Năm Yếu Tố Điểm Đến Trong Nghiên Cứu Của Meimand Và Ctg (2013)


Thắng cảnh (Attractions)




Bữa ăn (Meal)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang - 5


Lòng mến khách (Hospitality)

Sự hài lòng của du khách Homestay

Nơi lưu trú (Accommodation)

Vệ sinh (Hygiene)

Hình 2.7: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013)

(Nguồn: Meimand và ctg, 2013)

Trong đó có 10 thuộc tính cực đạt được mức hài lòng cao hơn kỳ vọng ban đầu, các thuộc tính tiêu cực không t m thấy sự khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

2.3.2.1. Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012)

Một nghiên cứu mới đây của Trần Thị Lương (2013) về sự hài lòng của du khách nội địa tới Đà Nẵng cũng sử dụng mô hình HOLSAT. Tác giả đề xuất 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, đó là:



Môi trường

Chỗ ở

Sự hài lòng

của du khách

Chuyển tiền

Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất

Các dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm

Di sản văn hóa


Hình 2.8: Năm yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Meimand và ctg (2013)

(Nguồn: Trần Thị Lương, 2013)

Các yếu tố trên được sử dụng để xây dựng mô hình gồm 18 thuộc tính tích cực và 7 thuộc tính tiêu cực. Qua kiểm định, có 15 thuộc tính tích cực đạt được mức cảm nhật cao hơn kỳ vọng và 1 thuộc tính tiêu cực có mức cảm nhận thấp hơn kỳ vọng, nghĩa là du khách hài lòng.

2.3.2.2. Nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013)

Quách Phương Giang (2013), kiểm tra về sự hài lòng của du khách quốc tế đến Hà Nội cũng đã sử dụng mô hình HOLSAT để thực hiện nghiên cứu. Tác giả nêu lên 8 yếu tố của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách đến Hà Nội như sau:



Đồ ăn và thức uống

Nơi lưu trú




Giao thông

Môi trường thành phố

Sự trải nghiệm

Sự đa dạng của các thắng cảnh

Dịch vụ lưu trú

Sự phưu lưu và các hoạt động giải trí ngoài trời

Sự hài lòng của du khách

Hình 2.9: Tám yếu tố điểm đến trong nghiên cứu của Quách Phương Giang (2013)

(Nguồn: Quách Phương Giang, 2013)

Tám yếu tố của điểm đến nêu trên được sử dụng để xây dựng thành bảng câu hỏi riêng cho mỗi thuộc tính. Tổng cộng có 45 câu hỏi, bao gồm cả thuộc tính tích cực và tiêu cực. Từ đó, tác giả tiến hành phân tích ma trận cho từng thuộc tính của điểm đến và rút ra kết luận và kiến nghị.

Nhận xét về các nghiên cứu trước: Nhìn chung các nghiên cứu trước sử dụng mô hình HOLSAT đều phát triển dựa trên nền tảng là nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998). Mô hình được xây dựng đều dựa trên các thuộc tính của địa điểm du lịch cần nghiên cứu. Tuy nhiên, các câu hỏi đều được điều chỉnh lại và bổ sung thêm để phù hợp với từng địa điểm du lịch cụ thể và nội dung nghiên cứu của đề tài. Các bảng câu hỏi đề bao gồm thuộc tính tích cực và tiêu cực, đi sâu vào nội dung của nghiên cứu chứ không mang tính khái quát chung. Qua đó, các nghiên


cứu đều chỉ ra được chi tiết những mặt tích cực và mặt hạn chế của điểm đến, qua đó đề xuất được những ý kiến thiết thực để phát triển mặt tích cực và cải thiện mặt hạn chế. Điều này cho thấy sự phù hợp của việc sử dụng mô hình HOLSAT cho nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đối với một địa điểm du lịch

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở tiếp thu một số nghiên cứu trước đây, tác giả đề ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang:

Môi trường

Môi trường được xem là tổng thể các yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên (khí hậu, thời tiết, cảnh quan thiên nhiên, ...) và xã hội (mức độ an toàn, an ninh trật tự...). Không thể phủ nhận vai trò của môi trường trong việc hấp dẫn du khách, bởi đó chính là nét đặc trưng của mỗi điểm đến mà không thể "sao chép" tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội của nhiều điểm đến. Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) chỉ ra rằng môi trường là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà theo J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) trong nghiên cứu về "hình ảnh điểm đến và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch: nghiên cứu tại Địa Trung Hải". Vào năm 2014, Barbara Puh và một nghiên cứu khác của Hoàng Trọng Tuân (2015) đã chứng minh rằng, một điểm đến có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và xinh đẹp, cùng với khí hậu dễ chịu và môi trường an toàn, an ninh sẽ làm tăng sự hài lòng của khách du lịch khi đến đó. Từ những kết quả đó, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Môi trường" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

Tài nguyên thiên nhiên

Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) và của Trần Thị Lương (2013) chỉ ra rằng "tài nguyên thiên nhiên" là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Tương tự, nghiên cứu "Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng" của Nguyễn Tài Phúc (2010) cũng cho thấy, tài nguyên thiên nhiên đểm đến có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách


quốc tế. Từ những kết quả đó, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố " Tài nguyên thiên nhiên " là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

Di sản văn hóa

Di sản văn hóa bao gồm các giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống , tôn giáo, các phong tục, lễ hội đặc trưng của từng vùng khác nhau. Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà theo J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) có tính hấp dẫn khách du lịch trong việc lựa chọn điểm đến. Điều này cũng đã được Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012) chứng minh khi xác định năng lực cạnh tranh vượt trội giúp Nha Trang thu hút và duy trì lòng trung thành của du khách quốc tế chính là các yếu tố về di sản văn hóa. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Di sản văn hóa" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

Giao thông

Từ nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006), Quách Phương Giang (2013) đều cho thấy yếu tố "Giao thông" đóng vai trò quan trọng đến sự hài lòng của du khách tại một điểm đến. Thực tế cũng cho thấy giao thông đến Phú Quốc có tính đặc thù do vị trí đặc biệt của điểm đến này. Vì vậy tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Giao thông" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch

Theo nghĩa rộng, "Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch" được hiểu là toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch bao gồm cơ sở hạ tầng thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở hạ tầng các ngành khác tham gia vào khai thác tiềm năng du lịch như: Thương mại, Bưu chính - Viễn thông, Ngân hàng... Đây cũng là kết quả trong nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998). Còn trong nghiên cứu của Laerte Gil Nicaretta Oliani (2009) đã chỉ ra rằng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch mà cụ thể là chất lượng và số lượng của các cơ sở lưu trú là một yếu tố hấp dẫn quan trọng trong việc thu hút khách du lịch chỉ sau phong cảnh tự nhiên, vị trí địa lý đối với du khách Brazil trong việc lựa chọn


điểm đến. Từ các cơ sở trên, tác giả quyết định lựa chọn yếu tố "Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch" là một trong những yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

Yếu tố con người

Trong chuyến đi của mình, sự niềm nở, nhiệt tình và lòng hiếu khách của người dân sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng tốt đẹp. Bên cạnh đó, lao động là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch mà từ đó tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng. Thái độ của nhân viên đối với du khách được đánh giá là yếu tố có ý nghĩa lớn. Sự chuyên nghiệp của nhân viên sẽ đem đến sự hài lòng cho du khách và khả năng ứng phó trong những tình huống bất ngờ. "Yếu tố con người" theo tác giả là yếu tố quan trọng vì qua tình hình thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia, du khách đều cho thấy rằng "Yếu tố con người" tạo ra các dịch vụ vô hình, ảnh hưởng lớn và gần như mang tính chất quyết định đến sự hài lòng của khách du lịch đến Phú Quốc.

Do đó, tác giả quyết định lựa chọn "Yếu tố con người" là một trong những thuộc tính trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 2.1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu


Yếu tố

Số biến quan sát

Nguồn


Môi trường


5

J Tribe and T Snaith (1998)


J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) Barbara Puh (2014)

Hoàng Trọng Tuân (2015)


Tài nguyên thiên nhiên


5

J Tribe and T Snaith (1998) Trần Thị Lương (2013

Nguyễn Tài Phúc (2010)



Di sản văn hóa


4

J Tribe and T Snaith (1998)


J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978) Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012)


Giao thông


6

Quách Phương Giang (2013)

Trương Thúy Hường and D.Foster (2006)

Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch


18

J Tribe and T Snaith (1998)


Laerte Gil Nicaretta Oliani (2009)

Yếu tố con người

6

Nhóm chuyên gia

(Nguồn: Tác giả, 2017)

Thang đo Likert 5 được sử dụng trong nghiên cứu, thể hiện 5 mức độ khác nhau: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.

Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu tham khảo đã nêu trên để xây dựng mô hình cho nghiên cứu này. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên mô hình nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998), tuy nhiên có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với địa điểm du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang. Mô hình nghiên cứu dựa trên 6 yếu tố của điểm đến có tác động đến sự hài lòng của du khách quốc tế đến Phú Quốc, trong đó có 2 yếu tố được giữ nguyên giống mô hình của Tribe và Snaith, đó là (1) Môi trường; (2) Di sản văn hóa. Yếu tố (3)Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất trong mô hình của Tribe và Snaith (1998) được tác giả tách ra thành hai yếu tố: yếu tố (3) Tài nguyên thiên nhiên và yếu tố (4) Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch nhằm mục đích tập trung khai thác làm nổi bật vai trò ảnh hưởng của từng yếu tố đối với sự hài lòng của khách, điều này cũng phù hợp với đặc thù du lịch Phú Quốc . Yếu tố "Các dịch vụ ăn uống – tham quan – giải trí – mua sắm"


trong mô hình của Tribe và Snaith (1998) được lồng ghép vào yếu tố (4) "Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch" vì theo tác giả, những nhân tố để phục vụ các dịch vụ ăn uống

– tham quan – giải trí – mua sắm cũng là một phần của cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch. Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch thể hiện chung một yếu tố bao gồm nhiều dịch vụ hữu hình trong du lịch. Từ nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006), Quách Phương Giang (2013) đều cho thấy yếu tố "Giao thông" đóng vai trò quan trọng đến sự hài lòng của du khách tại một điểm đến. Thực tế cũng cho thấy giao thông đến Phú Quốc có tính đặc thù vì vậy tác giả đã đưa yếu tố này vào nghiên cứu của mình. Yếu tố con người là yếu tố mới mà tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất này vì qua tình hình thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia, du khách đều cho thấy rằng "Yếu tố con người" tạo ra các dịch vụ vô hình ảnh hưởng lớn và gần như mang tính chất quyết định đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.

Sáu yếu tố của điểm đến tác động đến sự hài lòng của du khách quốc tế đến Phú Quốc được tác giả trình bày trong hình bên dưới:


Sự hài lòng của du khách quốc tế

Môi trường

Tài nguyên thiên nhiên

Di sản văn hóa

Giao thông

Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch

Yếu tố con người


Hình 2.10: Các yếu tố của điểm đến Phú Quốc tác động đến sự hài lòng

(Nguồn: Tác giả, 2017)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022