Những Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ Và Nhiệm Vụ Của Luận Án


bản cho việc chuyển đổi chậm chạp của châu Phi có thể là chính sách kém ưu tiên cho xúc tiến XK trong quá khứ (Carol Newman, 2017).

Phạm Văn Thái và Phạm Văn Minh trong bài báo “Đánh giá tiềm năng và hiệu quả hoạt động XK của VN” đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn biên ngẫu nhiên để đánh giá các nhân tố tác động đến tiềm năng XK của VN sang các nước khác giai đoạn 1995-2014. Hầu hết các bài nghiên cứu trước đây về quy mô và tiềm năng thương mại của VN so với các nền KT khác chủ yếu tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến quy mô XNK của VN, từ đó chỉ ra các nguyên nhân của nhập siêu mà coi nhẹ vai trò của chính sách. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá tiềm năng XK của VN trong mối quan hệ với các nền KT khác với việc bỏ đi giả định giá trị kim ngạch XNK ở mức tiềm năng. Vì vậy, bài viết có thể đánh giá chính xác hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tiềm năng XK của VN cũng như vai trò của các hiệp định thương mại tự do. Kết quả ước lượng đã cho thấy GDP của VN và nước đối tác có tác động cùng chiều đến tiềm năng XK VN; quy mô dân số nước đối tác có ảnh hưởng ngược chiều; VN đồng mất giá so với đồng tiền của các quốc gia khác sẽ thúc đẩy XK sang các quốc gia này (Phạm Văn Thái, 2017).

Đặng Thị Huyền Anh với bài nghiên cứu “Hiệp định EVFTA và một số vấn đề đặt ra đối với XK của VN vào thị trường EU” đã đề cập những nội dung chính của Hiệp định EVFTA (Thương mại HH, hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ và đầu tư) và một số vấn đề đặt ra đối với XK VN dưới ảnh hưởng của EVFTA như việc gặp khó khăn trong đảm bảo quy tắc xuất xứ EVFTA bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng XK hiện nay chủ yếu NK từ Trung Quốc và ASEAN. Thông qua phân tích tình hình XNK HH của VN 7 tháng đầu năm 2019, bài báo đưa ra một số đề xuất về phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ, hoàn thiện thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển năng lực công nghệ và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn (Đặng Thị Huyền Anh, 2017).

Bài báo công bố năm 2016 “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định Thương mại Tự do VN - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại” của các tác giả Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương, được thực hiện khi EVFTA chưa có hiệu lực nên sử dụng phương pháp đánh giá tác động tiềm năng của FTA. Sau hơn ba năm đàm phán, VN và EU đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa VN - EU (EVFTA) vào tháng 12/2015. Việc phân tích và đánh giá tác động của EVFTA đến các ngành XK của VN vào thị trường EU có ý nghĩa quan trọng đối với VN. Bài


nghiên cứu sử dụng các chỉ số thương mại để đánh giá tác động theo ngành của EVFTA gồm: giá trị, tỷ trọng XNK, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số chuyên môn hóa XK (ES) (Vũ Thanh Hương, 2016).

LATS “Vai trò của Nhà nước trong hoạt động XK khi VN là thành viên của WTO” của Nguyễn Tiến Hùng đã nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong việc đẩy mạnh XK ở các nước thành viên WTO: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan để thấy được thành công, hạn chế, từ đó đưa ra các gợi ý đối với VN. Luận án phân tích vai trò của Nhà nước trong hoạt động XK khi VN là thành viên của WTO, từ đó đề xuất định hướng XK và khuyến nghị để thực hiện đầy đủ vai trò của Nhà nước VN trong hoạt động XK giai đoạn 2011-2020 (Nguyễn Tiến Hùng, 2012).

Bài báo “Tăng trưởng XK của VN sau khi gia nhập WTO và một số giải pháp” của Bùi Huy Nhượng đã cho thấy thực trạng hoạt động XK của VN sau 4 năm tham gia WTO. Những khó khăn của việc mở cửa và hội nhập có thể được kể đến như tính cạnh tranh ngày càng cao, tiêu chuẩn phi thuế quan tương đối khắt khe đối với các mặt hàng NK của các nước phát triển. Đây là một rào cản vô cùng lớn đối với các DN có ý định XK sang các thị trường lớn. Yêu cầu đầu tư, đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin chuyên sâu về pháp lý tại các thị trường quốc tế cho các DN trong nước và đặc biệt, cần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo lao động các ngành (Bùi Huy Nhượng, 2011).

LATS năm 2010 “Điều chỉnh cơ cấu thị trường XK HH của VN trong xu thế tự do hóa thương mại” của Đào Ngọc Tiến đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu quá trình điều chỉnh cơ cấu thị trường XK của Nhật Bản và Trung Quốc, chia quá trình điều chỉnh cơ cấu thị trường XK của VN thành 4 giai đoạn và tính toán các chỉ tiêu cơ cấu thị trường XK của VN trong từng giai đoạn. Luận án vận dụng mô hình trọng lượng để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu thị trường XK và đề xuất 3 nhóm giải pháp điều chỉnh cơ cấu thị trường XK của VN (Đào Ngọc Tiến, 2010).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

LATS “Đánh giá tác động của gia nhập WTO đến kết quả kinh doanh XK của DN VN” năm 2010 của Trần Thanh Long, Đại học KT thành phố Hồ Chí Minh, đã làm rò thực trạng XK VN giai đoạn từ khi VN nộp đơn gia nhập WTO cho đến khi VN đã gia nhập 3 năm bằng cách xây dựng mô hình định lượng phân tích ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến kết quả kinh doanh XK của DN. Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp toàn diện và đồng bộ từ cấp Nhà nước, DN và các hiệp hội ngành hàng để cải thiện kết quả kinh doanh XK của các DN VN giai đoạn hậu gia nhập WTO (Trần


Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 4

Thanh Long, 2010).

Bài báo “Economic Transition and Export Performance in Vietnam” năm 2009 của tác giả Athukorala Prema-chandra đã nghiên cứu hoạt động XK của VN trong quá trình chuyển đổi KT. Bài báo tập trung phân tích vai trò của những thay đổi về chính sách trong nước và những đổi mới liên tục của các nước trên thế giới trong việc xác định xu hướng và mô hình XK. Quá trình cải cách của VN trong những năm đầu chịu ảnh hưởng của những hạn chế do lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ trước năm 1995 và sự phụ thuộc quá lớn của nền KT VN vào thị trường các nước khối Liên Xô cũ trong lịch sử (Athukorala Prema-chandra, 2009).

Sách “Chuyển dịch cơ cấu hàng XK VN” (do Nguyễn Hữu Khải chủ biên, Đào Ngọc Tiến và Vũ Thị Hiền là đồng tác giả) đã phân tích rò thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng XK của VN giai đoạn 2000-2005, phân tích định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng XK của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015 và đề xuất một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu hàng XK VN trong giai đoạn đó nhằm tránh việc chỉ XK sản phẩm thô, sơ chế, tăng cường XK hàng máy móc, thành phẩm đã qua chế biến (Nguyễn Hữu Khải, 2007).

Báo cáo “Vietnam: the 150th WTO-member, implications for industrial policy and export promotion” của Jürgen Wiemann, nhà KT học, phó giám đốc GDI (German Development Institute- Viện Phát triển Đức) đã xác định các vấn đề chính trong chính sách công nghiệp và xúc tiến XK của VN. Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc VN là thành viên WTO đối với việc lựa chọn chính sách công nghiệp và năng lực xúc tiến XK. Chính tư cách thành viên WTO sẽ tạo khuôn khổ cho các cải cách KT vẫn đang tiếp diễn và ngăn các nhà hoạch định chính sách KT của VN làm chậm quá trình cải cách KT cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh của VN ngay cả ở thị trường trong nước và thị trường XK. Công trình này cũng chỉ ra rằng VN phục hồi KT nhanh chóng kể từ khi bắt đầu cải cách KT và đã được tạo điều kiện nhờ sự đa dạng hóa thị trường XK (Jürgen Wiemann, 2006).

Trong cuốn sách “Trading Women's Health and Rights?: Trade Liberalization and Reproductive Health Developing Economies”, Caren Grown và cộng sự đã chỉ ra: Xúc tiến XK cũng là một phần quan trọng của gói cải cách, bao gồm các biện pháp cụ thể như giảm thuế NK nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng XK và giảm, miễn thuế để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất phục vụ XK (Caren Grown, 2006).

LATS của Nguyễn Thị Nhiễu “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến XK ở VN” đã khái quát một cách hệ thống những nhận thức và quan điểm về xúc tiến XK, cập nhật những phát triển mới nhất ở lĩnh vực này, phân tích thực trạng và đánh


giá tác động của hoạt động xúc tiến XK của Chính phủ tới kim ngạch XK của đất nước, các ngành và các DN. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến XK ở nước ta, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước (Nguyễn Thị Nhiễu, 2002).

Trong cuốn sách “Vietnam's Dilemmas and Options: The Challenge of Economic Transition in the 1990s”, Mya Than và Joseph L.H. Tan cho rằng: Đúng là VN theo đuổi chính sách tỷ giá phản ánh các lực lượng thị trường và tỷ giá chính thức đã được giữ ở mức thấp hơn khoảng 10% so với tỷ giá hiện tại. Do đồng tiền VN đã mất giá nhanh chóng, khoảng 50%, trong vòng một năm từ giữa năm 1990 đến giữa năm 1991, việc giải quyết giao dịch thương mại đang trở thành một vấn đề khó khăn với các đối tác liên quan. Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần giải quyết trước khi VN có thể mở rộng xúc tiến XK (Mya Than, 1993).

- Các nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố khác đến XK của VN

Bài nghiên cứu “Causal relationship between exports, FDI and income: The case of Vietnam” của Bhatt, P.R đề cập rằng FDI có tác động tích cực đến XK tại VN. Mục tiêu của bài báo là nghiên cứu chiều hướng ngoại thương và đầu tư của VN so với các đối thủ cạnh tranh cùng khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng như nghiên cứu vai trò của FDI đối với tăng trưởng XK ở VN. Mô hình tự hồi quy vectơ (VAR) đã được áp dụng để ước tính mối quan hệ nhân quả lâu dài giữa XK, đầu tư trực tiếp nước ngoài và GDP. Kiểm định Nhân quả Granger chỉ ra rằng có mối quan hệ đơn phương giữa XK và FDI và hướng từ FDI sang XK, hay nói cách khác FDI gây ra XK (Bhatt, P.R, 2003).

Bài báo “Foreign direct investment and export spillovers: Evidence from Vietnam” của Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen đã xem xét tác động của các liên kết ngang và dọc (lùi và tiến) giữa các DN VN và nước ngoài về quyết định XK và tỷ trọng XK của các DN VN. Bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở VN, các tác giả chỉ xem xét các liên kết giao dịch. Các phân tích thực nghiệm dựa trên công cụ ước lượng hai bước của Heckman trong các mô hình lựa chọn, đã cho thấy ảnh hưởng đáng kể của các công ty nước ngoài tại VN, thông qua các liên kết, đến quyết định XK của các DN trong nước cũng như thị phần XK. Kết quả này tiếp tục được duy trì khi các tác giả tính đến các yếu tố như (a) trình độ công nghệ của các DN trong nước, (b) cơ cấu vốn chủ sở hữu của các DN trong nước, (c) định hướng của các công ty nước ngoài và (d) khoảng cách địa lý giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài (Sajid Anwar, 2011).


Bài nghiên cứu “Foreign direct investment and exports. The experiences of Vietnam” của Nguyễn Thành Xuân và Yuqing Xing, hai tác giả đã nghiên cứu tình trạng thực hiện của tổng số 5.919 dự án FDI được Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN phê duyệt từ năm 1988, và biên soạn một cơ sở dữ liệu về vốn FDI thực sự được giải ngân tại VN bao gồm dòng vốn FDI vào VN từ 23 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2004. Sử dụng dữ liệu, hai tác giả đã phân tích tác động của FDI đến XK của VN với các phương trình trọng lực. Kết quả thực nghiệm chứng minh rằng FDI là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng XK nhanh chóng của VN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng XK của VN sang các nước có nguồn vốn FDI (Nguyễn Thành Xuân, 2008).

Bài nghiên cứu “Export intensity and impacts from firm characteristics, domestic competition and domestic constraints in Vietnam: A micro-data analysis” của Nguyen Hiep và Shoji Nishijima đã xem xét các đặc điểm của một công ty, mức độ cạnh tranh và các hạn chế trên thị trường nội địa ảnh hưởng như thế nào đến kim ngạch XK của công ty đó ở một quốc gia đang chuyển đổi, theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa vào XK. Cụ thể, các tác giả sử dụng bộ dữ liệu vi mô cắt ngang thu được từ cuộc khảo sát của World Bank-Ngân hàng Thế giới về năng suất và môi trường đầu tư tại VN năm 2005 trong một phân tích thực nghiệm nhằm kiểm soát thích hợp việc lựa chọn mẫu và tính đồng nhất. Bên cạnh việc quan sát, các tác giả nhận thấy rằng những DN đã hội nhập ở một mức độ nào đó và tận dụng được lợi thế của nền KT dồi dào lao động thường có kim ngạch XK cao hơn (Nguyen Hiep, 2018).

Bài nghiên cứu “The exporting and subcontracting decisions of Viet Nam's small- and medium-sized enterprises” của Catherine Y. Coa cho rằng việc giảm chi phí thương mại từ Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (Trade Facilitation Agreement- TFA) chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho các DN vừa và nhỏ vì các thủ tục hải quan nặng nề và tốn kém đã ảnh hưởng không tương xứng đến các hoạt động quốc tế hóa của các DN XK vừa và nhỏ trực tiếp hoặc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với công việc thầu phụ. Các tác giả thấy rằng sản xuất với tư cách là nhà thầu phụ là một cách để tham gia vào thị trường XK. Việc mở rộng các chương trình nâng cao năng lực kỹ thuật của các DN vừa và nhỏ có khả năng tham gia vào thị trường nước ngoài nên được chính phủ VN xem xét (Catherine Y. Coa, 2018).

Bài nghiên cứu “Firm exporting and productivity: what if productivity is no longer a black box” của Huong Van Vu, Mark Holmes và cộng sự sử dụng dữ liệu cấp độ DN để kiểm tra mối quan hệ giữa năng suất và kim ngạch XK của một công ty. Bài


viết này cho thấy rằng các công ty có năng suất cao hơn có khả năng XK nhiều hơn, phù hợp với các tài liệu nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, bài viết này không tìm thấy bằng chứng cho thấy XK ảnh hưởng đến năng suất, trong khi năng suất có thể được phân tách thành thay đổi hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và thay đổi quy mô. Do đó, những phát hiện này ủng hộ việc tự lựa chọn (self-selection) trong tính toán quyết định XK, nhưng khẳng định DN vừa và nhỏ của VN thu được rất ít từ việc học hỏi thông qua XK (learning-by-exporting) (Huong Van Vu, 2018).

Những công trình nghiên cứu nên trên đã phân tích, bình luận về việc đẩy mạnh hoạt động XK của VN trước và sau khi VN thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập KT quốc tế. Các công trình này cũng đánh giá những thành công và những yếu kém trong việc đẩy mạnh hoạt động XK của VN. Tuy nhiên, không có công trình nào phân tích về mối quan hệ giữa vận chuyển HH bằng đường biển nói chung và giữa quy định về những trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển nói riêng đối với việc đẩy mạnh hoạt động XK của DN VN.

1.1.3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước về những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và về việc đẩy mạnh hoạt động XK của các DN VN nêu trên, có thể đưa ra một số nhận xét tổng quan về tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài LATS, trong đó nổi cộm lên là các vấn đề đã được giải quyết và các vấn đề còn bỏ ngỏ. Đó là:

1.1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết

Thứ nhất, các nghiên cứu đã phân tích rò các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển theo quy định của pháp luật quốc tế, gồm Quy tắc Hague 1924, Quy tắc Hague – Visby 1968, Quy tắc Hamburg 1978 và Quy tắc Rotterdam 2009. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những quan điểm khác nhau, những bình luận về sự khác nhau giữa các quy tắc này khi quy định về trường hợp miễn trách của người vận chuyển.

Thứ hai, các nghiên cứu đã tiến hành phân loại các miễn trách, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến miễn trách, phân tích sự thay đổi về chế độ miễn trách dành cho người vận chuyển HH bằng đường biển qua từng công ước quốc tế trong từng thời kỳ cũng như đánh giá quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách. Một vài nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu trường hợp miễn trách về lỗi hàng vận.

Thứ ba, các nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của


BLHH VN về các trường hợp miễn trách của người chuyên chở HH quốc tế bằng đường biển để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Thứ tư, các nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của chế độ miễn trách đối với người vận chuyển HH bằng đường biển nói riêng cũng như ngành vận tải biển quốc tế và thương mại quốc tế nói chung. Các nghiên cứu cũng đã so sánh trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển trong các nguồn luật quốc gia với các nguồn luật quốc tế như Quy tắc Hague 1924, Quy tắc Hague – Visby 1968, Quy tắc Hamburg 1978 và Quy tắc Rotterdam 2009.

Thứ năm, có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra vai trò của hoạt động XK đối với nền KT VN và những tác động của tiến trình VN gia nhập ASEAN, WTO, CPTPP… đến nền KT VN nói chung và hoạt động XK của VN nói riêng.

1.1.3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ và nhiệm vụ của luận án

Dựa trên nhận xét chung về tình hình nghiên cứu trên đây, NCS cho rằng liên quan đến đề tài của luận án, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được phân tích và luận giải một cách cụ thể và thấu đáo. Đó là:

Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các nội dung thuộc phạm trù miễn trách và trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển và phân tích sơ bộ tác động của chế độ miễn trách đến ngành vận tải biển quốc tế và thương mại quốc tế nói chung, mà chưa đi sâu nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển theo quy định của pháp luật VN.

Thứ hai, các nghiên cứu đa phần mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý luận, chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn và chưa phân tích được các tình huống liên quan trong thực tế.

Thứ ba, các nghiên cứu về các trường hợp miễn trách của người chuyên chở HH bằng đường biển đều đứng từ góc nhìn của pháp luật để tiến hành phân tích, từ đó đánh giá và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật, mà chưa đứng trên góc độ của các DN, đặc biệt là các DN XK của VN, để nghiên cứu.

Thứ tư, các nghiên cứu về việc đẩy mạnh hoạt động XK HH của các DN VN mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tác động của các hiệp định, tổ chức thương mại mà VN tham gia, các chính sách, chủ trương của Nhà nước về thúc đẩy hoạt động XK hoặc các yếu tố tác động khác đến hoạt động XK của các DN VN. Chưa có nghiên cứu nào phân tích ảnh hưởng của các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển đến hoạt động XK của các DN VN. Nói cách khác, chưa có công trình nghiên cứu hay LATS KT nào luận giải, phân tích về các


trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và đặt nó trong mối quan hệ với việc đẩy mạnh hoạt động XK của các DN VN.

Thứ năm, chưa có nghiên cứu hay LATS KT nào đề xuất 05 nhóm giải pháp (nhóm giải pháp xây dựng chiến lược XK phù hợp trong giai đoạn mới; nhóm giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật Việt Nam về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển; nhóm giải pháp về ký kết và thực hiện HĐ XK, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển; nhóm giải pháp ứng phó khi người vận chuyển được miễn trách theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển; nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho DN XK) để DN XK VN đẩy mạnh hoạt động XK trên cơ sở tăng cường vận dụng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

Đây là 05 vấn đề còn bỏ ngỏ và cũng chính là nhiệm vụ mà Luận án này phải nghiên cứu, luận giải để làm rò.

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên các lý thuyết nghiên cứu dưới đây:

- Học thuyết Mác-Lê nin về Nhà nước và pháp luật. Theo quan điểm của Mác- Lê nin, Nhà nước là bộ máy chính trị có bản chất là chuyên chính giai cấp (V.I.Lenin, 1990), pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật, ý chí đó do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định (C.Mác và F.Enghen, 1969). Học thuyết Mác-Lê nin đã chỉ rò bản chất của Nhà nước và pháp luật và hiện nay là kim chỉ nam xuyên suốt cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển KT, văn hóa, thương mại, vận tải nói chung và vận tải biển của VN.

Dựa vào học thuyết Mác-Lê nin nêu trên, luận án đã phân tích rò sự khác nhau cùng những tiến bộ trong các quy định của pháp luật VN và của các điều ước quốc tế về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Nói cách khác, NCS đã vận dụng học thuyết Mác-Lê nin về Nhà nước và pháp luật để luận giải về sự bất biến của pháp luật về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nói chung và các quy định về trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nói riêng.

- Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo. Đây là lý thuyết cơ bản của thương mại quốc tế (Arnaud Costinot, 2009). Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh (A theory of comparative advantage), NCS hiểu được rằng tự do hóa thương mại và tham gia hội nhập KT quốc tế sẽ giúp cho các quốc gia phát huy lợi

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí