Tình Hình Kết Quả Kinh Doanh Của Mb Huế Giai Đoạn 2009 - 2011

Như vậy, đội ngũ nhân viên của chi nhánh đều có sự gia tăng qua mỗi năm, điều này thể hiện nhu cầu đáp ứng cho việc phát triển mở rộng chi nhánh. Điều này không chỉ mang lại việc phục vụ tốt hơn nhu cầu cho khách hàng, mà còn thể hiện việc quản lý nguồn nhân lực tại chi nhánh. MB Huế cũng là một trong số ít những doanh nghiệp tiên phong tuyển dụng những sinh viên năm cuối. Điều này mang lại cơ hội cho các bạn sinh viên, cũng thể hiện tầm nhìn về nhân sự của Ngân hàng.

2.1.2.5. Tình hình kết quả kinh doanh của MB Huế giai đoạn 2009 - 2011

Kết quả kinh doanh trong 3 năm giai đoạn 2009 – 2011 của MB Huế được phản ánh trong bảng sau. Thông qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy rằng năm 2009 là một năm kinh doanh không được thành công của MB Huế với lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 139 triệu đồng, nhưng sang 2 năm 2010 và 2011, thì tổng lợi nhuận sau thuế của MB Huế đã có những sự tăng trưởng vượt bậc, đánh dấu sự thành công trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh.

Năm 2009 là năm nối tiếp sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ. Do đó, năm 2009 được coi là một năm đầy biến động của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, tín dụng bị thu hẹp… Do vậy, cũng như hầu hết các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khắp cả nước thì MB Huế cũng không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng. Mặc dù thu nhập tương đối cao là 61,18 tỷ đồng nhưng chi phí cũng khá lớn, lên đến 60,65 tỷ đồng. Đặc biệt, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi trã lãi tiền gửi bằng 30,781 tỷ đồng, thứ 2 là các khoản chi khác với 22,416 tỷ đồng. Trong năm 2008 này, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các khoản nợ xấu và nợ quá hạn không được thu hồi hay xử lý tốt, do đó, buộc MB Huế phải trích lập dự phòng 3,92 tỷ đồng, tương đương bằng 6,46% tổng chi phí của cả chi nhánh.

Tuy nhiên, có thể nói năm 2010 là một năm kinh doanh khá hiệu quả của MB Huế. Thoát ra được khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang dần dần hồi phục, nhu cầu vốn lại bắt đầu tăng mạnh, hoạt động của Ngân hàng cũng dần phục hồi trở lại. Các khoản thu nhập tăng lên đáng kể, làm cho tổng thu nhập năm 2010 tăng 22,249%, tương đương tăng 13,612 tỷ đồng lên đến 74,792 tỷ đồng.

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc 41

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Huế giai đoạn 2009 – 2011

(Đơn vị tính: triệu đồng)


CHỈ TIÊU


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

So sánh

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

A. Thu nhập

61.180

74.792

98.653

13.612

22,249

23.861

31,903

1. Thu lãi cho vay

23.256

29.456

43.561

6.200

26,659

14.105

47,884

2. Thu lãi điều chuyển vốn

35.300

41.740

51.254

6.440

18,243

9.514

22,793

3. Thu dịch vụ NH

1.814

2.008

2.805

194

10,694

797

39,691

4. Thu nhập khác

810

1.507

1.033

697

86,049

(474)

(31,453)

B. Chi phí

60.650

71.200

93.561

10.550

17,394

22.361

31,405

1. Chi trả lãi tiền gửi

30.781

35.261

51.258

4.480

14,554

15.997

45,367

2. Chi trả nhân viên

3.532

4.329

6.315

797

22,565

1.986

45,876

3. Chi dự phòng

3.920

1.860

1.651

(2.060)

(52,551)

(209)

(11,236)

4. Chi khác

22.416

29.750

34.337

7.334

32,717

4.587

15,418

Lợi nhuận trước thuế

530

3.592

5.092

3.062

577,735

1.500

41,759

Lợi nhuận sau thế

139

2.389

3.817

2.250

1618,705

1.428

59,773

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh Huế - 6


(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp MB Huế)

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc 42

Trong khi đó, tổng chi phí của MB Huế chỉ tăng 17,394%, tương ứng tăng 10,55 tỷ đồng đạt 71,2 tỷ đồng. Dẫn đến lợi nhuận sau thuế của MB Huế tăng lên đến 577,735%, đạt 3,592 tỷ đồng. Có thể nói đây là thành công của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên của MB Huế trong việc đưa MB Huế ngày càng tăng trưởng nhanh chóng. Trong năm 2010 này, thu nhập chủ yếu của MB xuất phát từ thu lãi điều chuyển vốn lên tới 41,74 tỷ đồng chiếm 55,808% tổng thu nhập của cả chi nhánh. Bên cạnh đó, do năm 2010 nền kinh tế nước nhà vượt qua thời kỳ suy giảm, Chính phủ sử dụng gói kích thích kinh tế, hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất trần giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua được khó khăn và tăng trưởng trở lại. Những điều này một mặt làm tăng cao nhu cầu tín dụng của các tổ chức, một mặt giúp các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng được xử lý. Do đó trong năm này MB Huế được hoàn nhập dự phòng, góp phần đem lại hầu hết lợi nhuận cho toàn chi nhánh. Chi dự phòng của MB Huế đã giảm từ 3,92 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 1,86 tỷ đồng năm, tương ứng giảm 95,255%. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế của MB Huế có bước tiến vượt bậc trong năm 2010.

Qua năm 2011, tiếp tục thừa hưởng những thành công từ năm 2010, cùng với những chính sách tiền tệ của chính phủ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù các chính sách này vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, lạm phát vẫn còn khá cao trong nền kinh tế. Tuy nhiên, đây vẫn là một năm kinh doanh đầy lạc quan trong hệ thống tài chính Ngân hàng, khi mà thanh khoản của các Ngân hàng dần dần tốt lên, cùng với đó là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng lên, dòng tiền trong hệ thống Ngân hàng đã linh động hơn, cùng với chỉ thị của NHNN áp lãi suất trần cho các Ngân hàng thương mại, đã làm cho việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.

Tổng thu nhập MB Huế năm 2011 đã tăng tới 31,903% lên đến 98,653 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 23,861 tỷ đồng. Trong đó, đặc biệt, thu nhập có mức tăng cao nhất là thu lãi cho vay, tăng đến 47,884% so với năm 2010. Chính điều này chứng tỏ rằng năm 2011, các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng nhiều hơn, qua đó làm gia tăng lợi nhuận của MB Huế. Trong khi thu nhập tăng nhanh, thì chi phí cũng tăng tương ứng, năm 2011, chi phí của MB Huế tăng 31,405% so với

năm 2010. Điển hình, công tác thu hồi nợ và thẩm định cho vay của MB Huế tiến hành khá tốt, khi mà chi dự phòng của MB Huế năm 2011 giảm còn 1,651 tỷ đồng, tương ứng giảm 11,236%. Trong khi đó chi phí trả lương nhân viên của MB Huế năm 2011 tăng 45,876% lên 6,315 tỷ đồng. Thu nhập tăng cao, góp phần làm chi lợi nhuận sau thuế của MB Huế năm 2011 tăng gần 60% so với năm 2010.

Nhìn chung, qua 3 năm 2009 – 2011, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các chính sách hỗ trợ của chính phủ mặc dù đã có một số kết quả nhất định tuy nhiên vẫn chưa đạt được như mức kỳ vọng của nền kinh tế. trong tình hình khó khăn đó, với chiến lược kinh doanh đúng đắn của lãnh đạo MB Huế, sự đoàn kết của đội ngũ nhân viên đã giúp cho MB Huế có những bước tăng trưởng vượt bậc, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trường với tốc độ rất nhanh qua 3 năm, chi dự phòng ngày càng giảm.



2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Huế

2.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Thông qua 169 bảng hỏi hợp lệ mà tôi thu thập được, mẫu điều tra có những đặc điểm như sau:

Về giới tính và độ tuổi

Bảng 2.3 : Mẫu điều tra theo giới tính


Giới tính

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nam

85

50,9

Nữ

82

49,1

Tổng

167

100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Qua bảng trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tỷ lệ khách hàng đến giao dịch tại

MB Huế nếu so sánh về giới tính thì không có sự chênh lệch quá lớn. Tỷ lệ nam nhỉnh hơn với 50,9% khách hàng, còn lại 49,1% khách hàng là nữ. Những đặc điểm về mẫu điều tra bắt đầu có sự khác biệt nhất định thông qua thống kê về độ tuổi:

Bảng 2.4: Mẫu điều tra theo độ tuổi


Tuổi

Tần số

Tỷ lệ (%)

18 đến 30 tuổi

51

30,5

31 đến 45 tuổi

65

38,9

45 đến 60 tuổi

37

22,2

Trên 60 tuổi

14

8,4

Tổng

167

100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Như vây, trong tổng số 167 khách hàng tham gia phỏng vấn, thì có đến 65 khách hàng, tương đương 38,9% nằm trong độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi, tiếp đến là từ 18 đến 30 tuổi chiếm 30,5%, và sau cùng là trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ là 8,4%. Điều này cũng dễ giải thích, khi mà những khách hàng trẻ thường có xu hướng tiếp cận với những kênh đầu tư khác nhau, những khách hàng có độ tuổi trung niên từ 30 đến 60 tuổi, cũng là những khách hàng đã tích lũy được một số tài sản nhất định, và do đó, họ

tìm đến kênh gửi tiết kiệm như là một điều tất yếu trong các khoản mục đầu tư với tính chất khá an toàn. Còn độ tuổi trên 60, mặc dù cũng có tài sản tích lũy, tuy nhiên, với độ tuổi này, việc đến Ngân hàng để thực hiện giao dịch gặp không ít khó khăn, do đó, có thể những người ở độ tuổi này ủy quyền cho người thân đến để thực hiện giao dịch, cho nên tỷ lệ khách hàng trên 60 tuổi chỉ chiếm con số tương đối ít.

Về nghề nghiệp và thu nhập trung bình hàng tháng

Bảng 2.5: Mẫu điều tra theo nghề nghiệp


Nghề nghiệp

Tần số

Tỷ lệ (%)

Cán bộ công nhân viên chức

51

30,7

Kinh doanh buôn bán

71

42,8

Nghỉ hưu

14

8,4

Lao động phổ thông

30

18,1

Tổng

166

100,0


(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Nhìn chung, tỷ lệ khách hàng là cán bộ công nhân viên chức và kinh doanh buôn bán chiếm khá cao, lên hơn 70%, trong khi đó, 30% khách hàng còn lại thuộc đối tượng nghỉ hưu, lao động phổ thông hay sinh viên. Đây là thông số phản ánh khá sát với thực tế hiện nay, khi mà các dịch vụ tại Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ gửi tiền tiết kiệm đòi hỏi khách hàng phải có một khoản thu nhập nhất định, hoặc có công việc liên quan đến Ngân hàng. Trong khi đó, đối tượng nghỉ hưu hay người lao động thường có thu nhập không cao và không đồng đều, mặc khác, họ cũng phải trang trải chi phí cho sinh hoạt hằng ngày, do đó khả năng thực hiện dịch vụ hay gửi tiết kiệm tại Ngân hàng khá hạn chế.

Nhìn vào bảng thống kê thu nhập hàng tháng ở bên dưới, ta dễ dàng nhận thấy thu nhập của khách hàng từ mức 5 đến 15 triệu đồng chiếm đến gần 45%, cá biệt tỷ lệ khách hàng có thu nhập trên 30 triệu đồng chỉ chiếm 4,8%, tương đương 16 khách hàng trong tổng số 166 khách hàng cho biết về mức thu nhập. Đây cũng là mức thu nhập phù hợp với tình hình kinh tế của thành phố Huế nói chung, đa phần khách hàng vẫn có mức thu nhập khá để có thể vừa chi phí cho cuộc sống, vừa có thể đầu tư vào

các kênh khác nhau để kiếm lợi nhuận. Riêng 7,2% khách hàng có thu nhập dưới 3 triệu đồng đa số nằm trong đối tượng khách hàng đã nghỉ hưu hay lao động phổ thông.

Bảng 2.6: Mẫu điều tra theo thu nhập hàng tháng


Thu nhập hàng tháng

Tần số

Tỷ lệ (%)

Dưới 3 triệu

12

7,2

3 đến 5 triệu

36

21,7

5 đến 10 triệu

70

42,2

10 đến 15 triệu

24

14,5

15 đến 30 triệu

16

9,6

Trên 30 triệu

8

4,8

Tổng

166

100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Về các thông tin liên quan đến hành vi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ cá nhân của các Ngân hàng

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Do đối tượng khách hàng phỏng vấn được lựa chọn trong đề tài nghiên cứu là khách hàng của MB Huế, do đó, tất cả khách hàng được phỏng vấn trong đề tài đều đang sử dụng dịch vụ của MB Huế. Trong số đó, có hơn 31% khách hàng vẫn đang sử

dụng dịch vụ của VietcomBank, 18,6% là BIDV, chiếm ít nhất trong số này là SHB với chỉ gần 8% khách hàng được hỏi sử dụng. Có thể nói, các Ngân hàng như VietcomBank, BIDV, ViettinBank… là những Ngân hàng lớn không chỉ tại thành phố Huế mà còn ở tầm cả nước, vì vậy, việc số lượng khách hàng thường sử dụng dịch vụ các Ngân hàng này cũng là điều dễ hiểu, lý giải tương tự đối với SHB khi mà Ngân hàng này chỉ mới mở chi nhánh tại Huế trong thời gian gần đây, và có thể chưa tạo được thương hiệu sâu sắc lắm tại thị trường Huế.

Về các dịch vụ mà khách hàng thường lựa chọn thực hiện tại Ngân hàng sẽ được phản ánh tại sơ đồ sau:


Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các dịch vụ cá nhân tại Ngân hàng mà khách hàng sử dụng

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Trong số khách hàng đến sử dụng các dịch vụ tại Ngân hàng, chiếm tỷ lệ vượt trội vẫn là khách hàng đến gửi tiết kiệm và sử dụng dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản với tỷ lệ lần lượt là 93,4% và 76,6%. Chiếm ít nhất là các dịch vụ như Internet Banking và SMS Banking với hơn 19%, vay vốn gần 11%, mua nhà trả góp và thanh toán qua thẻ lần lượt là 11,4% và 14,4%. Do hầu như tất cả các hợp đồng vay vốn đều có Phòng quan hệ khách hàng và Tín dụng cử nhân viên đến tận nơi để giao dịch với khách hàng, do đó, tỷ lệ nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn đến Ngân hàng làm thủ tục khá ít, ngoài ra, thị trường thanh toán qua thẻ tại thị trường Huế vẫn chưa phát triển, cho nên, tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ này cũng không cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023