Các Dịch Vụ Cơ Bản Của Co-Working Space

- Phân tích hồi quy tuyến tính để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc từ đó đưa ra được phương trình hồi quy xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc.

5. Kết cấu đề tài

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan vấn đề và khảo sát hiện trạng

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng CEI Co-working space của người dùng tại CEI HUEUNI

Chương 3: Đinh hướng và giải pháp nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ CEI Co-working space của Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

1.1.1 Tổng quan về Co-working space

1.1.1.1 Lý luận về Co-working space

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ CEI Co-working space của người dùng - 3

Coworking bắt đầu từ việc ‘hacker spaces’ vào những năm 1990, trước khi coworking space đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 2000.Coworking rất khác biệt so với làm việc tại một văn phòng truyền thống. Coworking space đem đến một khu vực làm việc chung cho nhiều cá thể, dự án hoặc các công ty trong cùng địa điểm.

Điều này không có nghĩa là mỗi người sẽ làm việc tại một nơi riêng biệt. Coworking space hiện đại có sự pha trộn các khu vực với nhau, bao gồm bàn làm việc cố định, khu vực chia sẻ và văn phòng riêng. Tùy thuộc vào từng địa điểm, các thành viên sẽ trở thành một phần của cộng đồng gồm các nhà khởi nghiệp, doanh nhân, freelancer, nhân viên làm việc từ xa và những ngành nghề khác.

Coworking space (không gian làm việc chung) là mô hình cho thuê văn phòng kiểu mới và hiện đang được nhiều các công ty lớn nhỏ quan tâm chứ không chỉ riêng công ty start-up hay các Freelancer cùng nhau chia sẻ không gian chung, với đầy đủ các tiện nghi không thua kém gì một văn phòng truyền thống.

Văn phòng chia sẻ cao cấp coworking space sẽ mang lại một không khí làm việc hoàn toàn khác biệt so với các văn phòng truyền thống, các công công ty hay cá nhân vẫn làm việc một cách độc lập tại coworking space, họ làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau và cùng chia sẻ không gian làm việc với vô vàn các tiện ích khác đi kèm.

Đối tượng thuê coworking space

- Đối với chỗ ngồi cố định

Đối với loại dich vụ này thì sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhóm starup. Khi thuê loại mô hình này thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với các mô hình làm việc khác.

Ngoài những đối tượng trên thì mô hình làm việc này còn dành cho các công ty

nước ngoài đang muốn phát triển mở thêm chi nhánh hoặc đặt văn phòng đại diện ở

Việt Nam. Điều này không những được đảm bảo về vấn đề pháp lí mà còn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí không cần thiết cho các doanh nghiệp.

- Loại hình chỗ ngồi làm việc linh hoạt

Chỗ ngồi làm việc linh hoạt sẽ phù hợp cho những người làm việc tự do 1 mình, freelancer hay những người hoạt động kinh doanh tự do hơn hết. Vì tính thuận tiện, linh hoạt và tiết kiệm chi phí của nó. Nhưng đối với những người không có nhu cầu thuê văn phòng cố định, thường xuyên thì đây sẽ là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.

1.1.1.2 Các dịch vụ cơ bản của Co-working space

Khi sử dụng văn phòng cho thuê coworking space, bạn sẽ được hưởng nhiều tiện ích mà dịch vụ này cung cấp không chỉ là một nơi làm việc mà khách hàng còn có thể khai thác và tận dụng các lợi thế có sẵn như: tham gia các hội thảo hay sự kiện được tổ chức, được sử dụng phòng họp miễn phí được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ từ các thành viên và đối tác trong coworking space.

Mục tiêu của coworking space là cung cấp các giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất cho nhu cầu tìm kiếm địa chỉ cần thuê văn phòng làm việc cho các công ty khởi nghiệp và chỗ ngồi làm việc cố định cho những người làm việc tự do. Một số những dịch vụ bạn sẽ được hưởng khi làm việc tại coworking space như:

- Không gian làm việc chung

Giống như một nơi làm việc bình thường, một không gian làm việc chung đã setup tất cả các nội thất văn phòng đầy đủ cho cá nhân và nhóm vào làm việc ngay sau khi thuê. Việc thuê cơ sở hạ tầng này đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho hầu hết các Coworking Space. Bên cạnh đó, có nhiều tùy chọn cho việc thuê văn phòng, thuê theo nhóm hoặc cá nhân riêng lẻ đều có trong hợp đồng rõ ràng.

- Văn phòng ảo

Văn phòng ảo là một địa chỉ làm việc cao cấp mà doanh nghiệp sử dụng cho danh sách công khai trên trang web trong khi bản thân doanh nghiệp đó có thể hoạt động tại nhà. Văn phòng ảo này đem lại lợi ích cho các doanh nhân thích làm việc tại nhà nhưng cần một địa chỉ tìm kiếm cao cấp dành riêng cho khởi nghiệp của họ. Đây là một ý tưởng thông minh và thú vị, giúp các công ty tiết kiệm được khá lớn nguồn chi phí cho việc thuê hẳn một địa điểm lớn làm văn phòng thường trực.

- Phòng họp, phòng hội thảo

Không gian làm việc chung, hội trường, phòng họp sử dụng cho các sự kiện như hội nghị, hội thảo, đào tạo... cũng là một trong những những hướng kinh doanh quan trọng và chủ chốt của Coworking Space hướng đến.

- Chỗ ngồi linh động

Chỗ ngồi làm việc linh hoạt sẽ phù hợp cho những người làm việc tự do 1 mình, freelancer hay những người hoạt động kinh doanh tự do hơn hết. Vì tính thuận tiện, linh hoạt và tiết kiệm chi phí của nó. Nhưng đối với những người không có nhu cầu thuê văn phòng cố định, thường xuyên thì đây sẽ là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.

- Chỗ ngồi cố định

Đối với loại dich vụ này thì sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhóm starup. Khi thuê loại mô hình này thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với các mô hình làm việc khác.

Ngoài những đối tượng trên thì mô hình làm việc này còn dành cho các công ty nước ngoài đang muốn phát triển mở thêm chi nhánh hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam. Điều này không những được đảm bảo về vấn đề pháp lí mà còn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí không cần thiết cho các doanh nghiệp.

Dùng tiếp thị Marketing hiệu quả

Vì có rất nhiều sự đa dạng về loại công ty, cơ cấu công việc và nhân viên trong các không gian làm việc chung, một số công ty thường sử dụng các không gian này dùng cho hoạt động quảng cáo và truyền thông. Ngay cả các hội thảo hoặc đào tạo được tiến hành trong không gian này cũng đóng vai trò là phương tiện quảng bá sản phẩm và trở thành nguồn thu nhập không hề nhỏ.

1.1.1.3 Xu hướng Co-working space

1.1.1.3.1 Tình hình khởi nghiệp những năm gần đây

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 – 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011- 2015.

Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh

doanh đang hoạt động trên cả nước; và khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu.

Tuy nhiên, Việt Nam lại nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất, chỉ khoảng 3% được gọi là thành công. Điều này cho thấy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí và hành động cụ thể là quá lớn. Cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới các khát vọng, hành động.

1.1.1.3.2 Xu hướng Co-working space

Cuối quý 1 năm 2018, báo cáo của CBRE cho biết đã có hơn 40 công ty cung cấp mô hình văn phòng coworking. Đem đến cho thị trường bất động sản văn phòng 50 địa điểm thuê với diện tích sàn lên đến 30.000m2.

Với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 58% thì số lượng các trang dịch vụ coworking tăng lên đáng kể, đi kèm theo đó là diện tích sàn tăng vọt. Cuối năm 2018, ước tính tổng diện tích không gian làm việc chung coworking tăng hơn 90.000m2.

Với ưu điểm tiết kiệm chi phí, không gian làm việc hiện đại được cung cấp đầy đủ trang thiết bị, Coworking Space được đánh giá là giải pháp tuyệt vời. Đặc biệt, mô hình này phù hợp với startup, doanh nghiệp nhỏ, công ty mới thành lập.

Sự phát triển của Coworking ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sôi động trong những năm gần đây. Không thể phủ nhận, mô hình đã và đang phát triển nhanh chóng và nhân đôi tại Việt Nam, bởi 96% doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, làn sóng khởi nghiệp cũng mang lại một lương khách không hề nhỏ.

Vào năm 2017, theo dự đoán xu hướng coworking bởi Global Coworking Survey năm 2017. Hơn 1,1 triệu người đã đi làm, và học tập tại 13.800 không gian coworking trên toàn thế giới. Nói cách khác, nếu mọi không gian làm việc chung đều thuộc sở hữu của cùng một công ty. Nó sẽ có nhiều địa điểm trên toàn thế giới hơn Walmart.

Các thành viên Coworking có xu hướng tăng trưởng ổn định kể từ khi ý tưởng trở thành hiện thực. Tuy nhiên, khi bản chất của công việc phát triển và nhu cầu về

công nghệ mới phát nổ. Chúng ta có thể mong đợi xu hướng mới vào năm 2020. Khi chúng tôi tiếp tục đi vào thế giới công nghệ và công nghệ mới đầy dũng cảm này. Nó chỉ là tự nhiên để đoán rằng coworking sẽ có một con đường mới và dũng cảm.

Hiện nay, mô hình Co-working space đang được mở rộng tại Việt Nam, đặc biệt các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Mô hình này hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức, freelancer (cá nhân làm việc tự do) trong thời đại Internet kết nối vạn vật và ngày càng lan tỏa sâu rộng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Tốc độ phát triển mô hình này trên thế giới là 50% năm, và nguồn cung Co- working space tại Việt nam đang tăng trung bình 52% năm trong 5 năm qua, và cuối năm 2017 con số này lên đến 62% nhờ sự nở rộ của phong trào starup và nhu cầu văn phòng có chi phí tiết kiệm. Sự bùng nổ của mô hình Co-working space đã đặt ra cột mốc mới cho thị trường văn phòng Việt Nam, sự tham gia của các đơn vị vận hành quốc tế cũng sẽ đánh dấu khởi đầu giai đoạn thỏa thuận và mua bán - sát nhập (M&A)

Theo báo cáo của CBRE trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường Co-working space Việt Nam đã xuất hiện 17 đơn vị kinh doanh vận hành 22 điểm với tổng diện tích 14.500m2. Đến hết quý I/2018, số lượng các đơn vị điều hành đã tăng thành 40, cung cấp cho thị trường 50 điểm với tổng diện tích khoảng 30.000m2. Tuy nhiên, hầu hết diện tích trung bình của mỗi Co-working space ở Việt nam chỉ có quy mô trên dưới 1.000m2, không đủ không gian và diện tích đạt chuẩn một Co-working space đúng nghĩa, trong khi trên thế giới quy mô một diện tích Co-working space có diện tích khoảng 2.000 - 5.000m2. Co-working space là một xu thế tất yếu:

Theo Savills Việt Nam - công ty tư vấn bất động sản, tính đến quý II/2018, thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội không có thêm nguồn cung mới nào, tổng nguồn cung toàn thị trường đang đặt trên 1,6 triệu m2 sàn, ổn định theo quý và tăng 1,8% theo năm, giá thuê gộp trung bình tăng 2,4% theo quý 4,3% theo năm.

Đại diện savills cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, mô hình văn phòng truyền thống sẽ chịu áp lực rất nhiều, không chỉ cạnh tranh trong ngành mà phải cạnh tranh gay gắt với mô hình Co-working sapce (không gian làm việc chia sẽ, không gian làm việc chung) bởi sự linh hoạt về giá thuê theo ngày,tháng , quý...

Quý II/2018 cho thấy sự bùng nổ của mô hình Co-working spacekhi toàn thị trường có đến 43 điểm thuê.

Nếu như cách đây vài năm, mô hình Co-working space thường dành cho các công ty staruo, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giờ đây ngày cả những tập đoàn lớn có tên tuổi như Microft, Intel, Dell, Deutsche Bank, General Electric cũng quyết định đưa nhân viên của mình vào môi trường làm việc hợp tác.

Theo khảo sát trực tuyến hàng năm của Deskmag - Tạp chí trực tuyến về mô hình làm việc chung, những người tham gia khảo sát cho rằng họ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, sáng tạo hơn khi làm việc tại không gian mở, khả năng tư duy và sự tập trung được cải thiện rõ rệt, quan trọng là tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống...

Là một không gian mở, Co-working space được “lấp kín” bởi cộng đồng những người làm việc thuộc đa ngành nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vô hình chung giúp thúc đẩy sự tương tác giưã các thành viên, biến nơi đây thành địa điểm kết nối và giao lưu, tăng cơ hội hợp tác, thêm khách hàng, đối tác hay nhà đầu tư. Về phía các công ty khi chọn đặt văn phòng tại Co-working space, bài toán tài chính về các chi phí như: tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước, phí thuê bảo vệ, lễ tân đã được giảm thiếu.

Thị trường càng thêm hấp dẫn khi có thêm nhiều công ty/tập đoàn nước ngoài (Regus - Anh, Hive - Hồng Kông, CEO Suite - Hàn Quốc, Klouds - Singapore) tìm cách gia tăng số lượng văn phòng Co-working ở Việt nam nhằm tìm kiếm cơ hội mới, bên cạnh những tên tuôi Việt đình đám như Toong, Up, CirCO, Dreamplex... với mức tăng trưởng ước 50% mỗi năm.

Đặc biệt xuất hiện nhiều Co-working theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng nghĩa với sở hữu những vị trí đắc địa tại các tòa nhàn hạng A-B với diện tích lớn từ 1.000m2 trở lên nên có khả năng thu hút được cả doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ, nhờ đó cơ cấu doanh thu sẽ bền vững hơn.

Sự tiên phong của Toong Co-working space Tràng Thi vào tháng 8/2015 biến Toong trở thành chuỗi Co-working chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Từ đây, nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào mô hình này khiến Co-working bỗng trở nên triển vọng và có chỗ đứng hơn bao giờ hết tại Việt Nam.

Hiện, Toong là đối tác của nhiều đơn vị lớn như Ngân hàng UOB, OpenAsia, E&Y, IE Singapore (cơ quan chính phủ xúc tiến thương mại và khuyến khích các công ty Singapore tăng trưởng và mở rộng ra nước ngoài), CapitaLand Việt Nam, Indochina Vaguard Hotel,...Điều đó càng chứng tỏ, Toong và Co-working space đã được tạo ảnh hưởng khá lớn trong cộng động doanh nghiệp, ông Dương Đỗ- sáng lập kiếm CEO của Toong chia sẻ.

(Theo http://thoibaonganhang.vn/co-working-space-la-xu-the-tat-yeu-77931.html)

1.1.2. Lý luận cơ bản về nhu cầu

1.1.2.1. Định nghĩa về nhu cầu

Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là “tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu cầu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.” (D. W. Chapman 1981).

Ngoài ra, nhu cầu còn được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là “nhu cầu”. Nhu cầu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu cầu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu cầu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu cầu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu cầu và một hình thức biểu hiện.

Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 10/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí