Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang - 2


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang - 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 3

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu 3

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

1.7. Bố cục của nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1. Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du khách quốc tế 5

2.1.1. Khách du lịch 5

2.1.2. Sự hài lòng của khách du lịch 6

2.1.2.1. Sự hài lòng 6

2.1.2.2. Sự hài lòng của khách du lịch 6

2.1.3. Điểm đến du lịch 7

2.1.3.1. Định nghĩa 7

2.1.3.2. Các thuộc tính của điểm đến du lịch 8

2.2. Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng 9

2.2.1. Mô hình kỳ vọng – cảm nhận 9

2.2.2. Mô hình Gronroos 10

2.2.3. Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ 11

2.2.4. Mô hình IPA 13

2.2.5. Mô hình HOLSAT 13

2.3. Các nghiên cứu trước đây có liên quan 16

2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài 16

2.3.1.1. Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) 16

2.3.1.2. Nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) 17

2.3.1.3. Nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 18

2.3.2. Nghiên cứu trong nước 19

2.3.2.1. Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012) 19

2.3.2.2. Nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013) 20

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 22

Kết luận chương 2 31

3.1. Quy trình nghiên cứu 32

3.2.Thiết kế nghiên cứu 32

3.2.1. Các bước nghiên cứu sơ bộ 32

3.2.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo chính thức 33

3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức 42

3.3.1. Phương thức lấy mẫu 42

3.3.2. Kích thước mẫu 42

3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu 42

3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 43

Kết luận chương 3 44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

4.1. Khái quát tình hình du lịch ở Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang 45

4.2. Thống kê mô tả 49

4.3. Kết quả kiểm định Paired Sample T-Test 52

4.3.1. Kết quả kiểm định thang đo tích cực 52

4.3.1.1. Các thuộc tính tích cực đạt sự hài lòng 56

4.3.1.2. Các thuộc tính tích cực không đạt sự hài lòng 58

4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo tiêu cực 59

4.3.2.1. Các thuộc tính tiêu cực đạt sự hài lòng 61

4.3.2.2. Các thuộc tính tiêu cực không đạt sự hài lòng 62

4.3.3. Mô hình nghiên cứu sau kết quả kiểm định Paired – Samples T - test.63 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 67

Kết luận chương 4 72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 73

5.1.Kết luận 73

5.2.Hàm ý chính sách 73

5.2.1.Tài nguyên thiên nhiên 74

5.2.2. Di sản văn hóa 75

5.2.3 Giao thông 77

5.2.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch 78

5.2.5. Yếu tố con người 82

5.2.6. Các cơ quan hữu quan quản lý tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc

..........................................................................................................................83

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


UNWTO: United World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới)

IPA : Impertance Performance Analysis (Phân tích mức độ quan trọng – mức độ thực hiện)

 CBRE: Commercial Real Estate Services (Cty thương mại dịch vụ bất động sản)

SERVQUAL: Service + Quality (Thang đo chất lượng dịch vụ)

HOLSAT: Holiday satifaction (Thang đo sự hài lòng)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 24

Bảng 2.2: Thang đo của sáu yếu tố của điểm đến 27

Bảng 3.1: Thang đo nháp các thuộc tính tích cực 33

Bảng 3.2: Thang đo nháp các thuộc tính tiêu cực 35

Bảng 3.3: Thang đo chính thức các thuộc tính tích cực 38

Bảng 3.4: Thang đo chính thức các thuộc tính tiêu cực 40

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát 49

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Paired Sample T-test các thuộc tính tích cực 52

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Paired Sample T-test các thuộc tính tiêu cực 59

Bảng 4.4: Danh sách 20 thuộc tính tích cực và 08 thuộc tính tiêu cực 65

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá sự hài lòng của các thuộc tính 67


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 2.1: Mô hình đo lường sự hài lòng của Pine và Gilmore (1999) 7

Hình 2.2: Mô hình Gronroos 10

Hình 2.3: Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ 11

Hình 2.4: Mô hình HOLSAT 16

Hình 2.5: Sáu yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) ...17

Hình 2.6: Năm yếu tố của điểm đến trong nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006) 18

Hình 2.7: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 19

Hình 2.8: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013) 20

Hình 2.9: Tám yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013)

...................................................................................................................................21

Hình 2.10: Các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng 26

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 32

Hình 4.1: Ma trận các thuộc tính tích cực 55

Hình 4.2: Ma trận các thuộc tính tiêu cực. 61

Hình 4.3: Mô hình các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng du khách quốc tế sau khi đã hiệu chỉnh 64

Hình 4.4: Mô hình HOLSAT với 20 biến tích cực và 8 biến tiêu cực tác động đến sự hài lòng 65


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân cũng như quảng bá hình ảnh của đất nước, vùng miền. Do đó, Việt Nam luôn chú trọng đầu tư và phát triển ngành du lịch, hướng đến như một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy đất nước phát triển. Trong đó, trục chiều dài ven biển có tiềm năng vô cùng to lớn để khai thác và phát triển ngành du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ đã xác định: “Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thể là thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo, nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các du lịch biển tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới” (Quyết định 2473/QĐ-TTg). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển tạo ra doanh thu 10 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 1,1 triệu lao động.

Cùng với các điểm đến dọc chiều dài đất nước như Đà Nẵng, Mũi Né, Nha Trang và Vũng Tàu, Phú Quốc là một trong những điểm du lịch đầy tiềm năng. Có thể nói hiếm có nơi nào trên đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi như Phú Quốc với vùng nước biển ấm quanh năm, những bãi biển hoang sơ màu ngọc bích cùng bạt ngàn những khu rừng nguyên sinh được bảo tồn nguyên vẹn. Với những lợi thế như vậy, Phú Quốc sẽ trở thành một điểm đến du lịch ưa thích của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, Phú Quốc đón gần 858.000 lượt khách, đạt hơn 47% kế hoạch, tăng 21% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế gần 181.000 lượt người, đạt 60% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ (Sở Du Lịch Kiên Giang, 2016). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc vẫn còn hạn chế so với tiềm năng vô cùng to lớn về du lịch của hòn đảo này, đặc biệt là so với mục tiêu đạt 300.000 lượt du khách vào năm 2017 của Chính phủ. Vấn đề đặt ra là làm sao


để phát triển du lịch Phú Quốc tương xứng với tiềm năng, giúp thu hút thêm ngày càng nhiều du khách đến Phú Quốc hơn, góp phần phát triển kinh tế cũng như quảng bá hình ảnh của địa phương đối với du khách. Do đó cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu, báo cáo thực tế, chuyên sâu nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý để thúc đẩy phát triển du lịch Phú Quốc. Trước vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu.

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong nước liên quan đến sự hài lòng của khách du lịch, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về du lịch Phú Quốc vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Ánh (2013) với đề tài “Ảnh hưởng của một số yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo đến sự hài lòng của du khách tại Phú Quốc – Kiên Giang” sử dụng mô hình thang đo dịch vụ chất lượng SERVQUAL (Parasuraman và cộng sự, 1988) để phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy có năm thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch là cơ sở lưu trú, phong cảnh du lịch, mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, và phương tiện vận chuyển. Một nghiên cứu khác của Đặng Hoàng Sa và Ying Fang Hoang (2014) về sự hài lòng của khách quốc tế với chất lượng dịch vụ du lịch tại Phú Quốc đã sử dụng mô hình SERQUAL kết hợp với IPA (Importance Performance Analysis). Nghiên cứu đã cho thấy yếu tố phương tiện hữu hình và độ tin cậy không những có tác động mạnh đến sự hài lòng của du khách mà còn tác động đến chất lượng dịch vụ. Nhìn chung hai nghiên cứu trên đều sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ SERQUAL để phân tích các nhân tố của chất lượng dịch vụ du lịch tác động đến sự hài lòng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình đo lường sự hài lòng của du khách HOLSAT (Tribe và Snaith

,1998), làm cơ sở để đo lường sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch Phú Quốc. Mô hình HOLSAT được xây dựng dựa trên các mô hình SERVQUAL và các mô hình nghiên cứu trước. Tuy nhiên, mô hình này đã khắc phục được một số mặt hạn chế của các mô hình khác, đó là đo lường sự hài lòng cho một điểm đến hơn là đo lường một dịch vụ cụ thể.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí