Cơ Sở Lý Luận Về Điểm Đến Du Lịch Và Công Tác Quản Lý Điểm Đến Du Lịch


Phương pháp này được tiến hành làm 2 đợt:

- Đợt 1: Từ 01/11/2013 đến 20/11/2013

- Đợt 2: Từ 01/11/2014 đến 20/11/2014

5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu; dưới sự hỗ trợ của phần mềm như Excel.

Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề tài luận văn đến khi luận văn được hoàn thành.

6. Đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản lý Nhà nước cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh.

- Về mặt thực tiễn: Giúp cho du lịch Vịnh Hạ Long có những định hướng trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển điểm đến của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

7. Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của luận văn được triển khai làm 3 chương:

Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH


1.1.Điểm đến du lịch

1.1.1. Khái niệm

Điểm đến du lịch là một trong số các khái niệm cơ bản về du lịch. Điểm đến du lịch là thành phần không thể thiếu trong mỗi chuyến hành trình của du khách. Một chuyến du lịch của một cá nhân hay tổ chức bao giờ cũng bao gồm một hay một vài điểm đến theo các cấp độ khác nhau. Vì vậy, để triển khai vấn đề nghiên cứu, việc làm rõ điểm đến du lịch là rất cần thiết.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2007 đã đưa ra định nghĩa sau: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường.[23]

Như vậy, với định nghĩa trên đã khái quát một cách cơ bản về điểm đến du lịch trước hết phải là nơi mà du khách có thể lưu lại trong chuyến hành trình của mình. Điểm du lịch đó phải đảm bảo tính hấp dẫn, đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Điểm du lịch phải có sự rõ ràng về ranh giới hành chính để quản lý, và nhận diện.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và TS.Nguyễn Đình Hòa trong giáo trình Marketing du lịch (2009), Đại học Kinh tế quốc dân, thì điểm đến du lịch là “một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch”. [10, tr.341]

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn và sử dụng định nghĩa của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa trong tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch


làm cơ sở lý luận về quản lý điểm đến: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.[6] Đồng thời tác giả cũng lựa chọn tài liệu này để triển khai cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch cho luận văn. Cũng trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập, tác giả nhận thấy có những điểm chung về điểm đến du lịch như sau:

- Trước hết phải là điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.

- Có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh.

- Đảm bảo các điều kiện để du khách có thể lưu lại.

- Phát triển ổn định và lâu dài.

1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch có thể là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên. Điểm du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, điểm đến du lịch muốn thu hút được khách du lịch và đáp ứng được các nhu cầu của du khách thì bản thân nó phải được hình thành từ những yếu tố cơ bản. Những yếu tố này sẽ tác động không nhỏ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Những nhân tố đó bao gồm: điểm hấp dẫn du lịch, khả năng tiếp cận nơi đến, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, giá cả phù hợp, hình ảnh tích cực của điểm đến, chính sách du lịch, nguồn nhân lực, các hoạt động bổ sung.[23,tr.10,11]

1.1.2.1. Điểm hấp dẫn du lịch

Các điểm tham quan du lịch thường là những tiêu điểm thu hút sự chú ý của du khách và đem lại nguồn hứng khởi đầu tiên để khách du lịch ghé thăm các điểm đến. Điểm tham quan du lịch có thể được phân loại như danh lam thắng cảnh tự nhiên (ví dụ như các bãi biển, dãy núi, công viên, tiết trời), điểm tham quan du lịch nhân tạo (ví dụ như các tòa nhà mang tính biểu tượng như tháp


Eiffel, các tượng đài Di sản, các tòa nhà tôn giáo, các cơ sở hội nghị và thể thao) hoặc điểm tham quan du lịch văn hóa (ví dụ như các viện bảo tàng, nhà hát, phòng trưng bày nghệ thuật, sự kiện văn hóa). Các điểm tham quan du lịch có thể là nằm trong khu vực công cộng như một công viên tự nhiên, di tích văn hóa hoặc di tích lịch sử hoặc có thể là các điểm tham quan và các dịch vụ cộng đồng như văn hóa, Di sản hoặc lối sống. Mặt khác, các yếu tố ít hữu hình chẳng hạn như sự độc đáo và các điểm đến đem lại nhiều xúc cảm, mang tính trải nghiệm cũng đang thu hút khách du lịch ghé thăm. [23,tr.11]

1.1.2.2. Khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận của điểm đến là khả năng du khách tiếp cận và biết đến điểm đến đó, cũng như có thể tìm hiểu được những tiện nghi và địa điểm của điểm đến để giúp du khách có được những tiêu chí trong việc lựa chọn điểm đến.

Điểm đến nên tạo điều kiện thuận lợi về giao thông giúp du khách tiếp cận dễ dàng như đường hàng không, đường sắt, tàu du lịch.... Du khách cũng có thể đi du lịch một cách thuận tiện trong các điểm đến. Các yêu cầu về visa, cửa khẩu và các điều kiện nhập cảnh cụ thể cần được xem xét như là một phần trong khả năng tiếp cận các điểm đến.

Hầu hết các điểm đến đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do điểm đến đó mang lại. Do đó, các nhà quản lý điểm đến phải tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhận biết về sản phẩm du lịch của mình. Tạo được khả năng tiếp cận tốt sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của điểm đến đó, nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay.

1.1.2.3. Nơi ăn nghỉ

Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản địa phương. Đây


chính là nhân tố quan trọng liên quan đến việc đảm bảo cho khách lưu lại điểm đến du lịch.

1.1.2.4. Hình ảnh tích cực của điểm đến

Đối với những người chưa bao giờ đến thăm một điểm đến nào đó, sản phẩm du lịch không hiện hữu và vì thế họ không thể quan sát, chạm vào và cảm nhận trước được. Vì vậy, hình ảnh chiếm một vai trò chủ chốt trong quá trình lựa chọn điểm đến, đặc biệt đối với khách du lịch thuần túy. Đây chính là lý do khiến những đối tượng khách du lịch tiềm năng thường dựa vào hình ảnh để quyết định lựa chọn điểm đến này hay điểm đến khác.

Bất cứ điểm đến du lịch nào dù mới hình thành hay đã tồn tại từ lâu cũng đều muốn có một hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Hình ảnh của một điểm đến chính là sự đánh giá của khách du lịch về điểm đến dựa trên niềm tin, thái độ và quan điểm của họ. Trong suy nghĩ của du khách có thể bao gồm cả những ấn tượng tích cực và tiêu cực về điểm đến. Những ấn tượng này có thể là kết quả được đúc rút từ thực tế hoặc cũng có thể không. Hình ảnh của điểm đến được hình thành từ những tác động trực tiếp và gián tiếp như: Marketing trực tiếp, các phương thức giao tiếp Marketing khác và quan điểm của du khách về các yếu tố như tính an toàn, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận và các đặc điểm hấp dẫn. Hình ảnh của điểm đến có thể bao gồm những yếu tố sau: tính độc đáo, hấp dẫn; điểm tham quan; chính quyến địa phương, chất lượng môi trường, an toàn, mức độ dịch vụ và sự thân thiện của cư dân địa phương. Trách nhiệm của người phụ trách điểm đến là tạo dựng được một hình ảnh tích cực trong con mắt du khách đặc biệt là đối tượng khách ở thị trường mục tiêu. Tạo một thông điệp rõ ràng hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp điểm đến đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí của du khách khi họ quyết định đầu tư, đi du lịch hay mua sản phầm.[9]

1.1.2.5. Nguồn nhân lực

Du lịch là một trong những ngành có nguồn lao động chuyên sâu và có sự tương tác với cộng đồng địa phương. Tại điểm đến du lịch, sự tương tác giữa


khách hàng và người cung cấp dịch vụ sẽ đem lại thành công cho ngành du lịch. Du khách đến du lịch sẽ tiếp xúc với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ và đội ngũ nhân viên của ngành công nghiệp này tại các nơi ăn nghỉ, các điểm tham quan, cửa hàng, nhà hàng, taxi và các trung tâm thông tin. Những cuộc gặp gỡ cá nhân sẽ có nhiều và tạo ấn tượng độc đáo cho mỗi khách du lịch. Chính những cuộc gặp gỡ này sẽ giúp du khách đánh giá về điểm đến. Điều này còn ảnh hưởng tới việc du khách ghé thăm điểm đến thêm nhiều lần nữa hay không và các lời nhận xét về chuyến du lịch mang tính truyền miệng của du khách. Điều quan trọng là đội ngũ nhân viên thấu hiểu sâu sắc được tầm quan trọng về sự hài lòng của khách hàng và họ được khuyến khích phục vụ chu đáo hơn sự mong đợi của du khách. Một lực lượng lao động có tay nghề là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng các doanh nghiệp du lịch hoạt động có chất lượng. Việc đào tạo cũng có thể là công cụ để đạt được các mục tiêu và mục đích kinh doanh tổng thể của điểm đến.

Đào tạo lao động du lịch bài bản và tương tác với cộng đồng địa phương là một khía cạnh quan trọng của điểm đến du lịch. Lực lượng lao động được trang bị kiến thức sẽ nhận thức được những lợi ích và trách nhiệm liên quan tới sự phát triển du lịch luôn gắn liền với sự phát triển của ngành. Họ chính là một trong những yếu tố không thể thiếu của điểm đến du lịch và được quản lý phù hợp với chiến lược phát triển điểm đến.

1.1.2.6. Tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ

Đây là hàng loạt các dịch vụ và tiện ích hỗ trợ cho các du khách trong quá trình tham quan du lịch hoặc phục vụ nhu cầu lưu lại của du khách. Bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản như điện nước, giao thông công cộng, đường giao thông cũng như các dịch vụ internet, wifi miễn phí cho du khách, nơi ăn nghỉ, thông tin du lịch, các cơ sở vui chơi, hướng dẫn, điều hành và phục vụ du khách, các cơ sở mua sắm... Điều này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.


Vì thế một địa điểm du lịch trong hệ thống quản lý điểm đến muốn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch và có nhu cầu nghỉ dưỡng tại đó cần có tiện nghi đạt chất lượng, tức là các hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo dịch vụ tốt và hiện đại. Các nhà quản lý cần truyền đạt thuyết phục khách hàng có nhu cầu tham quan du lịch tại điểm đến của mình tin rằng nơi họ đến sẽ được thoải mái và tiện nghi.

Các điểm đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như y tế, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông.... cùng các hoạt động bổ sung cho cả khách hàng và ngành du lịch thông qua các tổ chức, cơ quan du lịch địa phương. Các hoạt động bổ sung sẽ giúp tác động vào thời gian lưu lại của du khách ở điểm du lịch. Nhân tố này sẽ đem lại cho du khách sự hứng thú đồng thời giúp các nhà cung ứng tăng nguồn thu ngoài các dịch vụ chính. Các hoạt động bổ sung được thể hiện rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào từng điểm đến khác nhau. Các hoạt động bổ sung có thể là các dịch vụ làm đẹp, mua sắm tại các trung tâm thương mại, các siêu thị, các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ xe đưa đón, dịch vụ đổi ngoại tệ, thậm chí là dịch vụ chăm sóc trẻ....

1.1.2.7. Chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch không chỉ là nhân tố tác động tới sự hình thành điểm đến mà còn quy định sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của điểm đến đó. Khi một điểm đến có chính sách phát triển du lịch thuận lợi sẽ có khả năng phát triển du lịch bền vững. Các bộ, ủy ban, tổng cục, ban thanh tra, ban thư ký và các hình thức tổ chức khác có nhiệm vụ soạn thảo và thực hiện các phương sách của chính sách kinh tế trong lĩnh vực du lịch. Những chính sách đó có thể là chính sách dài hạn, chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược quy hoạch, các chương trình đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động, tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của điểm đến, bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.


1.1.3. Vị trí và vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch

1.1.3.1.Vị trí của điểm đến du lịch

Vị trí của điểm đến du lịch quyết định hình thức chuyến đi, loại hình du lịch: Vị trí điểm du lịch trong một quốc gia cho chúng ta tạo ra loại hình, hình thức du lịch nội địa, như các vị trí điểm du lịch nằm trong phạm vi quốc gia Việt Nam là điểm đến du lịch nội địa. Vị trí điểm đến du lịch nằm ngoài quốc gia của điểm xuất phát, loại hình, hình thức du lịch quốc tế (như các điểm đến: Trung Quốc, Malaysia, singapor, Thái Lan...). Khi nói về vị trí của điểm đến du lịch cũng cần cụ thể hơn vị trí của điểm đến du lịch về mặt địa lý. Việc cụ thể này sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về vai trò của điểm đến du lịch.

Vị trí điểm du lịch là chọn một địa phương mà ở đó có những điều kiện tài nguyên làm cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ. Như vậy, việc định vị điểm du lịch sẽ bao gồm cả việc hoạch định những vùng, những tiểu vùng bao trùm ra ngoài giới hạn của vị trí điểm du lịch. Những vùng đệm này đảm bảo cho hoạt động du lịch được phát triển tối ưu. Khi nghiên cứu lựa chọn vị trí điểm du lịch mới phải chú ý đến hiệu quả tâm lý của khoảng cách. Trong du lịch, khoảng cách thường là yếu tố gây tâm lý ngần ngại khi quyết định đi du lịch. Khoảng cách ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến sức khỏe, đến quỹ thời gian... và phần nào đến thời điểm lựa chọn. Việc đi lại thông thường bắt đầu từ điểm xuất phát như ga tàu hỏa, từ bến cảng hay từ sân bay,... Để có thể loại trừ được phần nào sự bất tiện hay sự ngần ngại của du khách vì khoảng cách đến điểm du lịch không thuận lợi, ngoài những tiện nghi cần thiết trang bị trên các phương tiện vận chuyển, các doanh nghiệp vận chuyển thông thường chú ý tạo ra những thuận lợi khác như món ăn ngon, video, đồ uống, hàng lưu niệm....

1.1.3.2. Vai trò của điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm du lịch; tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh thần và

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí