Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 17

Bảng Phân tích tương quan biến


Correlations


BTCVKS

QHCDCT

QHDNBF

ĐNTCGT

ĐNTCTT

HLCVĐN

BTCVKS

1

.456**

.276**

.251**

.565**

.626**

QHCDCT

.456**

1

.514**

.286**

.468**

.494**

QHDNBF

.276**

.514**

1

.191*

.247**

.370**

ĐNTCGT

.251**

.286**

.191*

1

.279**

.340**

ĐNTCTT

.565**

.468**

.247**

.279**

1

.543**

HLCVĐN

.626**

.494**

.370**

.340**

.543**

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 17

Kết quả phân tích ma trận tương quan cho thấy : hệ số tương quan thấp nhất là 0.191(>0), tương quan giữa quan hệ đồng nghiệp trong bộ phận và tài chính gián tiếp. Hệ số tương quan cao nhất là 0.626 (>0), tương quan giữa biến độc lập hài lòng chung về chính sách đãi ngộ và biến phụ thuộc bản thân công việc khách sạn.

Tất cả các biến độc lập: bản thân công việc, quan hệ cấp dưới – cấp trên, quan hệ đồng nghiệp bộ phận, đãi ngộ tài chính trực tiếp, đãi ngộ tài chính gián tiếp đều có tương quan dương với Hài lòng chung về chính sách đãi ngộ - là biến phụ thuộc. Sự tương quan trên là phù hợp với mong đợi và có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến đôc lập, do đó đủ điều kiện để phân tích hồi quy.

3.4.2. Mô hình hồi quy

Phương trình hồi quy:Y = 0 + 1F1+2F2+3F3+4F4+5F5

Trong đó, Y: hài lòng chung về chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh F1 … F5: các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng nhân viên về chính sách đãi ngộ

1 … 4: các hệ số hồi quy

0: hằng số

Biến độc lập: bản thân công việc (BTCVKS), mối quan hệ cấp dưới – cấp trên (QHCDCT), mối quan hệ đồng nghiệp trong bộ phận (QHĐNBF), đãi ngộ tài chính trực tiếp (ĐNTCTT), đãi ngộ tài chính gián tiếp (ĐNTCGT)

Biến phụ thuộc: hài lòng chung về chính sách đãi ngộ (HLCVĐN)

Bảng : Kết quả Model Sumary

Model Summary



Model


R


R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

1

.709a

.502

.484

.48837


Theo kết quả trên mô hình có hệ số tương quan R Square là 0.502, hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R Square) đạt 0.484. Điều này giải thích rằng mô hình đã xây dựng phù hợp với 49,8% tập dữ liệu hay các biến độc lập trong mô tả giải thích được 49,8% phương sai của biến Hài lòng chung về chính sách đãi ngộ được thụ hưởng.

Bảng : Kết quả phân tích phương sai

ANOVAa



Model

Sum of

Squares


df

Mean

Square


F


Sig.

1

Regression

32.277

5

6.455

27.066

.000b


Residual

31.960

134

.239


Total

64.237

139



Kết quả phân tích cho thấy trị số thống kê F có giá trị 27.066 tại mức ý nghĩa Sig. = 0.000 vì vậy có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng: Kết quả phân tích hồi quy



Coefficientsa


Model


Unstandardized Coefficients


Standardized Coefficients


t


Sig.


Collinearity Statistics


B

Std.

Error


Beta


Tolerance


VIF

1

(Constant)


-0.184


0.425


-

0.433


0.666



MEANBTCV

0.422

0.083

0.391

5.093

0

0.629

1.591

MEANCDCT

0.131

0.087

0.12

1.501

0.136

0.576

1.737

MEANQHDN

0.165

0.093

0.126

1.773

0.079

0.731

1.368

MEANTCGT

0.158

0.08

0.128

1.968

0.051

0.884

1.131

MEANTCTT

0.174

0.068

0.199

2.56

0.012

0.616

1.625

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là nhỏ (lớn nhất là 1.737) < 2, do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập trong mô hình này. Bảng kết quả cho thấy 2 yếu tố độc lập: BTCVKS (bản thân công việc) và ĐNTCTT (đãi ngộ tài chính trực tiếp) có tác động dương (hệ số Beta dương) đến sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào phân tích khi Sig < 0.05. Các yếu tố: QHCDCT (quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên), QHĐNBF (quan hệ đồng nghiệp trong bộ phận), ĐNTCGT (đãi ngộ tài chính gián tiếp) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích do có mức ý nghĩa Sig > 0.05.


sau:

Do đó, phương trình hồi quy với các biến số có hệ số chuẩn hóa có dạng như


Y = 0.369*BTCVKS + 0.252*ĐNTCTT

Trong đó Y: sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

BTCVKS: bản thân công việc ĐNTCTT: đãi ngộ tài chính trực tiếp

Hệ số Beta chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện rằng các yếu tố trong mô hình hồi quy trên có ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên bộ phận tiền sảnh. Trong đó yếu tố bản thân công việc có tác động mạnh hơn đãi ngộ tài chính trực tiếp với hệ số Beta lần lượt là 0.391 và 0.199.

3.4.3 Kết luận giả thuyết

Sau khi phân tích hồi quy thì kết quả giả thuyết được trình bày theo bảng sau:


Giả thuyết

Nội dung

Kết quả

H1

Bản thân công việc có tác động tích cực đến sự hài lòng

về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

Ủng hộ

H2

Quan hệ cấp dưới với cấp trên có tác động tích cực đến

sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

Bác bỏ

H3

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp có tác động tích cực đến

sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

Bác bỏ

H4

Đãi ngộ tài chính trực tiếp có tác động tích cực đến sự

hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

Ủng hộ

H5

Đãi ngộ tài chính gián tiếp có tác động tích cực đến sự

hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

Bác bỏ

H1: bản thân công việc có tác động tích cực đến sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.391 và mức ý nghĩa = 0.000 nên giả thuyết này được ủng hộ. Qua hệ số hồi quy chuẩn hóa này giải thích định lượng như sau:nếu xem các yếu tố khác không ảnh hưởng đến sự hài lòng về chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh, thì khi nhân tố bản thân công việc tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tăng thêm 0.391 lần.

Điều này có thể giải thích như sau: được làm công việc phù hợp với chuyên môn/ nghiệp vụ được đào tạo, công việc đang làm có tính thách thức làm người lao động có thêm sự yêu thích khi làm việc, đặc biệt là có cơ hội thăng tiến trong công

việc và khách sạn có chính sách thăng tiến rõ ràng là những yếu tố mà nhân viên tiền sảnh luôn quan tâm và mong đợi từ phía các khách sạn mà họ làm việc và đá ứng được sẽ làm họ hài lòng nhiều nhất và ngược lại.

H2: mối quan hệ cấp dưới và cấp trên có tác động tích cực đến sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh. Kết quả kiểm định t (Sig) của nhân tố này =

0.361 lớn hơn 0.05. Điều này cho rằng giả thuyết có mối quan hệ giữa yếu tố mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên (biến độc lập) với sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh bị bác bỏ. Từ đó có thể kết luận rằng nhân tố mối quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới không có ảnh hưởng tới sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Điều này có thể được giải thích như sau: thị trường lao động tại Đà Lạt không có quá nhiều biến động nên điều mà nhân viên tiền sảnh quan tâm không phải là yếu tố mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên mà là bản thân công việc và đãi ngộ tài chính trực tiếp. Hoặc cũng có thể đa số trong môi trường làm việc bộ phận Tiền sảnh các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên luôn rất hài hòa và tốt đẹp nên nó trở thành yếu tố mặc định không tác động nhiều đến tâm lý hài lòng của nhân viên tiền sảnh các khách sạn bốn sao tại Đà Lạt nữa

H3: Mối quan hệ đồng nghiệp có tác động tích cực đến sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh. Kết quả kiểm định t (Sig) của nhân tố này = 0.079 lớn hơn 0.05. Điều này cho rằng giả thuyết có mối quan hệ giữa yếu tố quan hệ đồng nghiệp(biến độc lập) với sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh không được ủng hộ hoàn toàn. Từ đó có thể kết luận rằng nhân tố mối quan hệ giữa đồng nghiêp có ảnh hưởng rất ít tới sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Và nhân tố này bị bác bỏ.

Có thể giải thích kết quả này như sau: với văn hóa lâu đời về con người Đà Lạt hiền hòa, lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp, trong công việc đã phần nào tác động đến những ngừơi dân Đà lạt đang làm việc cho bộ phận tiền sảnh các khách sạn 4 sao, cho nên trong công việc họ cư xử với nhau khá chừng mực, hỗ trợ giúp

đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc được giao cũng như đạt mục tiêu cá nhân vào mục tiêu bộ phận. Cho nên yếu tố này có tác động chưa mạnh đến sự hài lòng về chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh.

H4: yếu tố đãi ngộ tài chính gián tiếp có tác động tích cực đến sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh. Kết quả kiểm định t (Sig) của nhân tố này =

0.051 lớn hơn 0.05. Điều này cho rằng giả thuyết có mối quan hệ giữa yếu tố đãi ngộ tài chính gián tiếp (biến độc lập) với sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh bị bác bỏ. Nhưng thông qua kết quả vẫn có thể kết luận rằng yếu tố đãi ngộ tài chính gián tiếp có ảnh hưởng rất ít tới sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt chứ không hoàn toàn không ảnh hưởng.

Có thể giải thích kết quả này như sau: thực tế nghiên cứu và khảo sát cho thấy các khách sạn bốn sao tại Đà Lạt đã thực hiện rất tốt các chính sách về đãi ngộ tài chính gián tiếp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phép năm, nghỉ lễ… nên làm cho nhân viên hoàn toàn hài lòng. Và cũng có thể trong lý thuyết, tác giả đã tìm kiếm và định nghĩa nhóm yếu tố này khá đơn giản nên chưa khai thác được hết tâm tư của người lao động về nhóm yếu tố này.

H5: H4: yếu tố đãi ngộ tài chính trực tiếp tiếp có tác động tích cực đến sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh. Kết quả kiểm định t (Sig) của nhân tố này = 0.012 nhỏ hơn 0.05. Điều này cho rằng giả thuyết có mối quan hệ giữa yếu tố đãi ngộ tài chính trực tiếp (biến độc lập) với sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh được ủng hộ. Như vậy có thể kết luận rằng yếu tố đãi ngộ tài chính trực tiếp có ảnh hưởng tới sự hài lòng về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Qua hệ số hồi quy chuẩn hóa này giải thích định lượng như sau:nếu xem các yếu tố khách không ảnh hưởng đến sự hài lòng về chính sách đãi ngộ nhân viên Tiền sảnh thì khi đãi ngộ tài chính trực tiếp tăng lên một đơn vị sẽ làm cho sự hài lòng về chính sách đãi ngộ nhân viên tiền sảnh thăng thêm 0.199 lần.

Điều này có thể giải thích được như sau: lương bổng và đãi ngộ tài chính luôn là yếu tố quan tâm của bất kỳ người lao động nào, và lao động bộ phận tiền

sảnh tại khách sạn bốn sao ở Đà Lạt cũng không ngoại lệ, điều mà nhân viên tiền sảnh luôn quan tâm là thu nhập của họ có thể nuôi được bản thân và 1 thành viên trong gia đình, thu nhập phải có tính công bằng giữa các thành viên trong bộ phận. Các khách sạn bốn sao tại Đà Lạt thực hiện được điều này sẽ làm nhân viên hài lòng và ngược lại.

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát

Khách sạn:

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN BỘ PHẬN TIỀN SẢNH TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Kính gửi: Quý Anh/ Chị

Tôi tên Văn Thị Nguyên – học viên Cao học ngành Du lịch của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đaị học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận Tiền sảnh tại một số khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt”. Với mục đích nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu cũng như tăng cường tính khả thi cho các giải pháp đề xuất; việc tiến hành khảo sát lấy ý kiến của tất cả các nhân viên thuộc Bộ phận Tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt về chính sách đãi ngộ mà các Anh/ Chị đang được thụ hưởng rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, Tôi rất mong sự hỗ trợ từ phía Các Anh/ Chị bằng cách hoàn thành các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin được cung cấp từ Quý Anh/ Chị chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát và được đảm bảo bảo mật.

Chân thành cảm ơn!

Lưu ý: Bảng hỏi được thiết kế thành 2 phần (phần A và phần B)

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG (Vui lòng tích vào một số câu hỏi đã đưa sẵn các lựa chọn)

1. Thông tin cá nhân

1.1 Vị trí công việc hiện tại:

Lễ tân Chăm sóc khách hàng Nhân viên mang hành lý

Thu ngân Nhân viên tổng đài Kiểm toán đêm

Tài xế Hướng dẫn viên Nhân viên đặt phòng

Khác

1.2 Chức vụ (nếu có): Trưởng ca Giám sát Trợ lý

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí