Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp Giáo dục Mã ngành : 60 -14 -10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : TS Võ Như Vân
Thái Nguyên - 2009
T
THAI NGUYEN UNIVERSITY
THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION
NGUYEN THI TRANG NHUNG
TO STUDY REFRESHING SYSTEMS OF REGIONAL SOCIO- POLATION INDICATORS WITH THE AIMES OF TEACHING LOWER SECONDERY 9-TH GRADE GEOGRAPHY
EDUCATIONAL SCIENCES MASTER THESIS METHODOLOGY AND METHODS OF TEACHING GEOGRAPHY
CODE : 60 - 14 - 10
SCIEANTIPHICAL GUIDED BY DR.PH. VU NHU VAN
THAI NGUYEN - 9 / 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Mọi kết quả nghiên cứu của Đề tài là trung thực và chưa ai công bố
Thái Nguyên, ngày 28 / 9 / 2009
Ký tên
Nguyễn Thị Trang Nhung
MỤC LỤC
Më ®Çu 8
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 8
2. Mục đích yêu cầu................................................................................... 9
3. NhiÖm vô nghiªn cøu……………………………………………………... 10
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................. 10
5. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 14
7. Cấu trúc luận văn................................................................................... 14
Néi dung vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.................................. 15
1.1. Cơ sở nhận thức luận ……………………………………………... 15
1.2.1. Chất và Lượng……………………………………………………. 15
1.2.2. Thời gian và Không gian…………………………………………. 16
1.2.3. Vận động và Phát triển……………………………………………. 17
1.2. Chỉ tiêu : Diễn giải, cấu trúc, phương pháp xử lí dữ liệu……….. 19
1.2.1. Nội hàm và ngoại diên khái niệm………………………………… 19
1.2.2. Diễn giải và cấu trúc ……………………………………………... 20
1.2.3. Phương pháp xử lí dữ liệu ………………………………………... 21
1.3. Tiêu chí hóa trong nghiên cứu vùng lãnh thổ dân cư, xã hội… 30
1.3.1. Trong nghiên cứu vùng địa lí tự nhiên……………………………. 30
1.3.2. Trong nghiên cứu vùng địa lí dân cư, xã hội …………………….. 33
1.4. Chỉ tiêu hóa trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực hóa …... 37
1.4.1. Nội dung dạy học phần vùng trong CT & SGK Địa lý 9………… 37
1.4.2. Nội dung dạy học Mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội theo vùng 38
trong SGK Địa lý 9……………………………………………………....
1.5. Tiêu chí hóa trong nghiên cứu tái định dạng Địa - Kinh tế…….. 41
1.5.1. Nội dung tổng quát……………………………………………….. 41
1.5.2. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………. 43
Tiểu kết chương 1……………………………………………………… 44
Chương 2 : Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội 46
theo vùng lãnh thổ trong Địa lí 9……………………….
2.1. Nhận thức chung về cơ sở vùng của các chỉ tiêu dân cư, xã hội .. 46
2.1.1. Quan niệm về vùng……………………………………………….. 46
2.1.2. Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình CNH-HĐH…………. 47
2.2. Quan điểm và nguyên tắc chung…………………………………. 52
2.2.1.Quan điểm ………………………………………………………… 52
2.2.2. Các nguyên tắc cập nhật………………………………………….. 53
2.3. Cập nhật nội dung theo các chỉ tiêu phát triển DCXH…. 55
2.3.1. Mật độ dân số …………………………………………………… 55
2.3.2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ………………………………... 58
2.3.3. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị / thiếu việc làm ở nông thôn ……… 60
2.3.4. Tỉ lệ hộ nghèo và vấn đề xóa đói giảm nghèo……………………. 62
2.3.5. Đánh giá sự phát triển con người các chỉ số HDI.......................... 63
2.3.6. Thu nhập bình quân đầu người......................................................
65
2.3.7. Tỉ lệ người lớn biết chữ (%)……………………………………… 67
2.3.8. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (năm)………………….. 68
2.3.9. Tỉ lệ dân thành thị / nông thôn (%)……………………………….. 70
2.4. Cập nhật các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng…….. 71
2.4.1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ……………………………… 71 2.4.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng........................................................... 73 2.4.3. Vùng Bắc Trung Bộ........................................................................ 76 2.4.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...................................................... 78
2.4.5. Vùng Tây Nguyên………………………………………………… 80
2.4.6. Vùng Đông Nam Bộ........................................................................ 82
2. 4.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long................................................... 84
2.4.8. Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH vùng Biển - Đảo
Việt Nam.............................................................86
Tiểu kết Chương 2 91
Chương 3. Thực nghiêm sư phạm………………………………………….92
3.1. Các nguyên tắc chung…………………………………………… 92
3.1.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm ……………………………... 92
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm……………………………... 92
3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm………………………………. 92
3.2. Đối tượng và Phương pháp thực nghiệm …………………….....93
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………………………… 93
3.2.2. Các bước thực nghiệm sư phạm………………………………….. 94
3.2.2.1. Chọn trường, chọn giáo viên, chọn lớp thực nghiệm…………... 94
3.2.2.2. Điều tra cơ bản, đánh giá và chiến lược………………………... 94
3.2.2.3. Thiết kế kịch bản tích hợp hệ thống chỉ tiêu …………………… 96
3.3. Triển khai và đánh giá …………………………………………… 100
3.3.1. Triển khai thực nghiệm....................................................................100
3.3.2. Phương pháp đánh giá ……………………………………. .…….101
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm……………………………………. 101
Tiểu kết Chương 3 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………… 106
Tài liêu tham khảo…………………………………………………….. 109
Phụ lục…………………………………………………………………..
DANH MỤC KÊNH SỐ, KÊNH HÌNH
1. KÊNH SỐ
Tên gọi | Trang | |
1 | Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cả nước và theo vùng ở Việt Nam | 48 |
2 | Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phát triển DCXH ở vùng Đồng bằng sông Hồng | 73 |
3 | Bảng 232. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc) | 75 |
4 | Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Bắc Trung Bộ | 78 |
5 | Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ | 80 |
6 | Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên | 82 |
7 | Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ | 84 |
8 | Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long | 86 |
9 | Bảng 2. 9. Diện tích, dân số, chỉ số HDI của 28 tỉnh / thành phố có biển | 88 |
10 | Bảng 2.10 : Các tỉnh / TP ở ĐBSCL có nguy cơ ngập chìm do biến đổi khí hậu toàn cầu | 90 |
11 | Bảng 3.1. Các trường THCS và GV tham gia thực nghiệm | 94 |
12 | Bảng 3.2. Kết quả sau khi thu về phiếu điều tra ở các cơ sở thực nghiệm | 95 |
13 | Bảng 3.3. Tỷ lệ GTTN của DS các vùng năm 2009 | 97 |
14 | Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với bài 2 | 102 |
15 | Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với bài 2 | 102 |
16 | Bảng 3.6. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với bài 20 | 102 |
17 | Bảng 3.7. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với bài 20 | 102 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học địa lí 9 - 2
- Tiêu Chí Hóa Trong Nghiên Cứu Địa Lí Vùng Lãnh Thổ Dân Cư Xã Hội
- Chỉ Tiêu Hóa Trong Dạy Học Địa Lí 9 Theo Hướng Tích Cực Hóa
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
2. KÊNH HÌNH
Tên gọi | Trang | |
1 | Hình 2.1 : Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ ngập chìm từ 2-4 m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM) | 89 |
2 | Hình 2.2. Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau sẽ ngập chìm từ 2- 4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM) | 89 |
3 | Hình 3.1. Đánh giá tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm | 103 |
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á CT&SGK Chương trình và Sch giáo khoa BTB Bắc Trung Bộ
CN Công nghiệp
DCXH Dân cư, xã hội
DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐB Đông Bắc
ĐNB Đông Nam Bộ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GV Giáo viên
GDP Thu nhập quốc dân sản xuất
HS Học sinh
HDI Chỉ số phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo tổng hợp
IMF Quĩ Tiền tệ quốc tề
KTXH Kinh tế - xã hội
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
LHQ Liên hợp quốc
NLN Nông lâm ngư nghiệp TDMN Trung du và miền núi TB Tây Bắc
TN Tây Nguyên
WB Ngân hàng Thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia hoạt động như một hệ thống các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần cấu tạo nên trong không gian và thời gian. Với quan niệm đó, vùng là một hệ thống các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ dân cư, xã hội bên trong cũng như bên ngoài hệ thống.
Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, tính khách quan của bản thân vùng được cụ thể hóa trên cơ sở nhận thức thực tiễn. Và do đó, công việc phân vùng cũng như các tiêu chí phát triển vùng là sản phẩm phát triển trí tuệ, trình độ nhận thức của con người. Để có được năng lực và phẩm chất đó, vai trò của giáo dục hết sức quan thông qua Địa lí Việt Nam trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà khâu quan trọng là các chương mục phân hóa vùng trong SGK Địa lí 9.
Sau khi nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH trong các phần Địa lí Dân cư và Địa lí kinh tế, đặc biệt là phần Sự phân hóa vùng kinh tế, HS đã thấy được đặc điểm phát triển của các yếu tố sự phát triển dân cư, xã hội ở từng vùng, so sánh với các vùng và cả nước nói chung. Do đó, việc nghiên cứu vùng thông qua hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH là cần thiết, đặc biệt với HS cuối cấp THCS cần trang bị cho mình những hiểu biết về các vùng của Việt Nam, nhằm chuẩn bị hành trang hiểu biết về đất nước, khi vào cuộc sống cũng như chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học theo SGK Địa lí 9 lại nảy sinh vấn đề do số liệu biểu đạt các chỉ tiêu phát triển DCXH dựa chủ yếu và kết quả thống kê năm 1999. Đến nay đã 10 năm, nhiều vấn đề và số liệu không phù hợp. GV và HS luôn đặt ra câu hỏi phải cung cấp vấn đề, số liệu và nhận định
mới về tình hình hiện nay của đất nước. Điều đó đòi hỏi GV dạy học Địa lí 9 phải có khả năng cập nhật vấn đề và số liệu trong hệ thống các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng hướng tới mục đích tích cực hóa trong việc dạy học đối với GV và học tập đối với HS. Qua thực tế trực tiếp dạy học Địa lí 9 chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật hóa hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng.
Với tầm quan trọng nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài :
"Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9"
Trong tiến trình triển khai đề tài dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Như Vân, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy Hệ cao học thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí tại Khoa Địa lí Trường ĐHSP Thái Nguyên, đồng thời nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của các đồng nghiệp làm việc tại một số trường THCS ở thành phố Thái Nguyên.
2. Mục đích yêu cầu
- Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa Lí 9, với mục đích nâng cao chất lượng dạy học theo chương trình và SGK Địa lí 9, trước hết là phần hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng của Việt Nam.
- Yêu cầu cần đạt được là tìm hiểu cơ sở phương pháp luận, phương pháp và cách tiếp cận trong việc cập nhật các vấn đề và các đại lượng thước đo trong hệ thống các chỉ tiêu, tập trung chủ yếu vào phần địa lí dân cư và phần phân hóa lãnh thổ theo vùng.
- Sản phẩm nghiên cứu là hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng được đổi mới theo thời điểm đến năm 2009. Sản phẩm nghiên cứu có
thể sử dụng trong dạy học Địa lí 9 trong các trường THCS, đặc biệt tại các địa phương thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về lí luận, quan điểm, phương pháp và cách tiếp cận cập nhật phù hợp với yêu cầu của CT&SGK, năng lực nhận thức, tiếp thu của HS lớp 9 và điều kiện dạy học tại các địa phương, trước hết là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Tiến hành cập nhật nội dung và số liệu trong hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo các vùng kinh tế, kể cả vùng biển - đảo.
- Thử nghiệm sư phạm các kết quả cập nhật tại một số trường THCS để kiểm tra đánh giá các giả thiết lí luận và kiến nghị cập nhật thống chỉ tiêu theo vùng, kể cả vùng dân cư và vùng kinh tế.
- Hoàn chỉnh sản phẩm nghiên cứu và khuyến nghị sử dụng trong dạy học Địa lí 9, trước hết là cho bản thân người nghiên cứu, cũng như cho các đồng nghiệp dạy Địa lí 9 các trường THCS trong thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung định chất, tập trung nghiên cứu cập nhật các chỉ tiêu phát triển dân cư tại phần Địa lí dân cư, hệ thống các chỉ tiêu theo 7 vùng kinh tế + vùng biển đảo tương thích với kết cấu nội dung trong CT&SGK Địa lí 9;
- Về nội dung định lượng, xác định thước đo bằng số tương đối (%), tuyệt đối (các đơn vị đo lường theo 9 chỉ tiêu chủ yếu);
- Về thời gian (giá trị thời hiệu) các vấn đề và số liệu (định chất và định lượng) chủ yếu là từ nguồn tài liệu cũng như số liệu trong các niên giám thống kê và các nguồn nghiên cứu chuyên khảo xuất bản mới nhất, đặc biệt là trong năm 2009;