Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 21



Vùng ven biển - đầm phá


Quảng Công


- Là khu vực tiếp giáp với biển. Chủ yếu là đồi cát trắng (+10m) so với mực nước biển.

- Được qui hoạch rừng phòng hộ và cây hàng năm.

- Hoạt đông khai thác, xây dựng khu du lịch diễn ra mạnh mẽ.

Trồng cây thích ứng với khô hạn, xâm nhập mặn.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển


Quảng Ngạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 21

(Nguồn: Tổng hợp, phân tích số liệu điều tra năm 2020)

Qua bảng 3.31 về đề xuất các giải pháp ứng phó với ngập lụt và hạn hán theo từng cụm xã của huyện Quảng Điền cho thấy:

Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ: Trồng cây thích ứng với hạn hán tích hợp các vụ lúa mang tính trọng điểm không manh mún nhỏ lẽ nhằm ứng phó với biến đổi khi hậu, hạn hán trên các xã: Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thọ, thị trấn Sịa, Quảng Vinh và Quảng Phú. Sản xuất rau an toàn, luân canh cây trồng trên đất màu, luân canh cây trồng trên đất trồng lúa đối với các cây trồng có giá trị cao như mía ở Quảng Phú, rau má ở Quảng Thọ và nhiều loại cây có giá trị , thu nhập cao khác.

Vùng cát đồng nội: Là vùng đồi cát chiếm ưu thế, việc phát triển trồng rừng kinh tế phủ xanh đất các đồi trọc, xen chăn nuôi lợn, gà, cá...Ưu tiên phát triển các mô hình trang trại quy mô lớn phát triển mạng lưới điện, cơ sở hạ tần phục vụ cho chăn nuôi sản xuất.

Vùng ven biển - đầm phá: Mở rộng các khu rừng sinh thái, rừng ngập phòng hộ kết hợp với du lịch sinh thái, đầu từ về thủy sản phát triển nâng cao kĩ thuật đối với các loại cần có kĩ thuật cao. Nuôi tôm sú xen ghép với các loại cua, cá dìa, cá kình, cá đối, cá rô phi...và nuôi cá lồng (cá mú, cá vẩu) để nâng cao tối đa giá trị thủy sản. Cải tạo đất hàng năm xen canh cây thích ứng hạn.


1. KẾT LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện Luận án, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận sau:

1) Hiện trạng và biến động sử dụng đất ở huyện Quảng Điền cho thấy trong giai đoạn 2015 - 2019, diện tích nông nghiệp của huyện biến động giảm 124,79 ha chủ yếu ở các xã Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, xã Quảng An. Đã xác định được các nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện thì yếu tố biến đổi khí hậu, cụ thể là ngập lụt và hạn hán cũng có những tác động đáng kể đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền và yếu tố này ảnh hưởng ở mức độ thứ 3 trong nhóm 5 các yếu tố ảnh hưởng ở khu vực nghiên cứu.

2) Thành lập được bản đồ phân vùng ngập lụt từ dữ liệu ảnh viễn thám vào các đợt lụt diễn ra vào năm 2017 và năm 2019 ở huyện Quảng Điền. Đợt ngập lụt năm 2017 đã làm ngập 771,74 ha, chiếm 11,92% tổng diện tích đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền. Đợt ngập lụt năm 2019, toàn bộ diện tích bị ảnh hưởng tăng lên 15,61% (tương đương 993,06 ha) tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Mỗi đợt ngập lụt, hơn 80% diện tích bị ngập là đất trồng lúa, 10% là diện tích đất trồng cây hàng năm khác, 2,64% là diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Đã xây dựng được bản đồ phân vùng hạn hán dựa vào chỉ số SPI với các mức hạn nhẹ, trung bình và nặng. Hạn hán năm 2015 khiến khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp của huyện bị hạn. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp bị hạn chủ yếu ở mức trung bình chiếm 24,21%, tiếp đến diện tích bị hạn nặng chiếm 12,93% và hạn nhẹ chiếm tỷ lệ thấp hơn là 11,12%. Từ kết quả chạy SPI vụ Hè Thu lượng mưa thấp, từ tháng 5 đến tháng 8 thì tháng 6 được đánh giá là tháng hạn nhất trong vụ Hè Thu. Kết quả dự báo ngập lụt đến năm 2030 theo kịch bản nước biển dâng sẽ tăng 13 cm. Diện tích đất trồng lúa sẽ bị ngập nhiều nhất, tiếp đến là đất trồng cây hàng năm khác và đất nuôi trồng thủy sản. Các xã có diện tích đất nông nghiệp bị ngập nhiều trong huyện là các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thành và Quảng Thọ. Kết quả dự báo diện tích đất nông nghiệp bị hạn trong vụ Hè Thu đến năm 2035 theo kịch bản RCP 4.5, hạn nặng sẽ xuất hiện trên một phần rất lớn diện tích đất lâm nghiệp, tiếp đến là đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng lúa. Các xã có diện tích đất nông nghiệp bị hạn hán nặng là ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Công và Quảng Ngạn.

3) Từ các kết quả nghiên cứu, đã đề xuất được các nhóm giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thích ứng với ngập lụt và hạn hán cho địa bàn nghiên cứu. Với các giải pháp này, UBND huyện Quảng Điền và UBND các xã trên địa bàn huyện sẽ có cơ sở để sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra.

2. KIẾN NGHỊ

1) Bản đồ ngập lụt được xây dựng trong Luận án này chủ yếu phụ thuộc vào việc phân tích dữ liệu DEM và hiệu chỉnh từ các điểm đo độ cao. Trong thực tế, vùng có đê bao ngăn lũ chưa được xem xét trong nghiên cứu. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo là cần xây dựng thêm bản đồ đê bao để phục vụ các nghiên cứu trong tương lai về ngập lụt.

2) Kết quả nghiên cứu chỉ có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về hạn hán, phương pháp phân mức hạn dựa trên tổng hợp tài liệu kế thừa nghiên cứu trong và ngoài nước, chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá hạn hán dựa vào các yếu tố tự nhiên, song hạn hán còn phụ thuộc rất nhiều vào tác động của con người. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm các yếu tố gây ra hạn hán khác liên quan đến tác động của con người gây ra trong hướng nghiên cứu sắp tới.

3) Kết quả nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đánh giá tác động của hạn hán trong vụ Hè Thu và một số loại hình sử dụng nông nghiệp; trong tương lai cần nghiên cứu thêm xác định các yếu tố tác động trên canh tác vụ Đông Xuân và các loại hiện trạng cây trồng khác.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyen Bich Ngoc, Nguyen Huu Ngu, Tran Thanh Duc, Nguyen Van Phuc Thinh, Assessing the impact of drought on agricultural land use by integrating remote sensing technology and meteorological data: a case study in Quang Dien district, Thua Thien Hue province, Vietnam, Proceeding international conference GIS-IDEAS, ISBN: 978-604-965-115-1, JVGC Technical document No.9, 2018.

2. Nguyen Bich Ngoc, Nguyen Huu Ngu, Tran Thanh Duc, Assessment of impact of drought and people’s adaptation in agricultural production in the coastal sandy area of thua thien hue province: a case study in Quang Loi commune, Quang Dien district, Thua Thien Hue province, Vietnam, Proceedings of international scientific conference-Towards sustainable development climate change response for sustainability and security, Hanoi forum 2018, pp.13-22.

3. Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Hữu Ngữ, Trần Thanh Đức, Nguyễn Văn Phúc Thịnh, Dự báo ảnh hưởng của lũ lụt đến sử dụng đất nông nghiệp theo kịch bản nước biển dâng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2019, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Tập 128, Số 3C, tr. 51-63.

4. Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Hữu Ngữ, Trần Thanh Đức, Hồ Việt Hoàng, Nghiên cứu các yếu tố tác động đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2020, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Tập 129, Số 3D, tr. 20-31.



Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo thống kê đất đai năm 2018, Hà Nội.

2. Vũ Thị Bình (2007), "Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở một số địa phương", Tạp chí khoa học kinh tế Nông nghiệp. V(1), tr. 49-54.

3. Nguyễn Đình Bồng (1995), Báo cáo đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của đất trống, đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại thích hợp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2014 – 2015 và hè thu, mùa năm 2015 khu vực Trung Bộ, Tây nguyên và Nam Bộ, Báo cáo số 2920/BC-BNN-TCTL ngày 10/4/2015, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Dự án nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, NXB Hà Nội.

6. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (2000), Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 1999, NXB Hà Nội .

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, NXB. Tài nguyên Môi trường và BĐ Việt Nam.

8. Chính phủ Việt Nam (2020), Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg quy định mức nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/03/2020.

9. Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Phạm Gia Tùng, Trần Thị Phượng và Dương Quốc Nõn (2015), "Nghiên cứu tình hình hạn hán đất trồng lúa vụ hè thu bằng công nghệ viễn thám và GIS tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", Hue University Journal of Science (HU JOS), số 103(4).

10. Lê Quang Cảnh, Lê Văn Thăng, Nguyễn Huy Anh (2012), Viện tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế, "Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối với diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên", Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 74B, số 5, 17-24.

11. Phạm Khánh Chi, Thế hệ vệ tinh Landsat mới - LDCM hay Landsat 8, 2013

12. Nguyễn Lập Dân, Nguyễn Thị Thảo Hương và Vũ Thị Thu Lan (2007), Lũ lụt miền Trung, nguyên nhân và các giải pháp phòng tránh, Nxb. Khoa học-Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 264.

13. Nguyễn Lập Dân (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Viện địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.16

14. Lê Thị Giang (2012), Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

15. Vũ Thanh Hằng và Trần Thị Thu Hà (2013), "So sánh một vài chỉ số hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam", Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 29, tr. 51-57.

16. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

17. Đào Xuân Học (2001), Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh Duyên hải miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Trường Đại học Thủy lợi, Đề tài cấp Nhà nước năm 1999.

18. Nguyễn Quang Học (2015), "Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên", Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn. số 10/2015.

19. Trần Như Hối (2011), Một số trận lũ điển hình và phân vùng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, Tuyển tập KHCN 50 năm xây dựng và phát triển.

20. Ngô Thị Thanh Hương (2011), Dự tính sự biến đổi của hạn hán ở Việt Nam từ sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

21. Hùynh Thị Thu Hương (2016), “Sử dụng ảnh viễn thám MODIS theo dõi ảnh hưởng của khô hạn và ngập lũ đến cơ cấu mùa vụ lúa dưới tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” , Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ, 2016

22. Trần Hùng và Phạm Quang Lợi, Tài liệu hướng dẫn thực hành: Xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám với phần mềm ENVI, Công ty TNHH Tư vấn GeoViệt, 2008

23. Nguyễn Quang Kim và cộng tác viên (2005), Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.08.22.

24. Nguyễn Ngọc Lung (2006), Tổng quan về phòng chống sa mạc hoá, hoang mạc hóa tại Việt Nam, Tài liệu tập huấn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

25. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trương Đỗ Minh Phượng, Trần An (2017), Đánh giá tác động của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên chỉ số khô hạn trích xuất từ ảnh viễn thám, tạp chí khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vol. 126 No. 3D

26. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

27. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hóa, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Nguyễn Đức Ngữ (2013), "Biến đổi khí hậu và nguy cơ sa mạc hóa ở Việt Nam", Hội thảo Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trong bối cảnh BĐKH. Hội khoa học Đất Việt Nam.

29. Nguyễn Hữu Ngữ và Dương Quốc Nõn (2014), "Nghiên cứu xây dựng bản đồ rủi ro hạn hán phục vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 20/2014, tr. 67-73.

30. Nguyễn Hữu Ngữ, Dương Quốc Nõn và Phan Thị Phương Nhi (2015), "Sử dụng chỉ số chuẩn hóa giáng thủy đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất lúa vụ Hè Thu tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tr. Tập: 112, Số: 13, Trang: 173-184.

31. Phan Thanh Nhàn và Võ Quang Minh (2011), "Theo dõi diễn biến lũ lưu vực sông Mekong làm cơ sở dự báo lũ ở ĐBSCL sử dụng ảnh viễn thám MODIS", Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc năm 2011, tr. 302-309.

32. Nguyễn Ty Niên (2012), "Nhìn lại thiên tai miền Trung sau hơn mười năm lũ lịch sử 1999", Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam.

33. Mai Hạnh Nguyên, Trần Văn Huy, Võ Tử Can (2016), "Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm ArcGIS trong dự tính diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng do nước biển dâng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ", Tạp chí Khoa học đất Việt Nam, số 46, tr,142-145.

34. Trần Thị Phượng và các cộng sự (2015), "Ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6/2015, tr. 37-45.

35. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Hà Nội.

36. Lê Sâm và Nguyễn Đình Vượng (2008), "Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tần suất khô hạn năm ở Ninh Thuận", Tuyển tập kết quả khoa học công nghệ, tr. 187.

37. Nguyễn Hoàng Sơn (2014), “Đánh giá vai trò của các hình thế thời tiết gây mưa lũ ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế - giai đoạn 1976 – 2013”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế, số 61/2014, tr34-43.

38. Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo" Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ ".

39. Phan Văn Tân (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước, KC08.13/06-10.

40. Nguyễn Văn Thắng (2015), Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng, Báo các tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước.

41. Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự. (2014), "Diễn biến hạn hán khu vực Bắc Trung Bộ thời kì 1961-2010", Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 3/2014.

42. Nguyễn Khắc Thời (2014). Giáo trình viễn thám. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

43. Phạm Vọng Thành và Nguyễn Trường Xuân (2001), Giáo trình công nghệ GIS và viễn thám, NXB Xây dựng Hà Nội.

44. Quang Trí (2005), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Cần Thơ.

45. Trương Đức Trí và Ngô Thị Thanh Hương (2013), "Nghiên cứu về sự biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ thời kỳ 1961-2012", Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội T29 (2S), tr. 214-222.

46. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2008), Nghiên cứu tình hình lũ quét ở lưu vực sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế, số 03 (07)/2008, tr30-39.

47. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Đăng Độ (2009), Phân tích những tác động của nhân tố địa chất - địa mạo đến sự hình thành lũ lụt trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế, số 02(10)/2009, tr20-30.

48. Phạm Thị Trang và cộng sự (2013), Nghiên cứu các tai biến tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng tránh, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ nhất Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2013: tr. 240-245.

49. Nguyễn Văn Thắng và cộng tác viên (2007), Sử dụng chỉ số chuẩn hóa giáng thủy để dự báo hạn khí tượng, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

50. Lê Trung Tuân (2009), Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung, Đề tài cấp Nhà nước năm 2007, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

51. Trần Thị Kim Thu (2016), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

52. UBND huyện Quảng Điền (2019), Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Quảng Điền các năm 2005, 2010, 2015 và 2019.

53. UBND huyện Quảng Điền (2019). Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2013-2019.

54. UBND huyện Quảng Điền (2019). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu KT-XH, QP-AN năm 2019 của huyện Quảng Điền.

55. UBND huyện Quảng Điền (2012), Báo cáo thuyết minh phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Điền giai đoạn 2011-2020.

56. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí