Tất cả các đối tượng thảo luận đều đồng ý yếu tố ẩm thực – vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM. Tuy nhiên, Chị Nguyễn Thùy Nhung muốn góp ý thêm rằng nên thêm biến khảo sát “Tại Tp.HCM, tôi có thể nhận thấy thức ăn có niêm yết kiểm định rõ ràng”. Vì theo chị điều này có ảnh hưởng lớn đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế. Có 6 người khác trong nhóm thảo luận cũng đồng ý với ý kiến này. Các biến để đo lường yếu tố này được sự đồng thuận của 9/10 người trả lời.
Yếu tố di tích lịch sử được chị Đỗ Thị Lê Lam và anh Lý Nhật Lâm góp ý nên thêm vào biến khảo sát “Tại Tp.HCM, có nhiều di tích lịch sử được bảo tồn” và được 6/10 người đồng ý. Các biến để đo lường yếu tố này được sự đồng thuận của 8/10 người trả lời.
Các yếu tồ còn lại các chuyên gia không có góp ý nào thêm và các biến đo lường yếu tố này được sự đồng thuận của 10/10 người trả lời cho rằng có ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM.
Cuối buổi thảo luận, tác giả và nhóm chuyên gia đi đến thống nhất xây dựng lại mô hình nghiên cứu gồm mười hai yếu tố như sau:
Sự hài lòng của chuyến đi trước
Ẩm thực - vệ sinh ATTP
Vệ sinh môi trường
Cơ sở lưu trú
Thái độ nhân viên phục vụ
Người dân địa phương thân thiện
Sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế
Giao thông
Di tích lịch sử
Địa điểm mua sắm
Liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác
An ninh chính trị
Văn hóa
Hình 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu (sau khi đã thảo luận nhóm)
(Nguồn: Tác giả đề xuất sau khi thảo luận nhóm, 2017)
3.2 Điều chỉnh thang đo
Từ kết quả thu được sau cuộc thảo luận tay đôi, các biến khảo sát được thống nhất như sau: Xem [Phụ lục 4].
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Mục tiêu
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách du lịch quốc tế đến du lịch tại TP.HCM
Mục đích của việc sử dụng phương pháp định lượng:
Đánh giá mức độ tin cây của các thang đo trong nghiên cứu chính thức.
Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng nghiên cứu định lượng.
3.3.2 Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu (hình 3.2). Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
Cơ sở lý thuyết
Thang đo nháp
Thảo luận nhóm (n=10)
Thang đo chính thứ c
Nghiên cứu định lượng
(n = 500)
Đo lường độ tin cậy Cronbach Alpha
- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha biến tổng
- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Kiểm tra phương sai trích
- Kiểm tra các nhân tố rút trích
- Loại các biến có mức tải nhân tố nhỏ
Phân tích mô hình hồi quy đa biến
- Kiểm điṇ h đa côṇ g tuyến và tự tương quan
- Kiểm điṇ h mứ c đô ̣ ảnh hưởng của các tham số
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu
3.3.3 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp này là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ tiếp cận. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu.
Theo Tabachnick và Fidell (1996) trích bởi Nguyễn Đình Thọ (2012), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức tính kích thước mẫu: n ≥ 50 + 8 p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu và p là số lượng biến độc lập trong mô hình. Cụ thể n ≥ 50 + (8 *12) = 146
Còn theo Bentlou và Chou (1987) thì số lượng quan sát cho mỗi tham số ước lượng là 5 quan sát. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất có 12 biến độc lập và 1 biến phụ thuốc tương đương 46 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Như vậy, trong nghiên cứu này để phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên và phù hợp với nghiên cứu của mình thì tác giả sử dụng số quan sát ứng với 46 biến quan sát, theo đó với 46 biến quan sát thì mẫu tối thiểu là 46 x 5= 230 mẫu. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể. Do đó, kích thước mẫu mà tác giả lựa chọn là 500 mẫu.
3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát (xem phụ lục 6: Bảng câu hỏi khảo sát bằng tiếng Anh và bảng câu hỏi khảo sát được dịch sang tiếng Việt) được thực hiện trên cơ sở kết quả thảo luận với du khách quốc tế và thang đo từ lý thuyết. Nội dung các biến quan sát trong các thành phần được điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng.
Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng.
Mỗi câu sẽ là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở cho việc tác động đến sự quay lại du lịch của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM. Với cách thiết kế như vậy, người trả lời khi được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của bản thân về những yếu tố ảnh đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM
Bảng câu hỏi gồm có 46 câu hỏi tương ứng với 12 yếu tố được cho là có tác động đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM [Phụ lục 6].
3.4 Thực hiện nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp du khách tại TP.HCM. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày vào giữa tháng 4/2017 cho đến cuối tháng 6/2017 theo cách chọn mẫu đã trình bày ở trên.
Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả rà soát nhanh tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo. Khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác).
Tiểu kết chương 3:
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 chuyên gia gồm: 3 giảng viên, 7 hướng dẫn viên du lịch.
Kết quả thảo luận nhóm là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 500 mẫu. Thang đo chính thức được nhóm thông qua gồm có 12 yếu tố đo lường mức độ tác động đến sự quay lại tham gia du lịch của khách du lịch quốc tế. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương bốn là phân tích dữ liệu đã thu thập được thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp độ tin cậy của Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, kiểm định sự khác biệt.
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 446 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ. Kết quả nghiên cứu được mô tả cụ thể sau đây:
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát
Thông tin mẫu khảo sát
Tần suất (n) | Phần trăm (%) | |
1. Giới tính | ||
Nam | 197 | 44.2 |
Nữ | 249 | 55.8 |
2. Tuổi | ||
< 18 tuổi | 67 | 15.0 |
18 - 30 tuổi | 156 | 35.0 |
31 - 43 tuổi | 138 | 30.9 |
44 - 56 tuổi | 36 | 8.1 |
> 56 tuổi | 49 | 11.0 |
3. Trình độ học vấn | ||
Trung cấp | 36 | 8.1 |
Cao đẳng | 129 | 28.9 |
Đại học | 159 | 35.7 |
Sau đại học | 74 | 16.6 |
Khác | 48 | 10.8 |
4. Nghề nghiệp | ||
Quản lý cấp cao / doanh nhân | 68 | 15.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory Of Reasoned Action – Viết Tắt: Tra)
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Liên Kết Với Các Điểm Du Lịch Tỉnh Khác
- Thống Kê Mô Tả Các Biến Nghiên Cứu
- Các Thông Số Thống Kê Từng Biến Độc Lập Của Mô Hình
- Biểu Đồ Phân Tán Phần Dư Và Giá Tri Dư ̣ Đoán Cu ̉ A Mô Hình Hồi Quy Bội