TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả” luận văn đã nêu ra các lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu như: Tổng quan về ngân hàng thương mại, Dịch vụ ngân hàng điện tử, Hành vi ra quyết định người tiêu dùng và Các mô hình nghiên cứu nền tảng hành vi mua. Dựa trên cơ sở đó luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP BIDV Cẩm Phả.
Tiếp đó luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu làm phương pháp luận. Dựa trên cơ sở đó phương pháp luận trên luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP BIDV Cẩm Phả dựa trên bảng khảo sát thu được từ các khách hàng của NHTMCP BIDV Cẩm Phả. Sau khi phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, phân tích tương quan, kết quả cho thấy 05 yếu tố bao gồm: hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận tiện, ảnh hưởng xã hội, nhận thức rủi ro. Tổng kết lại có 5 yếu tố với 21 biến quan sát ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP BIDV Cẩm Phả. Sau khi phân tích hồi quy để đánh giá được mức độ quan tâm của khách hàng với từng yếu tố: Theo kết quả hồi quy thì trong các yêu thì yếu tố sự thuận tiện ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP BIDV Cẩm Phả, lần lượt là các yếu tố : hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội và cuối cùng là yếu tố nhận thức rủi ro.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy khách hàng sử dụng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự hội nhập là xu thế chung của bất kỳ nước nào nếu muốn phát triển kinh tế. Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới luôn đem lại cơ hội và cũng đầy thách thức. Hội nhập đem đến cơ hội để tăng trưởng kinh tế cho đất nước như: tham gia vào nền giao thương kinh tế thế giới rộng lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, tiếp xúc được vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, tiếp cận được với nền khoa học công nghệ trên thế giới,…Ngoài cơ hội thì thách thức cũng không kém như: Phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty mạnh về tiềm lực tài chính và công nghệ đến từ nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam luôn theo sát sự với biến động của nền kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ không còn nằm ngoài bởi các cuộc biến động suy thoái của nền kinh tế thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả - 1
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Hành Vi Người Tiêu Dùng
- Thuyết Hành Động Hợp Lý Tra (Ajzen Và Fishbein, 1975)
- Kết Quả Nghiên Cứu Sơ Bộ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Trong các lĩnh vực thì lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế, ngân hàng là trung gian tài chính giúp điều hòa vốn giải quyết từ nơi thừa vốn tới nơi cần vốn đề đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra nó còn cung cấp các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp, người dân qua đó giúp người dân và doanh nghiệp thuận tiện hơn rất nhiều trong việc giao dịch kinh tế, Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ vào trong dịch vụ ngân hàng như dịch vụ ngân điện tử, giúp cho dịch vụ ngân hàng thuận tiện và nhanh chóng cho người dân.
Dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại lợi ích rất lớn nhờ tính tiện ích trong giao dịch, thanh toán… với ưu điểm nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng có thể liên hệ với ngân hàng để thực hiện các giao dịch bất cứ thời điểm điểm nào tại bất cứ nơi đâu. Việc thực hiện các giao dịch như: đóng tiền điện nước, nạp card, mua sắm, chuyển khoản...rất đơn giản và nhanh chóng. Mặt khác, dịch vụ ngân hàng điện tử có vai trò tạo nguồn vốn cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa nguồn huy động cho ngân hàng,v.v…
Dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT) là xu hướng tất yếu bắt kịp xu thế của thế giới là phát triển dịch vụ ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ vào tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Mặt khác dịch vụ của ngân hàng điện tử là giải pháp tốt để các ngân hàng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Giúp thực hiện chiến lược toàn cầu hóa mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ngoài nước. E-Banking là công cụ quảng bá thương hiệu của ngân hàng một cách sinh động, hiệu quả. Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ được chu chuyển nhanh. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ.
Hiện nay, quy mô dịch vụ NHĐT tại BIDV Cẩm Phả chưa xứng với tiềm năng hiện có của BIDV Cẩm Phả. Vì vậy, với mong muốn phát triển dịch tại Ngân hàng nơi tôi công tác thông qua nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
Mục tiêu cụ thể gồm:
Xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy khách hàng sử dụng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Cẩm Phả.
+ Về không gian: Trụ sở BIDV Cẩm Phả.
+ Về thời gian:
-Số liệu thứ cấp từ BIDV Cẩm Phả giai đoạn 2017-2019
-Số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi khảo sát được thực hiện với khách hàng giao dịch với BIDV Cẩm Phả từ ngày 15/3/2020 đến ngày 20/5/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
Phương pháp định tính: Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu, tổng hợp,
Phương pháp định lượng: Kết hợp với phương pháp điều tra, xử lý dữ liệu trên SPSS. Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: Thảo luận, phỏng vấn thử để xác định các nhân tố cho mô hình nghiên cứu.
- Nghiên cứu chính thức: Dựa vào thông tin và số liệu thu thập được tiến hành xử lý trên SPSS.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận và các phục lục bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo đạo luật ngân hàng của Cộng Hòa Pháp năm 1941 đã cho biết: “NHTM là những cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiếc khấu, tín dụng và tài chính” (Trần Huy Hoàng, 2011).
Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009: “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật”.
1.1.2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
Huy động vốn
Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản có tính chất sống còn đối với bất kỳ một NHTM nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác
Cho vay và đầu tư
Cho vay
Nhà kinh tế pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “Một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Ở đây, chúng ta thấy yếu tố thời gian đã xen lẫn vào cũng vì có sự xen lẫn đó, cho nên có sự bất trắc, rủi do xảy ra và cần có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng.
Tại Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và các hướng dẫn cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phân tích đánh giá doanh nghiệp dưới giác độ tài chính _ ngân hàng.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình
Đầu tư
Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường.
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới.
Các nghiệp vụ ngân hàng khác
Cùng với sự phát triền của nền kinh tế, NHTM với vai trò là một trung gian tài chính ngày càng mở rộng các hoạt động của mình. Các NHTM tiến hành nhiều loại hình hoạt động nhằm mục đích đa dạng hóa các hoạt động, phân tán rủi ro, tăng lãi, tận dụng lợi thế là một trung gian tài chính. Một số hoạt động dịch vụ ngân hàng thực hiện ngoài nghiệp vụ huy động và cho vay đó là:
Dịch vụ thanh toán trong nước
Là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ, chuyển tiền và các khoản thanh toán khác giữa các tác nhân trong phạm vi một quốc gia được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ thương mại giữa các tổ chức và cá nhân nước này với các tổ chức và cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các NH của các nước liên quan.
Kinh doanh ngoại tệ
Sự phát triển của ngoại thương và thanh toán quốc tế đã thúc đẩy sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, cá nhân vào thị trường ngoại hối. Vì vậy các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Với một thị trường liên tục và mang tính quốc tế như thị trường ngoại hối, để đảm bảo sự thống nhất và nhanh chóng trong các giao dịch, ngân hàng cũng như bất cứ một ai tham gia vào thị trường này đều cần hiểu một số quy ước của thị trường theo thông lệ quốc tế.
Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào giữa những năm 60 ở một thị trường nội địa nước mỹ. Sau đó, vào đầu những năm 70, bảo lãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Từ đó đến nay, dịch vụ bảo lãnh được ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch.
1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ Khái niệm dịch vụ