Liên Kết Với Các Điểm Du Lịch Tỉnh Khác


cộng sự (2001), Chen và Tsai (2007), Chi và Qu (2008) được dẫn bởi Dương Quế Nhu và cộng sự (2014) thì giá trị cảm nhận (perceived value), hình ảnh điểm đến (destination image), performance quality (chất lượng thể hiện), chất lượng dịch vụ (service quatity) và sự hài lòng (satisfaction) là những yếu tố thường được dùng để giải thích sự quay trở lại một điểm đến du lịch. Từ lý do trên giả thuyết H1 được phát biểu:

Giả thuyết thứ nhất H1: Sự hài lòng của chuyến đi trước tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

2. Ẩm thực

Với sự đa dạng độc đáo của các món ăn, cùng cách chế biến cầu kỳ, tinh tế, hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền để thu hút khách du lịch, góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động xúc tiến du lịch (Ngô Thái Hưng, 2017). Từ lý do trên giả thuyết H2 được phát biểu:

Giả thuyết thứ hai H2 : Ẩm thực tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

3. Vệ sinh môi trường

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định môi trường cũng tác động trực tiếp đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch. Môi trường sạch đẹp sẽ tạo một cái nhìn đẹp trong mắt khách du lịch. Từ thực trạng trên giả thuyết H3 được phát biểu:

Giả thuyết thứ ba H3: Vệ sinh môi trường tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế.

4. Cơ sở lưu trú

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch. Từ thực trạng trên giả thuyết H4 được phát biểu:


Giả thuyết thứ tư H4: Cơ sở lưu trú tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

5.Thái độ nhân viên phục vụ

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định nhân viên phục vụ: là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng du lịch mà từ đó tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng. Sự chuyên nghiệp của nhân viên sẽ đem đến sự hài lòng cho du khách và khả năng ứng phó trong những tình huống bất ngờ. Do đó tác giả, đề xuất giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết thứ năm H5: Thái độ nhân viên phục vụ tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

6. Người dân địa phương thân thiện

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định người dân thành phố: sự thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình của người dân thành phố góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của thành phố đó. Tạo nên sự cảm nhận tốt từ du khách trong chuyến tham quan của họ. Từ cơ sở trên giả thuyết H6 được phát biểu như sau:

Giả thuyết thứ sáu H6: Người dân địa phương thân thiện tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế.

7. Giao thông

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Từ cơ sở trên giả thuyết H7 được phát biểu như sau:

Giả thuyết thứ bảy H7: Giao thông tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế


8. Địa điểm mua sắm

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định Cửa hàng mua sắm, quầy hàng lưu niệm nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của khách du lịch bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch, bao gồm hàng thành phẩm và các hàng hoá khác. Dựa theo cơ sở trên giả thuyết H8 được phát biểu như sau:

Giả thuyết thứ tám H8: Địa điểm mua sắm tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

9.An ninh

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định khi đi du lịch đến một địa điểm mới thì du khách rất chú trọng đến điều kiện an ninh. Điều này đảm bảo cho một chuyến đi vui vẻ, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch thành phố ngày càng đẹp đẽ, thân thiện và an toàn trong mắt du khách. Ngoài ra, Nếu tình hình chính trị được đảm bảo (không có chiến tranh, biểu tình,…), thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh đơn giản, dễ dàng xin visa cùng với an ninh tại điểm tham quan được bảo đảm tốt sẽ tạo điền kiện thuận tiện để khách du lịch nước ngoài đến thành phố, và an tâm hơn khi đi ngắm cảnh hay tham quan. Giả thuyết H9 được phát biểu như sau:

Giả thuyết thứ chín H9: An ninh tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

10. Văn hóa

Ngô Thái Hưng (2017) nhận định hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch. Các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Để thực sự có chất lượng và đủ khả năng phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao (trong nước và trên thế giới), không thể khác, sản phẩm du lịch phải khai thác tốt mọi thế mạnh trong tiềm năng và tài nguyên du lịch của đất nước, của địa phương, đặc biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa… Từ lý do trên giả thuyết H10 được phát biểu:


Giả thuyết thứ mười H10: Văn hóa tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

11. Di tích lịch sử

Theo kết quả khảo sát, các yếu tố như phong cảnh thiên nhiên; sự thân thiện của người dân địa phương; các di tích lịch sử và di sản văn hóa được du khách quốc tế rất quan tâm khi lựa chọn điểm đến cho cuộc hành trình của mình (Hồ Kỳ Minh và cộng sự, 2015). Từ lý do trên giả thuyết H11 được phát biểu

Giả thuyết thứ mười một H11: Di tích lịch sử tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

12. Liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác

Du lịch đòi hỏi sự liên kết của các điểm đến. Các điểm du lịch gần nhau sẽ đạt thành công lớn hơn nếu biết liên kết với nhau trong việc thu hút khách du lịch quay lại tham quan (Chương trình Năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ ASEAN, 2015). Từ lý do trên giả thuyết H12 được phát biểu

Giả thuyết thứ mười hai H12: Liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác tác động tích cực đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

2.5.3 Xây dựng thang đo


1. Yếu tố sự hài lòng của chuyến đi trước được đo lường bằng các biến quan sát sau:

Ký hiệu

Nội dung

SHLT1

Tôi hài lòng về các điểm tham quan du lịch tại TP. Hồ Chí Minh

SHLT2

Tôi hài lòng về chất lượng dịch vụ khi du lịch tại TP. Hồ Chí Minh

SHLT3

Tôi hài lòng về các dịch vụ công cộng tại TP. Hồ Chí Minh

SHLT4

Tôi hài lòng về thái độ phục vụ tại các điểm du lịch tại TP. Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh - 6

2. Yếu tố ẩm thực – vệ sinh an toàn thực phẩm được đo lường bằng các biến quan sát sau:

Ký hiệu

Nội dung

AMT1

Tại Tp.HCM, tôi có thể thưởng thức món ăn đa dạng, hợp khẩu vị



AMT2

Tại Tp.HCM, tôi có thể thưởng thức các món ăn được chế biến sạch sẽ

AMT3

Tại Tp.HCM, tôi có thể nhận thấy khu vực ăn uống sạch sẽ, vệ sinh


3. Yếu tố vệ sinh môi trường được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

VSMT1

Tại Tp.HCM, tôi thấy vệ sinh tại các điểm tham quan sạch sẽ

VSMT2

Tại Tp.HCM, tôi thấy môi trường được giữ gìn vệ sinh thường xuyên

VSMT3

Tại Tp.HCM, tôi thấy rác thải được thu gom thường xuyên

VSMT4

Tại Tp.HCM, tôi thấy các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ

4. Yếu tố cơ sở lưu trú được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

CSLT1

Tại Tp.HCM, tôi thấy giá dịch vụ lưu trú phù hợp với từng hạng sao

CSLT2

Tại Tp.HCM, tôi thấy hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đa dạng

CSLT3

Tại Tp.HCM, tôi thấy hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với từng đối tượng

khách


5. Yếu tố thái độ nhân viên phục vụ được đo lường bằng các biến quan sát

sau:


Ký hiệu

Nội dung

TDNVPV1

Tôi thấy hướng dẫn viên có thái độ thân thiện, chuyên nghiệp

TDNVPV2

Tôi thấy nhân viên tại các cơ sở lưu trú luôn nhã nhặn, lịch sự

TDNVPV3

Tôi thấy nhân viên luôn nhiệt tình, chu đáo

TDNVPV4

Tôi thấy nhân viên luôn thể hiện sự chuyên nghiệp


6. Yếu tố người dân địa phương thân thiện được đo lường bằng các biến quan sát sau:

Ký hiệu

Nội dung

NDDP1

Người dân Tp.HCM thân thiện



NDDP2

Người dân Tp.HCM hiếu khách

NDDP3

Người dân Tp.HCM sẵn sàng giúp đỡ

7. Yếu tố giao thông được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

GT1

Hệ thống giao thông tại Tp.HCM đang được cải thiện tốt hơn

GT2

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tại Tp.HCM tương đối tốt

GT3

Các phương tiện di chuyển đúng luật quy định tại Tp.HCM

8. Yếu tố di tích lịch sử được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

DTLS1

Tại Tp.HCM, có nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa quốc gia

DTLS2

Tại Tp.HCM, có nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa đối với thế giới

9. Yếu tố địa điểm mua sắm được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

DDMS1

Tại Tp.HCM, có nhiều địa điểm tham quan mua sắm

DDMS2

Tại Tp.HCM, những điểm mua sắm có vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận

DDMS3

Tại Tp.HCM, những điểm mua sắm có giá cả hàng hóa hợp lý

DDMS4

Tại Tp.HCM, những điểm mua sắm có hàng hóa đa dạng

10. Yếu tố liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác được đo lường bằng các biến quan sát sau:

Ký hiệu

Nội dung

LIENKET1

Tp.HCM là trung tâm du lịch và liên kết với các tỉnh lân cận dễ dàng

LIENKET2

Từ TP.HCM có thể tham quan đến các tỉnh thành khác dễ dàng

LIENKET3

TP.HCM là nơi có nhiểu tuyến đường đến nhiều tỉnh thành khác


11. Yếu tố an ninh chính trị được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

ANNINH1

An ninh tại Tp.HCM tương đối tốt cho khách tham quan



ANNINH2

Tp.HCM có các hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn cho khách tham

quan du lịch

ANNINH3

Tp.HCM có nền chính trị ổn định


12. Yếu tố văn hóa được đo lường bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

VH1

Tp.HCM có nền văn hóa đa dạng, phong phú

VH2

Tp.HCM có nên văn hóa giao thoa giữa các nước

VH3

Tp.HCM có nhiều sự kiện giao lưu văn hóa giữa các nước

VH4

Tp.HCM có nền văn hóa truyển thống và hiện đại

13. Yếu tố sự quay lại được đo bằng các biến quan sát sau:


Ký hiệu

Nội dung

SQLAI1

Tôi sẽ tiếp tục tham quan Tp.HCM trong những lần tới

SQLAI2

Tôi hài lòng khi tham quan du lịch tại TPHCM

SQLAI3

Tôi dự định cùng bạn bè và người thân đến tham quan TpHCM

SQLAI4

Một cách tổng quát tôi sẽ đến tham quan Tp.HCM khi có dịp


Tiểu kết chương 2:

Chương 2 trình bày tóm tắt các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của mình. Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng gồm 13 yếu tố (12 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc): Sự hài lòng của chuyến đi trước, Ẩm thực – vệ sinh ATTP, Vệ sinh môi trường, Cơ sở lưu trú, Thái độ nhân viên phục vụ, Người dân địa phương thân thiện, Giao thông, Di tích lịch sử, Địa điểm mua sắm, Liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác, An ninh chính trị, Văn hóa và sự quay lại tham quan du lịch.


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chương 2 đã trình bày về cơ sở lý luận và từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp theo, chương 3 đề tài trình bày các vấn đề về thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu; xây dựng các thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra trong chương 2.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này gồm có 2 bước:

Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận tay đôi nhằm phát hiện, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố và các phát biểu trong bảng câu hỏi phỏng vấn cho nghiên cứu định lượng.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng thông qua kĩ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đề xuất.

3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính

3.2.1 Thảo luận tay đôi

Nhằm tìm hiểu rõ hơn các yếu tố mà tác giả đề xuất trong chương hai có thực sự là các yếu tố tác động sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM, tác giả đã thực hiện thảo luận tay đôi trực tiếp với 10 chuyên gia gồm: 3 giảng viên, 7 chuyên gia còn lại bao gồm nhân viên sở du lịch TP.HCM và hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch [Phụ lục 1].

Việc thảo luận được tiến hành dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để thu thập ý kiến đóng góp nhằm mục đích hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát, phát hiện thêm những thành phần của nghiên cứu mà mô hình đề xuất ban đầu chưa có.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Theo kết quả thảo luận [Phụ lục 3], với yếu tố sự hài lòng của chuyến đi trước được tất cả đối tượng khảo sát đồng ý có ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí