Khái Niệm Về Thay Đổi Sử Dụng Đất Và Chuyển Đổi Sử Dụng Đất

- Chức năng điều hòa khí hậu: lá nơi chứa khí ga từ nhà kính hay hình thành sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thụ hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và chu kỳ thủy văn toàn cầu.

- Chức năng nước: tài nguyên nước mặt và nước ngầm được đất đai điều hòa, tồn trữ, lưu thông.

Nói chung, đất đai có vai trò quan trọng đối với các ngành sản xuất và hoạt động của con người. Đất đai là nơi để động vật tái tạo sản xuất cho các thế hệ sau của con người. Vị trí và không gian của đất đai không bị mất và cũng không tăng thêm trong quá trình sử dụng đất đai nên cần phải sử dụng tốt đất đai [44].

1.1.1.2. Khái niệm về diện tích đất

Diện tích đất là toàn bộ diện tích các loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính xác định, được lấy theo số liệu do cơ quan địa chính có thẩm quyền đo đạc và công bố. Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm nhiều loại đất khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Thông thường diện tích đất được phân theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng [35].

1.1.1.3. Khái niệm về thay đổi sử dụng đất và chuyển đổi sử dụng đất

Sử dụng đất là quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, an ninh quốc phòng, … theo một quy hoạch sử dụng đất hoặc tự phát diễn ra trên một khu vực hoặc vùng lãnh thổ có tác động đến đất đai và tác động đến đất cũng như các hợp phần của chúng (nước mặt, nước ngầm, thực vật, …).

"Thay đổi sử dụng đất" là thuật ngữ chỉ một sự thay đổi trong việc sử dụng, quản lý đất đai. Sự thay đổi có thể dẫn đến các hoạt động khác nhau của con người như thay đổi trong nông nghiệp và thủy lợi, phá rừng, tái trồng rừng và trồng rừng, hoặc quá trình đô thị hóa, giao thông. Kết quả trong việc thay đổi sử dụng đất là thay đổi các tính chất vật lý và sinh học của bề mặt đất và do đó dẫn đến có thể thay đổi hệ thống khí hậu.

Hầu hết các thay đổi trong sử dụng đất ảnh hưởng đến thảm thực vật và đất của hệ sinh thái và do đó thay đổi số lượng carbon được tổ chức trên một ha đất. Những thay đổi sử dụng đất bao gồm là việc chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cho đất canh tác và đồng cỏ, từ bỏ đất nông nghiệp với sự phục hồi của thảm thực vật tự nhiên, du canh, thu hoạch gỗ (lâm nghiệp), thiết lập rừng trồng, ….

Trong khi độ che phủ đất có thể được quan sát trực tiếp hoặc bằng các cảm biến từ xa, còn quan sát thay đổi sử dụng đất thường đòi hỏi sự tích hợp của các phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

pháp khoa học tự nhiên và xã hội (kiến thức chuyên môn, các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý đất đai) để xác định hoạt động của con người đang xảy ra trong các bộ phận khác nhau của cảnh quan, ngay cả khi đất che phủ xuất hiện là như vậy. Ví dụ, các khu vực được bao phủ bởi thảm thực vật thân gỗ có thể phục hồi từ một thảm thực vật trảng cây bụi không bị tác động, một khu rừng cấm phục hồi từ một đám cháy rừng, cây mọc lại sau thu hoạch (lâm nghiệp), trồng cây cao su non (trồng nông nghiệp),... Kết quả là, khoa học điều tra nguyên nhân và hậu quả của thay đổi sử dụng đất đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành, tích hợp cả hai phương pháp khoa học tự nhiên và xã hội, đã nổi lên như nguyên tắc mới của khoa học thay đổi sử dụng đất.

Theo Viện Ngôn ngữ học (2009), chuyển đổi là sự thay đổi từ một loại này sang một loại khác. Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Sử dụng đất đai là đem đất đai dùng vào mục đích nào đó [61].

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 4

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014): Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác nhau [16].

Theo Lê Thị Giang (2012): Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất bao gồm sự thay đổi tỷ trọng giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau và thay đổi diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Thực chất của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là sự thay đổi mục đích sử dụng từ nhóm đất này sang nhóm đất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng trong nội bộ từng nhóm nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất hoặc phục vụ quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được hiểu là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của mục đích sử dụng đất trong tổng diện tích đất hiện có (và trạng thái của mục đích sử dụng đất) nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện tại [14].

Với những phân tích ở trên, vận dụng vào đất trồng lúa thì chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của mục đích sử dụng đất lúa trong tổng diện tích đất lúa hiện có (và trạng thái của mục đích sử dụng đất lúa) nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện sản xuất hiện tại. Hay nói khác là, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lúa là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của mục đích sử dụng đất lúa trong tổng diện tích đất lúa hiện có bằng việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các loại sử dụng đất khác nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện sản xuất hiện tại.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là kết quả của sự tương tác từ nhiều yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường, xảy ra ở nhiều cấp bậc và quy mô không gian khác nhau. Sự thay đổi dân số nông thôn di cư ra đô thị, mô hình tiêu thụ, sự hiện diện và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội và các chính sách sử dụng đất là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất [14].

Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó có đất nông nghiệp là tạo ra sự cân đối giữa các mục đích sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Đồng thời tạo cho đất đai có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh từng vùng, từng miền.

1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất

Trong phát triển kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đó có đất trồng lúa luôn diễn ra do nhu cầu của thực tế đòi hỏi. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác chịu tác động bởi nhiều yếu tố, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng vùng lãnh thổ, từng thời kỳ phát triển của vùng lãnh thổ đó [60]. Những yếu tố tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có thể phân ra 3 nhóm yếu tố chính sau đây: Nhóm các yếu tố về tự nhiên; Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội; và Nhóm các yếu tố về môi trường. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yếu tố về điều kiện tự nhiên có vai trò quyết định, các yếu tố còn lại có vai trò quan trọng đối với từng giai đoạn và từng địa phương [14].

*Nhóm các yếu tố về tự nhiên:

Đây là nhóm yếu tố quyết định đến sự phân chia đất đai theo mục đích sử dụng.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rõ nét, bao gồm:

- Vị trí địa lý: Là một trong những yếu tố quyết định khả năng sử dụng của đất đai, chúng ảnh hưởng lớn tới việc bố trí sản xuất, xây dựng các công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật tư, tiền vốn và giao lưu hợp tác với bên ngoài.

- Địa hình và thổ nhưỡng: Sự khác biệt giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc... ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố của các ngành nông nghiệp.

- Nguồn nước mặt và nước ngầm: ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục đích sử dụng đất. Nơi nào có nguồn nước càng phong phú, càng có điều kiện để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Ngược lại, nơi có nguồn nước khó khăn, sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế sẽ gặp hạn chế.

*Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội:

Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng đất đai.

- Thị trường và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của xã hội: Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nói riêng. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đã tác động đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và gián tiếp tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

- Nguồn lực (gồm nhân lực, vật lực và tài lực) của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, nhất là ở khu vực nông thôn.

- Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước: Các định hướng chiến lược, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có quan hệ chặc chẽ với việc phân bố các nguồn lực và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài lãnh thổ, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và qua đó chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

- Khoa học công nghệ: Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân tố quyết định đối với quá trình sản xuất, làm tăng giá trị kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

*Nhóm các yếu tố về môi trường:

Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện điều kiện đó. Môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, vì vậy môi trường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất [63].

- Môi trường thiên nhiên: Cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải cho hệ kinh tế. Sử dụng đất và bảo về môi trường thiên nhiên có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường không được bảo vệ đúng mức, thì sử dụng đất bị hạn chế.

- Môi trường xã hội: có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung và chuyển đổi sử dụng đất nói riêng. Môi trường xã hội thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho sử dụng đất cũng như quá trình chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra được thuận lợi. Ngược lại, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội không thuận lợi sẽ làm hạn chế khả năng sử dụng đất [14]. Do vậy, trong sử dụng đất nói chung và chuyển cơ cấu sử dụng đất nói riêng cần quan tâm đúng mức tới môi trường và cần có các chính sách môi trường phù hợp để phát triển bền vững.

1.1.1.5. Ý nghĩa của đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động – thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau.

Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới,…

để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.

Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,… Còn nhiều vai trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, đất nông nghiệp cũng đóng vai trò trong việc lọc nước thải, điều hòa dòng chảy (giảm ngập lụtvà hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,…

Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia [44].

1.1.1.6. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp

a. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt

Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Các Mác cho rằng: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: "Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ" - như William Petti đã nói - "Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ". Đất đai là điều kiện chung nhất của lao động, là đối tượng của lao động. Khi tham gia vào quá trình lao động, kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ (lao động vật hóa), đất đai trở thành một tư liệu sản xuất. Để thấy rõ điều này, cần xem xét lại quá trình lao động [3]. Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, một quá trình lao động cũng cần có ba yếu tố sau:

- Hoạt động hữu ích của con người: đây chính là hoạt động có mục đích của con người, hay chính là bản thân lao động.

- Đối tượng lao động: Là đối tượng chịu sự tác động của lao động.

- Tư liệu lao động: Là công cụ hay phương tiện mà con người dùng để tác động lên đối tượng lao động.

Như vậy, để có một quá trình lao động cần phải có con người, có đối tượng lao động và có công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, đất đai luôn luôn chịu sự tác động của con người. Do đó, trong quá trình lao động, đất đai được coi là một tư liệu sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện lao động [3]. Bên cạnh đó, đất đai có các đặc tính khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác như sau:

- Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử: Đất đai là một sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí và sự nhận thức của con người. Song song với quá trình hình thành loài người, đất đai vẫn tuân thủ các quy luật mà con người không thể can thiệp được. Ví dụ: Quá trình liên tục phong hóa đá, quá trình phong hóa lý học, va đập các viên đá với nhau. Đất đai gắn liền với con người ngay từ buổi đầu sơ khai do quá trình con người sử dụng sức lao động của mình tác động vào đất đai nhằm thu lại sản phẩm. Và chính trong quá trình tác động này con người đã chuyển tải vào đất đai giá trị sức lao động của mình và làm cho đất đai tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do vậy, lúc này từ một vật thể tự nhiên đất đai đã chuyển dần sang thành vật thể lịch sử. Tính tự nhiên và tính lịch sử của đất đai luôn luôn tồn tại bên nhau vì đất đai luôn là một sản phẩm của tự nhiên nhưng lại luôn được tái tạo bởi sức lao động và tham gia vào các mối quan hệ xã hội.

- Đất đai có độ phì nhiêu: Độ phì nhiêu là tính chất quan trọng nhất khiến cho đất đai khác hẳn với các tư liệu sản xuất khác. Độ phì là khả năng của đất đai có thể cung cấp cho cây trồng thức ăn, nước và những điều kiện khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất đai có hai loại độ phì đó là độ phì tự nhiên và độ phì kinh tế. Độ phì tự nhiên là kết quả của quá trình hình thành đất lâu dài mà có. Độ phì tự nhiên đặc trưng bởi các tính chất lý học, hóa học và sinh vật học trong đất, có liên quan chặt chẽ với các điều kiện khí hậu. Độ phì tự nhiên là cơ sở của độ phì kinh tế nhưng độ phì tự nhiên chưa phải là chất lượng thực tế của đất vì trong đất có thể có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng do nhiều nguyên nhân, ví dụ như thiếu hoặc thừa ẩm độ, nhiệt độ...mà lượng dinh dưỡng này tồn tại ở dạng không hấp thụ hoặc khó hấp thụ được đối với cây trồng. Độ phì kinh tế là độ phì mà con người có thể khai thác sử dụng được ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất bằng cách gieo trồng những loại cây trồng khác nhau. Trong quá trình sản xuất, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, con người luôn tìm cách tác động lên các tính chất hóa học, lý học và sinh học của đất để độ phì tự nhiên chuyển từ dạng độ phì tiềm tàng sang độ phì thực tế (độ phì kinh tế).

- Tính giới hạn về số lượng: Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, các tư liệu sản xuất khác không ngừng được tăng lên về số lượng, riêng số lượng của đất đai (diện tích) bị giới hạn trong phạm vi ranh giới của lục địa. Do là sản phẩm của tự nhiên, đất đai có tính nguyên thuỷ là không thể gia tăng về số lượng. Diện tích của đất đai do kích thước của quả đất quyết định, đất đai có kích thước như thế nào thì đã được xác định khi hình thành. Tuy trải qua nhiều lần biến hoá địa chất như hoạt động của núi lửa, động đất, hoạt động tạo núi, sự xâm thực của gió mưa... và các hoạt động của nhân loại nhưng tất cả các hoạt động này chỉ làm thay đổi hình thái của đất đai, ảnh hưởng tới chất lượng, còn tổng lượng của đất đai thì không hề thay đổi. Trong khi đó, số lượng của các tư liệu sản xuất khác sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng của quá trình tái sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người cũng không thể làm tăng thêm được diện tích đất đai. Do vậy, việc sử dụng hợp lý, triệt để đất đai và không ngừng làm tăng thêm hệ số sử dụng đất chính là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

- Tính cố định về không gian: Đất đai là tư liệu sản xuất có vị trí không thể thay đổi trong không gian. Đây là một tính chất rất đặc thù của đất đai, làm cho những mảnh đất ở những vị trí khác nhau có giá trị là không giống nhau.

- Tính không thay thế: Trong quá trình sản xuất, con người có thể thay thế tư liệu sản xuất này bằng tư liệu sản xuất khác, nhưng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế đặc biệt trong nông lâm nghiệp.

- Đất đai có khả năng tăng tính sản xuất: Trong quá trình sản xuất, mọi tư liệu sản xuất khác đều bị hao mòn, hư hỏng và dần dần bị đào thải để thay thế vào đó là một tư liệu sản xuất khác tốt hơn, hiện đại hơn và phù hợp hơn. Riêng đất đai, nếu xét về mặt không gian (diện tích) thì đất đai là tư liệu vĩnh cửu, không chịu sự phá hủy của thời gian. Hơn nữa, nếu sử dụng đúng và hợp lý, độ phì nhiêu của đất đai không những không bị mất đi mà còn được nâng cao, cải thiện, do đó, đất đai sẽ tốt lên về chất lượng. Việc sử dụng đất đai hợp lý là rất quan trọng, nếu như trong quá trình sử dụng không chú ý đến việc bảo vệ và cải tạo đất, không chú ý giữ cho các yếu tố sinh thái trong trạng thái cân bằng động, vi phạm các quy luật sinh thái kinh tế, có thể làm cho đặc tính sản xuất của đất bị thoái hoá. Đặc tính này cung cấp căn cứ khách quan tất yếu cho việc xây dựng phương thức sử dụng hợp lý đất đai [63].

b. Đất đai đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay

Đất đai quyết định năng suất và sản lượng của sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất nông nghiệp. Lợi nhuận thu được từ sử dụng đất đai (giá trị thặng dư trong sản xuất nông nghiệp) được gọi là địa tô. Phải hiểu địa tô là lợi nhuận thu được sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế ruộng đất đối với nhà nước. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ruộng đất, khái niệm địa tô và thuế

không thực hiện rạch ròi, nếu đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì trong thuế đã bao gồm một phần địa tô [44].

Trong tác phẩm tư bản, Mác đã để một nội dung khá lớn để phân tích địa tô.

Theo Mác, có 2 loại địa tô: Địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.

Địa tô chênh lệch là những lợi nhuận không có nguồn gốc do tư bản sinh ra trong qua trình sản xuất, mà do sử dụng điều kiện thuận lợi của đất đai và tài nguyên thiên nhiên sinh ra hoặc do điều kiện thuận lợi của đất đai và tài nguyên thiên nhiên sinh ra hoặc do điều kiện thuận lợi trong cách thức lao động của con người sinh ra. Địa tô này là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất cá biệt của một tư bản cá biệt sử dụng lực lượng tự nhiên bị độc chiếm và giá cả sản xuất chung của tư bản bỏ vào lĩnh vực sản xuất đó. Có 2 loại địa tô chênh lệch gọi là địa tô chênh lệch 1 do ưu thế của điều kiện tự nhiên của đất đai mang lại, và địa tô chênh lệch 2 do con người đầu tư vào đất đai thông qua phân bón, thủy lợi, thâm canh,... mang lại [44].

Một chế độ công bằng trong sử dụng đất nông nghiệp phải xác định: Địa tô chênh lệch 1. Tuy nhiên việc tính toán cụ thể từng loại địa tô chênh lệch như trên thực không đơn giản.

Địa tô tuyệt đối được hình thành do người sử dụng đất phải nộp một phần địa tô cho chủ sử dụng đất để được đầu tư sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, Tư bản đầu tư sản xuất nông nghiệp phải nộp địa tô đó được gọi là địa tô tuyệt đối. Như vậy, địa tô tuyệt đối được hình thành do chế độ sở hữu tư nhân về đất đai mà có. Địa tô tuyệt đối sẽ được xóa bỏ nếu không còn chế độ độc quyền sở hữu về đất đai [44].

Đã từ hàng nghìn năm nay, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội phong kiến, cung cấp lương thực nuôi sống loài người và phát triển mang lại lợi nhuận. Nguồn gốc của năng suất và sản xuất nông nghiệp là do lao động tác động vào đất đai. Đất đai được con người đầu tư tốt sẽ cho sản lượng nông nghiệp cao, con người không đầu tư cho đất đai thì khả năng sinh lợi của sản xuất nông nghiệp sẽ bị cạn kiệt dần. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là điểm tựa để chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Việc phát minh ra máy móc cơ khí đã tạo điều kiện hình thành kinh tế nông nghiệp, tạo khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn kinh tế nông nghiệp. Nói như vậy, không có nghĩa là kinh tế nông nghiệp mất đi, mà kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng giá trị nhưng giảm tỷ trọng trong toàn bộ nền kinh tế.

Khi kinh tế nông nghiệp càng phát triển thì tỷ trọng công nghiệp càng cao và thu hút lao động càng lớn. Lúc này cần ưu tiên những địa bàn đất đai phù hợp để phát triển các khu công nghiệp và đô thị, đất nông nghiệp vẫn còn nhiều so với lực lượng lao động nông nghiệp còn lại [44].

Như vậy công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu tất yếu, mỗi lao động nông nghiệp phải phụ trách canh tác trên một diện tích lớn hơn nhiều lần trước đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022