Hướng Tiếp Cận Của Đề Tài Nghiên Cứu


thế so sánh của mình trong thương mại quốc tế để tận dụng cơ hội, lợi thế để phát triển KT.

Lý thuyết này được NCS vận dụng để luận giải nhằm làm rò mối quan hệ giữa người vận chuyển HH và DN XK theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển: DN XK sẽ không thể đưa HH của mình ra nước ngoài một cách thông minh nếu không tận dụng được lợi thế so sánh của người vận chuyển với tàu biển, đội ngũ thuyền viên. Điều này giúp DN XK giảm thiểu cước phí so với việc tự đứng ra vận chuyển HH.

Lý thuyết lợi thế so sánh cũng được NCS vận dụng để làm rò vì sao BLHHVN 2015 nói riêng và các điều ước quốc tế nói chung lại quy định khá nhiều trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

- Lý thuyết về chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương ra đời sớm nhất tại Anh vào thế kỷ XVI-XVII và đóng vai trò quan trọng ở các nước Tây Âu trong giai đoạn này. Những người theo chủ nghĩa trọng thương (đại diện là Montchretien) cho rằng “Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải, chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải” và trong ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu (xuất nhiều, nhập ít). Họ cho rằng “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương” (Đại học KT quốc dân, 1993).

Dựa trên lý thuyết này, luận án luận giải để làm rò mối quan hệ giữa vận tải với sản xuất HH; giữa sản xuất HH với vận chuyển HH; giữa vai trò của thương mại trong nước với thương mại quốc tế nói chung và với vận chuyển HH bằng đường biển nói riêng để thực hiện các hoạt động ngoại thương trong đó có hoạt động XK HH của DN VN ra các thị trường nước ngoài thông qua việc ký kết HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

- Lý thuyết tự do kinh doanh. Lý thuyết này do các nhà KT học tư sản cổ điển đưa ra vào những năm 30 của thế kỷ XX [đại diện là William Petty (1623-1687) và Richard Cantillon (1680-1734)], họ coi nền KT (tư bản chủ nghĩa) là hệ thống hoạt động tự động, do các qui luật KT khách quan tự phát điều tiết. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào KT (Đại học KT quốc dân, 1993).

Luận án vận dụng lý thuyết tự do kinh doanh để luận giải về sự cần thiết của vận tải biển nói chung và của vận tải HH XK bằng đường biển nói riêng là yêu cầu khách quan của nền KT thị trường, của tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh (kinh doanh vận tải biển) và vai trò của vận chuyển HH bằng đường biển đối với sự phát triển hoạt động XK của DN VN.


- Lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước vào KT. Lý thuyết này do J.M.Keynes (nhà KT học người Anh) đưa ra vào những năm 1936, theo đó, ông cho rằng “Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp thì Nhà nước phải can thiệp, phải điều tiết KT” (Đại học KT quốc dân, 1993), phải sử dụng ngân sách Nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

NCS sử dụng lý thuyết này để luận giải cho 05 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK của các DN VN dựa trên việc ứng phó tốt khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

- Lý thuyết về quản lý và phân tán rủi ro trong kinh doanh và trong thương mại quốc tế. Quản lý rủi ro là quy trình nhằm giúp các tổ chức hiểu, đánh giá và thực hiện hành động đối với tất cả các rủi ro của họ nhằm tăng xác suất thành công và giảm khả năng thất bại (Institute of Risk Management -IRM). Quản trị rủi ro là lựa chọn những rủi ro mà một doanh nghiệp nên chấp nhận và những rủi ro cần tránh hoặc giảm nhẹ, sau đó là hành động để tránh hoặc giảm rủi ro (London School of Economics). Phân tán rủi ro là việc phân chia rủi ro ra nhiều lĩnh vực để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc tiếp xúc với bất kỳ một biến số nào được hạn chế (Paul Hopkin, 2010).

Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 5

Luận án sử dụng lý thuyết về quản lý và phân tán rủi ro trong kinh doanh và trong thương mại quốc tế để đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiệt hại của các DN XK VN khi HH XK được vận chuyển bằng đường biển mà người chuyên chở đường biển được hưởng miễn trách nhiệm đối với những tổn thất, thiệt hại, mất mát của HH vận chuyển.

- Lý thuyết về cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong biện pháp hay cách thức, nhằm giải quyết các bất đồng của các chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp là những quy định về trình tự, thủ tục và bộ máy giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể tham gia quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế do pháp luật quốc gia quy định hoặc do các quốc gia thoả thuận. Cơ chế giải quyết tranh chấp có thể được xây dựng và hình thành trên cơ sở pháp luật trong nước (toà án tư pháp) hay được các bên xây dựng (trọng tài thương mại) hoặc được xây dựng trên cơ sở sự thoả thuận giữa các quốc gia (cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN, WTO, APEC) (Lê Mai Anh, 2019).

Luận án sử dụng lý thuyết này để phân tích các tình huống tranh chấp giữa DN XK và người vận chuyển HH bằng đường biển về việc bồi thường tổn thất, mất mát của HH XK vận chuyển trên biển mà hãng tàu biển được hưởng miễn trách nhiệm.

- Lý thuyết rủi ro và trách nhiệm khẳng định giữa rủi ro và trách nhiệm có mối


quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, một rủi ro do con người gây ra có xảy ra hay không khi người thực hiện có lường trước được rủi ro đó gây hậu quả cho người khác hay không. Nếu rủi ro xảy ra do sơ suất thì người thực hiện có trách nhiệm với hậu quả của rủi ro (Sabine Roeser, 2012).

Luận án sử dụng lý thuyết rủi ro và trách nhiệm để giải thích trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với HH XK được vận chuyển trên biển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển ký kết giữa DN XK và người chuyên chở đường biển.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện LATS này, NCS đã xác định 5 câu hỏi nghiên cứu dưới đây và kèm theo đó là giả thuyết nghiên cứu.

Thứ nhất: Hiểu như thế nào về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển? Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu các trường hợp miễn trách này đối với DN XK VN? Giả thuyết nghiên cứu là những trường hợp miễn trách của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển tương đối nhiều, mang tính phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và việc nghiên cứu những trường hợp miễn trách nói trên để có biện pháp tăng cường vận dụng nhằm thúc đẩy hoạt động XK của các DN XK VN được xem là giải pháp mang tính hiệu quả.

Thứ hai: Việc hiểu đúng để vận dụng đúng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển có tác động như thế nào đến hoạt động XK của các DN VN? Giả thuyết nghiên cứu là thực tiễn đã xảy ra những trường hợp DN XK VN phải gánh chịu thiệt hại về tổn thất HH do người chuyên chở đường biển được hưởng miễn trách nhiệm với tổn thất theo quy định của nguồn luật VN, làm tăng chi phí XK của DN. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải hiểu đúng để vận dụng đúng những trường hợp miễn trách này ở các DN XK VN.

Thứ ba: Có những trường hợp miễn trách cụ thể nào, theo quy định của pháp luật VN, mà người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển được hưởng và thực tế các DN XK VN đã vận dụng các quy định của pháp luật như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Giả thuyết nghiên cứu là các nguồn luật quốc tế đã có hiệu lực, quy định trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở HH bằng đường biển qua từng thời kỳ là nguồn để tham khảo và so sánh với pháp luật VN về những trường hợp miễn trách của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

Thứ tư: Có những bất cập nào trong quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển? Phân tích


ảnh hưởng của việc áp dụng quy định về những trường hợp miễn trách của người chuyên chở HH bằng đường biển theo nguồn luật VN đối với việc thúc đẩy hoạt động XK của các DN XK VN? Giải pháp nào để loại bỏ những bất cập này? Đồng thời phân tích những nguyên nhân của bất cập và ảnh hưởng nói trên? Giả thuyết nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp đối với các DN XK VN và một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước để thúc đẩy hoạt động XK của các DN đó với những luận cứ mang tính khoa học, trên cơ sở nghiên cứu một số tình huống cụ thể.

Thứ năm: Có những vấn đề nào đặt ra đối với các DN XK VN khi gặp những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển? Khả năng ứng phó của các DN XK VN khi gặp những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển như thế nào? Chiến lược kinh doanh XK của các DN XK VN đã gắn kết với chiến lược thúc đẩy nghiệp vụ vận chuyển HH và chiến lược vận dụng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển đường biển để thúc đẩy hoạt động XK hay chưa? Giả thuyết nghiên cứu là Nhà nước cần thiết phải ban hành chiến lược đẩy mạnh XK toàn diện gắn kết với chiến lược phát triển nghiệp vụ XK, nghiệp vụ vận chuyển HH XNK bằng đường biển.

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu

LATS được hoàn thành trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Phương pháp hệ thống hoá và phân tích: Phương pháp này được sử dụng ở Chương 1 nhằm hệ thống hoá các luận điểm mang tính lý luận về những trường hợp miễn trách của người chuyên chở đường biển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động XK HH của các DN XK tại VN. Phương pháp này cũng được sử dụng chủ yếu trong Chương 4 của luận án nhằm luận giải cho phương hướng và 05 nhóm giải pháp để các DN XK VN tăng cường vận dụng và vận dụng đúng quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển cũng như biết cách ứng phó khi gặp các trường hợp miễn trách này nhằm đẩy mạnh hoạt động XK của các DN XK VN.

Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh: Được tác giả sử dụng ở Chương 2 để làm rò một số vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài luận án như: khái niệm về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển; phân loại các trường hợp miễn trách và sự cần thiết phải nghiên cứu các trường hợp miễn trách đối với các DN XK VN. Chương 2 luận án cũng so sánh BLHHVN 2015 và một số nguồn luật quốc tế điều chỉnh về những trường hợp miễn trách của người chuyên chở HH bằng đường biển.


Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: Được sử dụng ở Chương 3 nhằm phân tích thực trạng và thực tiễn áp dụng, tổng hợp một số nguồn luật liên quan đến những trường hợp miễn trách của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển để thúc đẩy hoạt động XK của các DN VN.

Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study): Phương pháp này được sử dụng để phân tích kỹ các tình huống điển hình liên quan đến tranh chấp giữa DN vận tải biển và DN XK VN về việc bồi thường cho tổn thất, thiệt hại của HH chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển mà DN vận tải biển được hưởng miễn trách nhiệm đối với tổn thất, thiệt hại của HH ở Chương 3. NCS cũng chú ý tới đặc thù của các tình huống điển hình này kèm theo các so sánh, đánh giá về sự tương đồng và khác biệt cũng như rút ra các nhận xét, kết luận, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp dành cho DN XK VN nhằm đẩy mạnh hoạt động XK của các DN này trên cơ sở nghiên cứu những trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển theo HĐ chuyên chở HH bằng đường biển.

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, thu thập thông tin, nhận xét, đánh giá, phân tích chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành ở một số vụ trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, các tổng cục, cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, các nhà lãnh đạo của một số DN XK lớn ở VN, các viện trưởng, phó viện trưởng của một số viện nghiên cứu trực thuộc hai Bộ nói trên. Nội dung hỏi liên quan đến những bất cập trong quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, những ảnh hưởng của việc áp dụng quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển đối với việc thúc đẩy hoạt động XK, những vấn đề đặt ra đối với các DN XK VN khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng lúc với 30 DN XK VN giành được quyền thuê tàu biển theo một bảng hỏi in sẵn về những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc áp dụng quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nhằm đẩy mạnh hoạt động XK của các DN VN (xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở cuối LATS).

1.2.4. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu

Là LATS KT, chuyên ngành KT quốc tế, hướng tiếp cận chủ yếu của đề tài là xuất phát từ góc độ KT để phân tích các quy định của pháp luật VN về các trường hợp


miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, trên cơ sở so sánh với một số nguồn luật quốc tế. Nói cách khác, NCS sẽ phân tích các quy định pháp luật VN và của các điều ước quốc tế có liên quan. Đó là việc phân tích để làm rò khái niệm và phân loại các trường hợp miễn trách của người chuyên chở đường biển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, khái niệm HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, làm rò đặc điểm và vai trò của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển so với các loại HĐ KT khác… Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất để DN XK VN đẩy mạnh hoạt động XK trên cơ sở ứng phó khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển cũng phải bám sát tiến trình hội nhập KT quốc tế của nước ta nhằm tạo sự tương thích giữa chiến lược đẩy mạnh XK toàn diện, gắn kết với chiến lược phát triển nghiệp vụ XK, vận chuyển HH XNK bằng đường biển với chiến lược phát triển KT-xã hội bền vững đến năm 2030.

Bên cạnh đó, vì việc nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển xét về bản chất là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ vận tải, nghiệp vụ giao nhận HH XK. Do đó, phương pháp tiếp cận của luận án là tiếp cận từ lĩnh vực kinh doanh thương mại của DN nói chung và kinh doanh XK nói riêng.

Nói tóm lại, phương pháp tiếp cận của luận án là phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó xuyên suốt toàn bộ nội dung của luận án là phân tích các quy định của pháp luật từ góc độ KT, góc độ nghiệp vụ chuyên ngành và góc độ đẩy mạnh hoạt động XK của DN VN. Phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực (Multidisciplinary research) là sự tiếp cận một vấn đề từ nhận thức của một số bộ môn khoa học, mỗi bộ môn cần bổ sung chéo, hợp tác với nhau để mang lại kết quả đầu ra (Hadorn và cộng sự, 2007, tr. 429).


Kết luận chương 1

Miễn trách nhiệm đối với người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là một chế định vô cùng quan trọng trong pháp luật KT VN nói riêng và trong hệ thống pháp luật VN nói chung. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập KT sâu rộng, chính phủ VN luôn chú trọng đến hoạt động XNK bởi nền KT mở luôn gắn liền với hoạt động XK, NK, đặc biệt là hoạt động XK- nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nền KT. Một phần lớn khối lượng HH XK của VN được vận chuyển bằng đường biển, do đó, việc nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển để thúc đẩy hoạt động XK của các DN XK VN là một vấn đề cấp thiết cần được thực hiện ngay.

Kết quả nghiên cứu tổng quan và câu hỏi nghiên cứu về vấn đề các trường hợp miễn trách của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển để thúc đẩy hoạt động XK của các DN XK VN đã giải quyết được các vấn đề liên quan đến tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu và tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.

Thứ nhất, về tính cấp thiết của đề tài, Chương 1 của luận án đã nêu lên được vai trò của phương thức vận tải đường biển đến hoạt động XK HH của các DN VN trong những năm gần đây, từ đó kéo theo những khó khăn của các DN XK VN khi DN vận tải biển được hưởng những trường hợp miễn trách nhiệm. Hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào của VN và quốc tế đề cập đến vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu những trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là vô cùng cần thiết để đẩy mạnh hoạt động XK của các DN VN, thúc đẩy quá trình hội nhập KT quốc tế và phát triển KT bền vững.

Thứ hai, về cơ sở lý thuyết của đề tài, luận án đã thể hiện được nội dung của những vấn đề liên quan đến quá trình nghiên cứu và hoàn thiện của luận án. Về câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số vấn đề chính mà luận án cần giải quyết. Bên cạnh đó, các vấn đề phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng đã được tác giả đề cập một cách cụ thể.

Thứ ba, về tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã phân tích một cách tổng quan nhất các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề những trường hợp miễn trách của người chuyên chở đường biển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển với hai nội dung nghiên cứu cụ thể là những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và đẩy mạnh hoạt


động XK HH của các DN VN. Hai nội dung nghiên cứu này đã được cụ thể hoá bằng các câu hỏi nghiên cứu.

Chương 1 đã định hướng cho NCS một cách rò ràng về mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nhằm hoàn thiện luận án. Và đây chính là căn cứ để NCS phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ở Chương 2 của LATS.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022