CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Theo số liệu của FAOSTAT (2012) [109], tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong 3 năm gần đây (2008 – 2010) ở bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008 – 2010)
Tên nước | Diện tích (triệu ha) | Năng suất (tấn/ha) | Sản lượng (triệu tấn) | |||||||
2008 | 2009 | 2010 | 2008 | 2009 | 2010 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
1 | Ấn Độ | 6,85 | 5,47 | 4,93 | 1,071 | 1,007 | 1,144 | 7,33 | 5,51 | 5,64 |
2 | Trung Quốc | 4,62 | 4,40 | 3,55 | 3,102 | 3,357 | 3,454 | 14,34 | 14,76 | 15,71 |
3 | Nigêria | 2,30 | 2,64 | 2,64 | 1,695 | 1,126 | 1,000 | 3,90 | 2,97 | 2,64 |
4 | Xuđăng | 0,95 | 0,95 | 1,15 | 0,750 | 0,996 | 0,662 | 0,71 | 0,94 | 0,76 |
5 | Ăngola | 0,18 | 0,29 | 0,30 | 0,333 | 0,383 | 0,388 | 0,60 | 0,11 | 0,12 |
6 | Myanma | 0,65 | 0,84 | 0,87 | 1,538 | 1,622 | 1,548 | 1,00 | 1,36 | 1,34 |
7 | Inđônêsia | 0,63 | 0,62 | 0,62 | 1,216 | 1,249 | 1,256 | 0,77 | 0,78 | 0,78 |
8 | Camarun | 0,30 | 0,30 | 0,30 | 0,533 | 1,523 | 1,533 | 0,16 | 0,46 | 0,46 |
9 | Mỹ | 0,60 | 0,44 | 0,51 | 3,828 | 3,835 | 3,712 | 2,33 | 1,67 | 1,89 |
10 | Việt Nam | 0,25 | 0,25 | 0,23 | 2,085 | 2,107 | 2,100 | 0,53 | 0,53 | 0,49 |
11 | Thế Giới | 24,59 | 23,91 | 24,01 | 1,553 | 1,529 | 1,523 | 38,20 | 36,57 | 36,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 1
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 2
- Một Số Nghiên Cứu Phát Triển Nông Nghiệp Trên Đất Cát Biển
- Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Trong Sản Xuất Lạc Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Nghiên Cứu Bón Phân Hữu Cơ Và Phân Vi Sinh Vật Cho Cây Lạc
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Diện tích trồng lạc năm 2010 trên thế giới đạt 24,01 triệu ha, có trên 112 nước trồng lạc. Trong đó diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 47,84%, châu Phi 47,83%, châu Mỹ 4,2%, châu Âu 0,45% so với tổng diện tích. Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 4.930.000
ha, Trung Quốc đạt 3.550.000 ha, Ni-giê-ria đạt 2.640.000 ha. Diện tích trồng lạc trên thế giới trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 biến động từ 23,91 triệu ha đến 24,59 triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ biến động từ 4,93 triệu ha đến 6,85 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc biến động từ 3,55 triệu ha đến 4,62 triệu ha, Ni-giê-ria biến động từ 2,3 triệu ha đến 2,64 triệu ha. Xu hướng biến động theo hướng giảm là chủ yếu và có những nước quy mô giảm đến hàng triệu ha như Ấn Độ, Trung Quốc.
Năng suất lạc bình quân của thế giới là 1,523 - 1,539 tấn/ha. Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm. Năng suất bình quân năm 2010, đứng đầu là các nước I-xra-en, Nicaragua, Kenya đạt 5,136 - 5,644 tấn/ha, tiếp theo là các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hy lạp, Ai Cập đạt 3,039 - 3,712 tấn/ha, thấp nhất là các nước Mozambic, Ăng-go-la, Zam-ba-bu-ê 0,237 - 0,414 tấn/ha.
Sản lượng lạc bình quân của thế giới trong 3 năm đạt từ 36,57 - 38,20 triệu tấn. Các nước có sản lượng lớn đứng đầu là Trung Quốc đạt từ 14,34 - 15,31 triệu tấn, thứ đến là Ấn Độ đạt từ 5,51 - 7,33 triệu tấn, Mỹ đạt từ 1,67 - 2,33 triệu tấn.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt trên 1,5 tấn/ha. Ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 8 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên trạm nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi các loại cây như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm tàng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới [23].
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt
237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn.
Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha. Đến giai đoạn 1995 - 2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này [23].
Theo FAOSTAT (2012) [109], giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 - 50 triệu USD/năm.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006 – 2010)
Năm | |||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Diện tích (ha) | 246.700 | 254.249 | 255.300 | 249.200 | 231.284 |
Năng suất (tấn/ha) | 1,87 | 2,00 | 2,08 | 2,11 | 2,10 |
Sản lượng (tấn) | 462.500 | 504.921 | 530.200 | 525.100 | 485.792 |
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Qua bảng 1.2 cho thấy giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, diện tích lạc trên cả nước trong giai đoạn từ 2006 – 2010 biến động trong khoảng 231.284 - 255.300 ha, cao nhất là vào năm 2008 sau đó lại có xu hướng giảm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009) [8], hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đông Nam bộ (29.575 ha). Diện tích còn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, chỉ có hai
tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau. Trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha).
Tuy nhiên, trong giai đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên và cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới 0,5 – 0,6 tấn/ha (năng suất lạc của thế giới năm 2010 đạt 1,523 tấn/ha). Năng suất lạc giữa các tỉnh/thành trong cả nước có sự chênh lệch đáng kể. Năng suất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận là 0,71 tấn/ha đạt thấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấn/ha đạt cao nhất. Các tỉnh có năng suất lạc cao là Trà Vinh (4,08 tấn/ha), Nam Định (3,6 tấn/ha), Tây Ninh (3,28 tấn/ha) và Hưng Yên (3,1 tấn/ha). Đặc biệt là Tây Ninh, tỉnh có diện tích trồng lạc lớn thứ 2 và năng suất đứng thứ 3 trong cả nước [8].
1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình (2006 – 2010)
Năm | |||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Diện tích (ha) | 5.400 | 5.608 | 5.663 | 5.713 | 5.719 |
Năng suất (tấn/ha) | 1,48 | 1,49 | 1,60 | 1,69 | 1,46 |
Sản lượng (tấn) | 8.000 | 8.337 | 9.061 | 9.655 | 8.350 |
(Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2011)[20]
Qua số liệu ở bảng 1.3 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng lạc không ngừng tăng lên từ năng suất chỉ đạt 1,48 – 1,49 tấn/ha vào những năm 2006 - 2007, đến những năm 2008 - 2009 năng suất tăng lên 1,60 - 1,69 tấn/ha. Cá biệt năm 2010 năng suất đạt thấp 1,46 tấn/ha do gặp hạn nặng. Diện tích gieo trồng lạc diễn biến có xu hướng ngày càng tăng do là đối tượng cây trồng truyền thống, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thị trường tiêu thụ lớn, giá cả khá ổn định, mặt khác thời gian qua nhờ công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gieo trồng lạc được quan tâm nên sản xuất lạc ngày càng có hiệu quả. Việc mở rộng diện tích trồng lạc nhờ trồng luân canh, xen canh, gối vụ với các đối tượng cây trồng khác như sắn, cao su thời kỳ
9
kiến thiết cơ bản... được người dân thực hiện khá tốt. Ngoài ra, lạc là đối tượng cây trồng cạn được tỉnh quan tâm chú trọng đầu tư phát triển nên trong những năm qua hàng năm tỉnh trích một phần ngân sách đáng kể cho trợ giá giống lạc tiến bộ kỹ thuật và vôi bón cho lạc nên tạo điều kiện cho người dân mở rộng diện tích và tăng đầu tư thâm canh. Tuy nhiên, mặc dù diện tích gieo trồng lạc của tỉnh hiện nay lớn thứ 15 trong 62 tỉnh, thành trồng lạc trong cả nước nhưng năng suất vẫn đạt thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân cả nước (2,1 tấn/ha năm 2010). Sở dĩ như vậy, một phần do điều kiện đất đai qua nhiều năm không được đầu tư đúng mức đến nay đã nghèo kiệt dinh dưỡng, một nguyên nhân nữa là hơn một nữa diện tích đất trồng lạc hiện nay phân bố ở các vùng dân cư nghèo và lạc hậu nên thiếu trình độ hoặc thiếu khả năng đầu tư, lạc chủ yếu được trồng chay, năng suất chỉ đạt 1,2 – 1,3 tấn/ha.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT CÁT BIỂN VIỆT NAM
1.2.1. Đặc điểm lý, hóa tính đất
1.2.2.1. Đặc điểm tính chất vật lý
Đất cát biển có cấp hạt cát mịn (0,25 - 0,01 mm) chiếm đa số có nơi lên đến 70 - 95%, còn sét vật lý (< 0,001 mm) ít khi vượt quá 10 - 15%. Sự thay đổi của cấp hạt trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng sơ cấp và khoảng cách đến bờ biển. Dung trọng đất cát biển thay đổi từ 1,4 - 1,7 và tỷ trọng từ 2,6 - 2,7, trong khi đó độ xốp biến động 35 - 45% và sức chứa ẩm đồng ruộng rất thấp [50].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2004) cho thấy hàm lượng sét vật lý (<0,002 mm) rất khác nhau ở các loại đất cát biển: đất cồn cát trắng dao động ở các tầng đất là 1,6 - 1,8%, cồn cát vàng dao động khoảng 2,6 - 2,8%, đất cát biển điển hình dao động khoảng 8,4 - 10,0% và đất cát glây dao động khoảng 10 - 11% [87].
1.2.2.2. Đặc điểm tính chất hóa học
Qua kết quả phân tích khối lượng mẫu lớn thu thập từ nhiều nơi khác nhau cũng đã cho thấy đất cát biển rất nghèo mùn với khoảng biển động từ 0,5 - 1,5%, nghèo đạm với khoảng biến động từ 0,05 - 0,5%, đặc biệt là lân tổng số và lân dễ tiêu ở mức rất nghèo, lân tổng số khoảng biến động từ 0,03 - 0,05% P2O5 và lân dễ tiêu chỉ ở dạng vệt < 2,5 mg - 10 mg P2O5 [61], [97].
Nghiên cứu của Phan Liêu đã chỉ ra các chỉ tiêu hóa học khác như: SiO2 (75
- 90%), Fe2O3 (1,2 - 9,8%), Al2O3 (0,95 - 18,2%), TiO2 (0,1 - 0,8%), MnO (0,006 -
0,136%). Dung tích hấp thu rất thấp (chỉ đạt 3 - 5 lđl/100g) đất và độ no bazơ dao
động từ 40 - 60% [29], [61].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2004) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các loại đất trong nhóm đất cát biển do tác động của các yếu tố tự nhiên và canh tác. Đất cát biển có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt trung bình 1,2% và giảm thấp ở tầng kế tiếp (0,8%). Đạm tổng số trung bình (0,03 - 0,06%), lân tổng số trung bình (0,02 - 0,03%), kali rất nghèo (0,5%) [87].
1.2.2.3. Hình thái phẫu diện và đặc điểm lý, hóa tính của một số loại đất cát biển Việt Nam
Cồn cát trắng vàng tỉnh Quảng Bình | Cát biển điển hình tỉnh Nghệ An | |
Ký hiệu: VN 46 |
Ký hiệu: VN 41 |
Ký hiệu: VN 25 |
Hình 1.1. Phẫu diện đất của một số loại đất cát ven biển Việt Nam (Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)
Bảng 1.4. Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát đỏ tỉnh Bình Thuận (Phẫu diện VN46)
Dung trọng (g/cm3) | Tỷ trọng | Độ xốp (%) | Độ ẩm (%) | Tỷ lệ (%) các cấp hạt (mm) | |||||
2,0-0,2 | 0,2-0,02 | 0,02- 0,002 | < 0,002 | ||||||
0- 20 | 1,48 | 2,63 | 44,0 | 3,65 | 29,4 | 67,2 | 1,7 | 1,7 | |
20- 35 | 1,51 | 2,65 | 43,0 | 3,90 | 24,8 | 69,1 | 1,6 | 4,5 | |
35- 90 | 1,52 | 2,64 | 42,0 | 5,05 | 22,6 | 67,7 | 0,2 | 9,5 | |
90- 120 | 1,43 | 2,64 | 46,0 | 6,08 | 21,4 | 67,1 | 1,0 | 10,5 | |
Độ sâu (cm) | Hàm lượng tổng số (%) | Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g đất) | pH | ||||||
OC | N | P2O5 | K2O | P2O5 | K2O | H2O | KCl | ||
0- 20 | 1,43 | 0,08 | 0,03 | 0,15 | 2,78 | 3,76 | 5,1 | 4,2 | |
20- 35 | 1,12 | 0,07 | 0,03 | 0,15 | 3,55 | 2,76 | 5,2 | 4,1 | |
35- 90 | 0,09 | 0,05 | 0,03 | 0,17 | 3,23 | 2,67 | 5,0 | 4,0 | |
90- 120 | 0,29 | 0,01 | 0,03 | 0,15 | 2,35 | 2,35 | 5,0 | 4,0 | |
Độ sâu (cm) | Cation trao đổi (lđl/100g đất) | CEC (lđl/100g đất) | BS(%) | ||||||
Ca2+ | Mg2+ | K+ | Na+ | Tổng | Đất | Sét | |||
0- 20 | 0,53 | 0,14 | 0,08 | 0,01 | 0,76 | 1,04 | 3,35 | 73,0 | |
20- 35 | 0,80 | 0,16 | 0,08 | 0,00 | 1,04 | 1,20 | 3087 | 86,6 | |
35- 90 | 0,62 | 0,16 | 0,08 | 0,00 | 0,86 | 1,12 | 3,12 | 76,7 | |
90- 120 | 0,23 | 0,07 | 0,05 | 0,02 | 0,37 | 1,12 | 3,12 | 33,0 |
(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)
Bảng 1.5. Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát trắng vàng tỉnh Quảng Bình (Phẫu diện VN41)
Dung trọng (g/cm3) | Tỷ trọng | Độ xốp (%) | Độ ẩm (%) | Tỷ lệ (%) các cấp hạt (mm) | ||||
2,0-0,2 | 0,2-0,02 | 0,02- 0,002 | < 0,002 | |||||
0- 30 | 1,31 | 2,62 | 50,0 | 3,1 | 3,8 | 96,2 | 0 | 0 |
30- 150 | 1,35 | 2,61 | 48,3 | 3,2 | 2,2 | 97,8 | 0 | 0 |
Hàm lượng tổng số (%) | Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g đất) | pH | ||||||
OC | N | P2O5 | K2O | P2O5 | K2O | H2O | KCl | |
0- 30 | 0,08 | vệt | vệt | 0,02 | 0,27 | 3,01 | 6,3 | 5,4 |
30- 150 | 0,02 | vệt | vệt | 0,01 | 0,32 | 3,01 | 6,3 | 5,3 |
Độ sâu (cm) | Cation trao đổi (lđl/100g đất) | CEC (lđl/100g đất) | BS(%) | |||||
Ca2+ | Mg2+ | K+ | Na+ | Tổng | Đất | Sét | ||
0- 30 | 0,16 | vệt | 0,06 | 0,03 | 0,25 | 0,80 | 0,0 | 31,2 |
30- 150 | 0,08 | vệt | 0,06 | 0,02 | 0,16 | 0,48 | 0,0 | 33,3 |
(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)
Ðộ sâu (cm) | Dung trọng (g/cm3) | Tỷ trọng | Độ xốp (%) | Độ ẩm (%) | Tỷ lệ (%) các cấp hạt (mm) | |||
2,0-0,2 | 0,2-0,02 | 0,02- 0,002 | < 0,002 | |||||
0- 20 | 1,51 | 2,65 | 43,0 | 24,3 | 0,4 | 76,4 | 11,6 | 11,6 |
20- 40 | 1,40 | 2,64 | 47,0 | 22,3 | 0,2 | 71,1 | 8,7 | 20,0 |
40- 90 | 1,43 | 2,73 | 47,6 | 28,6 | 1,5 | 80,3 | 5,7 | 12,5 |
90- 150 | 1,44 | 2,68 | 46,3 | 31,2 | 0,1 | 96,2 | 1,5 | 2,2 |
Độ sâu (cm) | Hàm lượng tổng số (%) | Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g đất) | pH | |||||
OC | N | P2O5 | K2O | P2O5 | K2O | H2O | KCl | |
0- 20 | 0,52 | 0,06 | 0,10 | 0,22 | 5,50 | 3,76 | 7,5 | 6,3 |
20- 40 | 0,17 | 0,02 | 0,04 | 0,40 | 4,25 | 2,35 | 7,0 | 6,2 |
40- 90 | 0,09 | 0,01 | 0,05 | 0,51 | 2,00 | 2,35 | 7,9 | 6,4 |
90- 150 | 0,04 | 0,01 | 0,06 | 0,50 | 3,70 | 2,35 | 8,2 | 6,9 |
Bảng 1.6. Đặc điểm lý, hóa tính của đất cát biển điển hình tỉnh Nghệ An (Phẫu diện VN25)
Độ sâu (cm) | Cation trao đổi (lđl/100g đất) | CEC (lđl/100g đất) | BS(%) | |||||||
Ca2+ | Mg2+ | K+ | Na+ | Tổng | Đất | Sét | ||||
0- 20 | 2,24 | 0,31 | 0,08 | 0,08 | 2,71 | 9,00 | 25,11 | 30,1 | ||
20- 40 | 2,33 | 0,23 | 0,05 | 0,08 | 2,69 | 7,76 | 19,94 | 34,6 | ||
40- 90 | 2,44 | 0,26 | 0,05 | 0,08 | 2,83 | 5,68 | 15,85 | 49,8 | ||
90- 150 | 2,52 | 0,62 | 0,05 | 0,26 | 3,45 | 7,04 | 22,74 | 49,0 |
(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)
1.2.2. Đặc điểm về địa hình
Theo nghiên cứu của Phan Liêu (1986) thì đất cát biển Việt Nam chạy dài theo bờ biển của đất nước và có 3 kiểu kiến tạo đất cát có màu sắc khác nhau: Dạng địa hình tạo nên cát vàng phân bố rộng rãi dọc bờ biển và kề với các bãi biển hiện đại. Nó tạo ra những đụn cát di động cao 20 - 30 m hoặc hơn nữa. Chiều rộng của dải cát vàng trung bình khoảng 0,5 - 3 km, nhưng có nơi rộng đến 7 - 8 km (Quảng Bình và Hội An); Dạng địa hình cát trắng phân bố rộng rãi dọc bờ biển, trên các đảo và tập trung chủ yếu ở phần giữa từ bờ biển Bình Trị Thiên đến Bình Thuận. Dưới tác động của gió biển thổi từ phía đông ở đây đã xuất hiện những đụn cát có độ cao đến 5 - 7 m, độ dày lớp cát theo số liệu thăm dò có độ sâu 15 - 20 m; Dạng địa hình cát đỏ tập trung chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận ở đó các lớp cát thô sơ vẫn được giữ nguyên trong khối cát [61].