giảng dạy phải bám sát
chương trình dạy quốc tế
để tránh bị
lỗi thời, việc thực hành phải đi song
song với dạy lý thuyết để người học có thể áp dụng ngay...
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tính Hệ Số Thưởng Cho Các Chức Danh Trong Công Ty Năm 2013
- Tổng Quát Tình Hình Quản Trị Nhân Lực Của Công Ty Qua Các Năm
- Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Chế độ tuyển sinh: không vì chạy theo mục tiêu mà hạ thấp điều kiện dự thi, thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ chế độ thi cử và cấp bằng, sàng lọc kỹ trong quá trình dạy học theo tiêu chuẩn quốc tế đối với những ngành nghề kỹ thuật, tổ chức thi tốt nghiệp chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng thực sự của bằng cấp.
Thường xuyên mở các khóa đào tạo lại cho công nhân ngành may mặc để họ có thể thích nghi với môi trường sản xuất công nghệ mới.
• Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo, tăng cường phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
Thành lập các trung tâm đào tạo chất lượng cao để chọn được những người có triển vọng
Tạo cơ hội cho người lao động có điều kiện tiếp cận trình độ đại học bằng nhiều hình thức khác nhau như liên thông, tại chức, văn bằng hai, vừa học vừa làm...để họ có thể nâng cao trình độ
4.2.2 Đối với Công ty
Đối với cán bộ quản lý
• Hình thức hoạt động thiết kế, xây dựng công trình, do đó đòi hỏi công
ty cần có đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệm, có đủ năng lực.
chuyên môn kỹ
thuật cao có kinh
• Xây dựng chiến lược đào tạo cho cán bộ cấp quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh, năng lực đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng.
• Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc tập huấn nâng cao kiến thức cho nhân viên, kích thích nhân viên nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề.
• Việc nhập và thay đổi các máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến thì
việc cần thiết là tổ chức hướng dẫn cách vận hành, thao tác, sửa chữa để
nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Công ty nên xây dựng và thực hiện thêm công tác đánh giá thực hiện công việc đê có thể đánh giá được người lao động, từ đó đưa ra các hình thức khen thưởng, xử phạt, đào tạo và phát triển một cách kịp thời, chính xác và hiệu quả nhất.
Cần chú trọng đến chính sách thu hút nhân tài, coi trọng người tài, có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường đào tạo, năng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, 2003.
3. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân, ThS Nguyễn Vân Điềm, Quản trị nhân lực, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2007.
4. TS. Phạm Thị Minh Nguyệt, Bài giảng quản trị nguồn nhân lực, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2009.
5. PGS.TS Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.
6. GS. Phùng Thế Trường, Quản lý con người trong doanh nghiệp, NXB Hà Nội, 1996.
7. Cổ
phần Tư
vấn Khảo sát Thiết kế
Xây dựng Hà Nội :
http://khaosatxaydungcdic.com