Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - 2


Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

BQL

Ban quản lý

RPH

Rừng phòng hộ

RSX

Rừng sản xuất

SD

Sai tiêu chuẩn

TT

Thông tư

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1. Các dạng địa hình, địa mạo vùng cát ven biển 53

Bảng 3.2. Diện tích và phân bố các loại đất cát ven biển khu vực nghiên cứu 55

Bảng 3.3. Thành phần cấp hạt các mẫu đất vùng cát ven biển khu vực nghiên

cứu 56

Bảng 3.4. Một số tính chất hóa tính đất vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu ... 62 Bảng 3.5. Diện tích và phân bố các loại đất cát ven biển theo độ cao 64

Bảng 3.6. Khả năng thoát nước, giữ nước của đất cát vùng ven biển 65

Bảng 3.7. Trạng thái thực bì vùng đất cát ven biển 68

Bảng 3.8. Tổng hợp các yếu tố cấu thành các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu 70

Bảng 3.9. Tổng hợp các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu.. 72 Bảng 3.10. Diện tích rừng trên đất, cát ven biển khu vực nghiên cứu 75

Bảng 3.11. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng chắn cát, chắn gió ven biển giai đoạn 2015 - 2020 77

Bảng 3.12. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong trồng rừng vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu 78

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh trưởng các loài cây trồng rừng chính trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu 83

Bảng 3.14. Lượng tăng trưởng bình quân chung và khoảng tin cậy 95% của các loài cây trồng rừng trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu 85

Bảng 3.15. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy 89

Bảng 3.16. Số cành dài trên 50cm, tỷ lệ cây chết ngọn và tỷ lệ sống của cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại huyện Lệ Thủy 91

Bảng 3.17. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong 92

Bảng 3.18. Số cành dài trên 50cm, tỷ lệ cây chết ngọn và tỷ lệ sống của cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong 93

Bảng 3.19. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Cẩm Xuyên 96

Bảng 3.20. Tỷ lệ sống, số thân chính, số cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Cẩm Xuyên 98


Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm và Keo lá tràm ở giai đoạn 27 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Lệ Thủy 99

Bảng 3.22. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao 24 tháng tuổi trồng trên dạng lập địa III2 tại Cẩm Xuyên 101

Bảng 3.23. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên lập địa III3 tại Lệ Thủy 103

Bảng 3.24. Tỷ lệ sống, số thân chính, số cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Lệ Thủy 104

Bảng 3.25. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Triệu Phong 105

Bảng 3.26. Tỷ lệ sống, số thân chính, số cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên lập địa III3 tại Triệu Phong 108

Bảng 3.27. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao 24 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong 110

Bảng 3.28. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm 27 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong 113

Bảng 3.29. Một số chỉ tiêu sinh trưởng đai rừng trồng Keo lá liềm 10 tuổi 116

Bảng 3.30. Hiệu quả chắn gió của các đai rừng Keo lá liềm 116

Bảng 3.31. Một số đặc điểm đai rừng Keo lá liềm ở giai đoạn 14 tháng tuổi được bố trí thí nghiệm hiệu năng chắn cát 119

Bảng 3.32. Hiệu quả chắn cát của đai rừng Keo lá liềm ở giai đoạn 14 tháng tuổi .. 120 Bảng 3.33. Lượng vật rơi rụng của các lâm phần rừng Keo lá liềm tại khu vực

nghiên cứu 122

Bảng 3.35. Cấu trúc sinh khối tươi các bộ phân thân cây giải tích Keo lá liềm .. 124 Bảng 3.36. Cấu trúc sinh khối tươi lâm phần rừng Keo lá liềm 125

Bảng 3.37. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận thân cây giải tích Keo lá liềm... 126 Bảng 3.38. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần rừng Keo lá liềm 127

Bảng 3.39. Hàm lượng carbon trong các bộ phân thân cây Keo lá liềm và đất cát 128

Bảng 3.40. Cấu trúc trữ lượng carbon trong các bộ phận cây giải tích Keo lá

liềm 129

Bảng 3.41. Trữ lượng carbon trong các bể chứa lâm phần rừng Keo lá liềm 129

Bảng 3.43. Phương trình tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 131

Bảng 3.44. Hướng sử dụng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển 133


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu 29

Hình 2.2. Chất giữ ẩm khi trồng, sau 6 và 9 tháng thí nghiệm 34

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 36

Hình 2.4. Đai rừng Phi lao ven biển bị sóng biển đánh bật gốc (trái) và thí nghiệm trồng hàng dứa dại kết hợp trồng bổ sung cây Phi lao (phải) 37

Hình 2.5. Đai rừng Keo lá liềm 10 tuổi bố trí đo hiệu năng chắn gió 38

Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm đo chiều cao cát bốc và cát lấp (ở bên ngoài đai rừng) 39

Hình 2.7. Phân bố lượng mưa bình quân theo tháng của các tỉnh Bắc Trung bộ 47

Hình 2.8. Xu hướng biến đổi cấp bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh Bắc Trung bộ giai đoạn 1961 - 2016 48

Hình 3.1. Hiện trạng khai thác cát làm vật liệu xây dựng và nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu 52

Hình 3.2. Hiện trạng trước và sau khi khai thác rừng trồng ở chu kỳ 1 68

Hình 3.3. Phân bố diện tích rừng chắn gió chắn cát & diện tích đất rừng vùng cát ven 76

Hình 3.4. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng (trái) và phân tích hậu định chỉ tiêu đường kính tán (phải) cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy 90

Hình 3.5. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng (trái) và phân tích hậu định chỉ tiêu chiều cao cây (phải) cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong 92

Hình 3.6. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong 94

Hình 3.7. Tương quan giữa đường kính gốc và chiều cao cây Phi lao trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong 95

Hình 3.8. Giá trị sinh trưởng D0, HVN, DT và sai tiêu chuẩn tương ứng của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Cẩm Xuyên 97

Hình 3.9. Số thân chính, số cành trên 50 cm, và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên dạng lập địa III1 ở thời điểm 12, 19, và 24 tháng tuổi tại Cẩm Xuyên 99

Hình 3.10. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Keo lá liềm và Keo lá tràm ở giai đoạn 27 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa III1 tại Lệ Thủy 100

Hình 3.11. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao trồng trên dạng lập địa III2 tại Cẩm Xuyên 102


Hình 3.12. Thí nghiệm trồng hàng Dứa dại kết hợp trồng bổ sung cây Phi lao Bảng

3.23. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên lập địa III3 tại Lệ Thủy 103

Hình 3.13. Biểu đồ hộp phân bố chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trên nhóm dạng lập địa III3 tại Lệ

Thủy 103

Hình 3.14. Phân tích thống kê chỉ tiêu số thân chính, cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm ở giai đoạn 15 và 27 tháng tuổi tại Lệ

Thủy 105

Hình 3.15. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 ở giai đoạn 14 và 27 tháng tuổi tại Triệu Phong 106

Hình 3.16. Mô hình thí nghiệm cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Triệu Phong 107

Hình 3.17. Chỉ tiêu số thân, cành dài trên 50cm của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Triệu Phong 108

Hình 3.18. Chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Lệ Thủy và Triệu Phong ở thời điểm T1 (14, 15 tháng tuổi) và T2 (27 tháng tuổi) 109

Hình 3.19. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao 24 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong 111

Hình 3.20. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong 114

Hình 3.21. Phân tích tổng hợp hiệu năng chắn gió (E) của các đai rừng chắn gió vùng cát ven biển 118

Hình 3.22. Mức độ cát di động (cát bốc và cát lấp) tại vị trí gốc cây Keo lá liềm sau 3 tháng theo dõi 121

Hình 3.23. Ma trận tương quan giữa lượng vật rơi rụng hoàn trả cho đất cát với các nhân tố sinh trưởng của lâm phần Keo lá liềm khu vực nghiên cứu 122

Hình 3.24. Nốt sần cây ở rễ cây Keo lá liềm khu vực nghiên cứu 123

Hình 3.25. Biểu đồ phân bố giá trị trung bình và sai tiêu chuẩn sinh khối các bộ phận thân cây cá thể Keo lá liềm tại các địa phương nghiên cứu 125

Hình 3.26. Chặt hạ và lấy mẫu cây giải tích Keo lá liềm 126

Hình 3.27. Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với một số nhân tố sinh trưởng của các lâm phần rừng Keo lá liềm vùng cát ven biển 131

Hình 3.28. Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu 140

Hình 3.29. Bón thúc và vun gốc cho cây Keo lá liềm 141


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề do BĐKH. Để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của BĐKH thì giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống đai rừng ven biển là một trong những nội dung cấp thiết trong chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKH. Trong những năm qua từ nhiều nguồn vốn đầu tư, nỗ lực của các địa phương và các tổ chức quốc tế quan tâm xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống đai rừng ven biển trong việc ứng phó với BĐKH thông qua nhiều Chương trình, Dự án như: Chương trình 327, Dự án 661, Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM, 2007) [46], Kế hoạch Hành động Quốc gia đới bờ ven biển (NAP, 2016) [61], Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 (Bộ NN&PTNT, 2012) [14], Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020 (Bộ NN&PTNT, 2015) [17], Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH (Bộ NN&PTNT, 2016) [18]...; các Dự án quốc tế như JICA; WB ... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển những tiềm năng vốn có của các đai rừng phòng hộ (RPH) ven biển, còn những tồn tại cần sớm được khắc phục.

Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh nằm dọc bờ biển, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có khoảng 40 vạn ha các dải cát di động trải dọc bờ biển đã và đang bị sa mạc hóa. Hiện nay diện tích đất cát hoang hóa chưa sử dụng của các tỉnh khá lớn, chiếm 22 - 35% tổng diện tích đất cát ven biển của các tỉnh, trong đó, Hà Tĩnh có 8.500 ha/28.000 ha đất cát hoang hóa, chiếm 30,35%; Quảng Bình có 8.200ha/34.000ha (24,1%); Quảng Trị có 10.020ha/30.133ha (33,25%). Để ngăn ngừa hoặc giảm suy thoái đất đai, hạn chế sa mạc hóa Chính phủ Việt Nam đã tham gia và ký kết Công ước chống Sa mạc hóa năm 1998; Chương trình hành động Quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2002 - 2010, điều chỉnh cho giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng tới 2020, trong đó, các tỉnh Duyên hải miền Trung là 1 trong 4 vùng đã và đang có nguy cơ xảy ra sa mạc hóa, đặc biệt vùng cát ven biển.

Trong công tác trồng RPH chắn gió, chắn cát bay vùng ven biển thường gặp nhiều khó khăn về lập địa trồng rừng, đặc biệt là lập địa với dạng địa hình cát di động mạnh, cồn cát bán di động; đất cát ven biển chua, nghèo mùn và dinh dưỡng, có độ phì tự nhiên thấp, phần lớn là cấp hạt bền, khả năng giữ nước, giữ phân kém, phân bố ở những vùng khô nóng. Loài cây trồng rừng chủ yếu là Phi lao (giống địa phương,


dòng 601, 701 của Trung Quốc); các loài Keo (Acacia); Bạch đàn trắng, Xoan chịu hạn. Các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng như trồng cỏ để chống cát bay, thay cát trong hố bằng đất đồi, cải tạo đất, bổ sung mùn, bón phân; trồng sâu, trồng bao quanh từ chân lên đỉnh đồi; che phủ bề mặt đất cát; … đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, các hạn chế về phân chia lập địa chưa bám sát vào các yếu tố hình thành và quyết định tính chất sử dụng của dạng lập địa đó, đặc biệt là gắn liền với mục tiêu phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển; giống chưa được tuyển chọn, cây con kém chất lượng, thiếu sự chọn lọc đa dạng loài cây trồng RPH; kỹ thuật trồng rừng thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý trong giai đoạn phát triển ban đầu, phương thức trồng chưa phù hợp với từng nhóm dạng lập địa; những nghiên cứu về bón phân chưa nhiều, chưa có nghiên cứu về sử dụng chất giữ ẩm trong công tác trồng RPH trên đất cát nghèo dinh dưỡng, rời rạc, đất khô hạn; … Do vậy, cây trồng sinh trưởng kém, tỷ lệ thành rừng thấp, khó thiết lập được các lâm phần liền dải, liền khoảnh; chưa đáp ứng được khả năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển và thích ứng với BĐKH.

Để góp phần bổ sung cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật trồng RPH trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển, làm cơ sở quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển bền vững hệ thống đai RPH vùng cát bằng các loài cây trồng rừng và biện pháp kỹ thuật trồng RPH phù hợp trên một số nhóm dạng lập địa, nâng cao khả năng phòng hộ chắn gió, bão; hạn chế cát bay, ứng phó với BĐKH tại các tỉnh Duyên hải miền Trung. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và giải quyết các vấn đề nêu trên, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của BĐKH, nước biển dâng và các hệ lụy kéo theo, việc thực hiện Luận án: “Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Về lý luận

Bổ sung một số cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển, nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng và khả năng phòng hộ ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.2. Về thực tiễn

- Xác định được cơ sở phân chia lập địa và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu;

- Đánh giá được hiệu quả chắn gió, chắn cát, cải thiện đất và hấp thụ các bon


của một số đai rừng phòng hộ vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu;

- Đề xuất bổ sung được một số giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ phù hợp và sử dụng hiệu quả, bền vững các nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Bắc Trung bộ.

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án: (i) các dạng lập địa chính vùng cát ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị; (ii) các loài cây trồng RPH chính vùng cát ven biển: Keo lá liềm (A. crassicarpa A.Cunn ex Benth); Keo lá tràm (A. auriculiformis A.Cunn ex Benth); Phi lao dòng 601 của Trung Quốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối và khả năng phòng hộ của các đai rừng trồng bằng các cây trồng rừng chính (Keo lá liềm, Keo lá tràm, Phi lao đã có và trong các mô hình thí nghiệm của luận án) trên một số dạng lập địa chính vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu;

- Luận án tập trung nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về một số biện pháp kỹ thuật trồng RPH vùng cát ven biển như: làm đất (lên líp), bón phân hữu cơ vi sinh, chất giữ ẩm, trồng rừng ở chu kỳ sau (chu kỳ 2), ... trên một số nhóm dạng lập địa (nhóm dạng lập địa II, III1, III2 và III3) vùng cát ven biển cho các loài cây Phi lao, Keo lá liềm và Keo lá tràm ở giai đoạn từ 12 - 27 tháng tuổi.

* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

- Luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu tại vùng cát các huyện ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

- Các thí nghiệm trồng RPH trên một số nhóm dạng lập địa được bố trí tại các xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; và xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

4.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học về phân chia lập địa và kỹ thuật trồng RPH trên một số nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển; nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng, phục hồi, phát triển bền vững các đai rừng và phát huy tối đa khả năng phòng hộ ven biển, ứng phó với BĐKH tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí