Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Dó Bầu Một Số Khu Vực Điển Hình Của Việt Nam


và đến rất dày, độ dốc từ 5 - 25 độ hoặc hơn. Những nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 21-27,60C, lượng mưa trung bình năm tờ 1.444 - 3.850mm. Có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài với các loài cây lá rộng thường xanh như Trám trắng, Sồi phảng, Dẻ, Xoan đào, Xoan ta,…cây con trong giai đoạn vườn ươm thích hợp với chế độ che sáng 50%, sau 6 tháng có thể giảm dần xuống 25% và trước khi xuất vườn từ 1 - 2 tháng có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây. Để tạo cây con có thể sử dụng hỗn hợp ruột bầu như sau: 90% đất tầng A + 8% phân chuồng hoai + 2% phân vi sinh hữu cơ hoặc 90% đất tầng A + 8% phân chuồng hoai + 2% NPK tổng hợp (tỷ lệ 5:10:3). Nghiên cứu đặc điểm sinh tưởng của Dó bầu 5, 8 và 12 năm tuổi, trồng ở bốn vùng sinh thái khác nhau: Hà Tĩnh (Bắc Trung Bộ); Quảng Nam (Nam Trung Bộ); Bình Phước (Đông Nam Bộ) và An Giang (Tây Nam Bộ), Nguyễn Huy Sơn (2011) đã xác định: “Khả năng sinh trưởng kém nhất ở cả 3 cấp tuổi (từ 5-12 năm tuổi) là trồng ở Hà Tĩnh, khả năng sinh trưởng của cây trồng kém có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính có thể lý giải rằng do khu vực Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc có mùa đông kéo dài đã làm cho cây trồng sinh trưởng rất chậm trong mùa đông, thậm chí ngừng sinh trưởng. Ngược lại, ở khu vực từ Nam Trung bộ trở vào chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm, không có mùa đông lạnh, có thể sinh trưởng quanh năm nên khả năng sinh trưởng lớn hơn. Đặc biệt, cây Dó trầm trồng ở Bình Phước có khả năng sinh trưởng tốt nhất ở cả 3 cấp tuổi. Xếp thứ trung gian là ở Quảng Nam và An Giang“.


Bảng 1.1. Đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu một số khu vực điển hình của Việt Nam


Số tt

Tỉnh (vùng Sinh thái)

D1.3

(cm)


Vd (%)


H (m)

Vh (%)

Hdc (m)

Vhdc (%)

Rừng trồng 5 tuổi

1

Hà Tĩnh (BTB)

4,97

48,15

3,78

25,14

1,06

43,55

2

Quảng Nam (NTB)

8,09

16,97

5,37

16,62

1,43

39,90

3

Bình Phước (ĐNB)

10,20

23,97

6,85

10,11

1,89

26,44

4

An Giang (TNB)

7,71

24,21

5,16

14,38

1,23

48,14

Rừng trồng 8 tuổi

1

Hà Tĩnh (BTB)

8,93

28,74

5,28

16,89

1,73

25,56

2

Quảng Nam (NTB)

9,91

22,90

6,63

16,45

2,11

32,61

3

Bình Phước (ĐNB)

18,15

19,49

8,84

12,33

3,36

28,47

4

An Giang (TNB)

12,29

16,91

7,48

13,96

2,33

27,77

Rừng trồng 12 tuổi

1

Hà Tĩnh (BTB)

11,92

31,34

6,38

19,82

2,01

32,68

2

Quảng Nam (NTB)

17,61

21,25

8,58

18,90

2,45

29,50

3

Bình Phước (ĐNB)

24,88

23,70

13,59

10,87

4,57

26,90

4

An Giang (TNB)

17,11

19,02

7,43

18,93

2,97

32,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu Aquilaria crassna - 3

(Nguồn: Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành (2009, 2011)

Số liệu thống kê trong bảng 1.1 cho thấy cùng ở một cấp tuổi, nhưng khả năng sinh trưởng của cây Dó trồng ở các vùng sinh thái khác nhau khá rõ rệt (Ft>F05). Khả năng sinh trưởng kém nhất ở cả 3 cấp tuổi (từ 5-12 năm tuổi) là rừng trồng ở Hà Tĩnh, có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính theo Nguyễn Huy Sơn là do khu vực Bắc Trung bộ chịu ảnh


hưởng của khí hậu miền Bắc có mùa đông kéo dài đã làm cho cây trồng sinh trưởng rất chậm trong mùa đông, thậm chí ngừng sinh trưởng. Ngược lại, ở khu vực từ Nam Trung bộ trở vào chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm, không có mùa đông lạnh, có thể sinh trưởng quanh năm nên khả năng sinh trưởng lớn hơn. Ngoài yếu tố khí hậu, đất đai cũng là yếu ảnh hưởng rất rõ đến khả năng sinh trưởng của chúng, tuy nhiên các tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu về đất đai.

1.2 Cây Dó bầu ở Tiên Phước tỉnh Quảng Nam

1.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên xã hội huyện Tiên Phước

Tiên Phước là một huyện trung du phía tây của tỉnh Quảng Nam. Về hành chính, huyện gồm 15 xã và thị trấn. Phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Hiệp Đức. Diện tích tự nhiên của Tiên Phước là 45.322 ha (2001). Thị trấn Tiên Kỳ nằm ở vị trí trung tâm của huyện nằm trên tỉnh lộ ĐT 616, là cầu nối giữa thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ và huyện Bắc Trà My. Toạ độ địa lý được giới hạn bởi vĩ tuyến 150 20’ đến 150 36’ vĩ độ Bắc và kinh tuyến từ 1080 4’ 46” đến 1080 27’ 56” kinh đông.

Dân số Tiên Phước 75.001 người (16.258 hộ), phân bố trên địa bàn 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 124 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số (KOR) sống ở 02 xã Tiên An, Tiên Lập. Mật độ dân số bình quân 165 người/km2, phân bố không đồng đều. Tốc độ tăng dân số 1,5%, thấp hơn mức bình quân của tỉnh. Tổng số lao động toàn huyện 34.030 người, chiếm 45% dân số, cơ cấu lao động tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 85% số hộ, tiểu thủ công nghiệp 8,5%, dịch vụ 4,7% và các ngành quản lý 1,8%.

Tiên Phước có 02 con sông chính là sông Tranh và sông Tiên. Ngoài ra còn có một số sông, suối nhỏ như: sông Yên, sông Tam, sông Ta Nao, sông Ta Cao, sông Hương Quế... Sông Tranh dài 23 km chảy qua xã Tiên Lãnh, nguồn


nước của sông này được sử dụng xây dựng các công trình thuỷ điện quy mô lớn. Sông Tiên dài 43 km chảy qua các xã Tiên Lộc, Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ, Tiên Châu, Tiên Cẩm. Sông Tiên có nhiều tên gọi: từ địa phận Tam Kỳ chạy vào đầu Tiên Lộc gọi là sông Bông Miêu. Từ đầu Tiên Lộc đến đầu Tiên Kỳ gọi là sông Tiên. Từ đầu Tiên Kỳ đến cuối Tiên Hà gọi là sông Khang. Từ cuối Tiên Hà chạy qua địa phận Hiệp Đức gọi là sông Chang.

Địa hình huyện Tiên Phước có đặc trưng phức tạp, đa dạng, ruộng đồng phân tán, nhỏ hẹp, có thể chia thành 03 vùng. Vùng núi cao nằm chủ yếu về phía Tây và Tây Nam của huyện thuộc lãnh thổ các xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh. Độ cao đổ từ Tây Nam sang Đông Bắc thấp dần, độ cao trung bình từ + 200 m đến + 500 m với các đỉnh cao như: Hòn Che (+ 1.000 m), núi Hà Nội (+1.003 m), Da Cao (+ 670 m) thuộc xã Tiên Lãnh, núi Bằng Lim (+ 683

m) thuộc xã Tiên Ngọc. Vùng đồi gò chuyển tiếp giữa địa hình núi cao với địa hình bậc thang, có độ cao trung bình từ + 100 m đến + 180 m, phần lớn là đồi hình bát úp, đỉnh nhọn nhấp nhô lượn sóng. Vùng bậc thang, do cấu tạo phức tạp của địa hình núi cao và đồi gò nên hình thành những vùng đất bậc thang nối tiếp phân tán nhỏ hẹp từ Tây sang Đông Bắc.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 45.322 ha. Trong đó đất nông nghiệp 7.515 ha, đất lâm nghiệp 22.925 ha (bao gồm đất rừng sản xuất 18.760 ha, đất rừng phòng hộ 4.164 ha), đất xây dựng và thổ cư 926 ha, đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp 10.230 ha. Do những đặc thù riêng về địa hình và tính chất đất đai mà vùng Tiên Phước có tỷ lệ đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm hơn 50% đất tự nhiên.

1.2.2. Trồng Dó bầu ở huyện Tiên Phước

Đối với tỉnh Quảng Nam, có thể nói huyện Tiên Phước là huyện trọng điểm trong việc trồng Dó bầu;

Huyện miền núi Tiên Phước xưa nay được xem là lãnh địa vàng của cây


Hồ tiêu Quảng Nam. Nhưng kể từ khi cây Dó bầu lên cơn sốt thì tiêu bị mất địa vị độc tôn. Những cây Dó trong vườn từ lâu chỉ được xem như những cây rừng bình thường khác bỗng trở thành cây có giá trị rất cao và được săn lùng khắp nơi.

Năm 1990, anh Nguyễn Huy Hoàng ở thôn 5 xã Tiên Mỹ, là người đầu tiên tạo ra một cơn “địa chấn” mở đường thoát nghèo và cứu cây Dó khỏi nguy cơ bị tuyệt diệt. Anh bỏ ra 1,6 triệu đồng mua 20 cây Dó bầu ở vườn nhà dân trong huyện, khoan và đưa chất xúc tác vào nuôi cấy trầm. 4 năm sau (1996), 2 cây Dó bầu từ năm 1992 tại thôn 2 xã Tiên Lập đã cho anh 30 kg trầm loại 6, loại 5 và 1 kg trầm loại 4, bán được 5,5 triệu đồng.

Từ đó người dân ở đây đổ xô đi tìm cây Dó bầu về trồng, trong khi số lượng cây con trên rừng ngày càng kiệt, các hộ dân lại nhặt quả về gieo ươm và thế là những vườn ươm đua nhau ra đời.

Vì đây là loài cây lớn nhanh, thích hợp với loại đất đai, địa hình và thời tiết khắc nghiệt, chỉ sau vài năm đã có thể cao đến 6m, đường kính 15-20cm.

Cho đến nay theo thống kê chưa đầy đủ thì huyện Tiên Phước đã trồng gần 1 triệu cây từ 1-10 năm tuổi, chưa kể hàng triệu cây con khác sẵn sàng xuất vườn. Số lượng cây con tăng dần, cụ thể:

Trong năm 1997 - 2000: Mỗi năm người dân chỉ tạo khoảng vài ngàn cây, chủ yếu là bứng từ rừng tự nhiên về trồng phân tán ở những vùng đất trống, vườn nhà.

Nhưng từ năm 2001 - 2002: Số lượng của cây Dó được tăng lên đáng kể. Có khoảng 5 vườn ươm (tập trung ở các xã Tiên Cảnh, Tiên Mỹ, Tiên Kỳ), mỗi vườn tạo khoảng 20-30 ngàn cây; cây con tạo được mỗi năm trồng tại huyện khoảng 50 ngàn cây, số còn lại bán ra ngoài tỉnh. Ngay trong vụ trồng rừng năm 2001 cây vừa ươm đã bán sạch; riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả làng trồng Dó con.

Năm 2003 - 2007: Trên toàn huyện có khoảng vài chục vườn ươm, đa


số các vườn ươm này tự gieo tại các hộ gia đình. Số lượng cây con trong những năm này tăng lên đáng kể, trung bình gieo ươm mỗi năm khoảng vài triệu cây.

1.3. Tổng quan về đất trồng

1.3.1. Đặc điểm cơ bản của đất

1.3.1.1. Đặc điểm hình thái

Dựa vào đặc điểm hình thái có thể phân biệt đất với đá, đất này với đất khác và có thể biết được chiều hướng và cường độ quá trình hình thành đất. Những đặc điểm hình thái học đất bao gồm:

*Phẫu diện đất (trắc diện đất)

Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ. Các loại đất khác nhau có độ dày và đặc trưng phẫu diện khác nhau. Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài phản ánh quá trình hình thành, phát triển và tính chất của đất.

Phẫu diện đất được chia thành các tầng phát sinh khác nhau theo đặc trưng của chúng.

Khi quan sát một mặt cắt thẳng của bất kỳ loại đất nào trong tự nhiên, ta cũng có thể thấy sự hiện diện của nhiều hay ít các lớp đất có thể phân biệt được với nhau, một mặt cắt bao gồm nhiều lớp đất đó gọi là một phẫu diên đất (trắc diện đất).

Vậy phẫu diện đất là một tiết diện thẳng đứng trong đất gồm có những lớp (layer) hay tầng liên tiếp nhau. Một phẫu diện đầy đủ thường được chia thành các lớp chính từ trên xuống dưới như sau:

Lớp đất mặt/ hay tầng mặt (top soil): thường được ký hiệu là tầng A, thường chứa nhiều chất hữu cơ, các rễ cây, vi khuẩn, nấm, các động vật nhỏ (trùng, dế, …) và có màu tối do sự tập trung chất hữu cơ. Đất tơi xốp, thoáng khí. Rễ cây phát triển chủ yếu trong tầng đất này, nhất là những cây có bộ rễ


cạn. Khi được cày và canh tác, lớp này được gọi là tầng canh tác.

Lớp đất bên dưới (sub soil): thường được ký hiệu là tầng B, thường cứng hơn tầng mặt, chứa nhiều sét và ít chất hữu cơ hơn. Ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lớp này thường chia làm hai: (a) tầng chuyển tiếp nằm phía trên,

bị rửa trôi các muối khoáng và tập trung ít chất hữu cơ, và (b) tầng tích tụ nằm phía bên dưới, có sự tập trung các oxid sắt và nhôm, sét,… nên đất khá cứng rắn.

Lớp mẫu chất/ hay đá mẹ đã bị phân hóa phần nào, được ký hiệu là tầng C.

Lớp đá mẹ (bed rock): Cứng, chưa phân hóa, được ký hiệu là tầng D.

Hình 1.1. Sơ đồ phẫu diện đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009)


* Thành phần của đất

Đất là một vật xốp, bao gồm 3 thành phần (hay còn gọi là pha): rắn, lỏng và khí. Các thành phần rắn được kết dính lại với nhau hình thành các hạt, keo đất. Giữa chúng là các lỗ hổng (còn gọi là các tế khổng - spore) chứa không khí và nước.

Thành phần rắn - bao gồm tất cả các vật liệu vô cơ (khoáng sét) và hữu cơ (mùn). Thành phần này thường chiếm 50% thể tích đất.

Thành phần lỏng - bao gồm nước trong đất hoặc dung dịch đất, trong một môi trường lý tưởng, thành phần nước sẽ chiếm 25% thể tích.

Thành phần hơi/khí - phần không khí trong đất sẽ chiếm khoảng 25% thể tích còn lại, bao gồm tất cả các loại khí chủ yếu như cacbonic (CO2), oxygen và nitơ (N2), trong các đất bùn có thêm khí metan và H2S (hyđro sulfit). Không khí trong đất chứa nhiều CO2 (do sự phân giải các chất hữu cơ, sự hô hấp của rễ cây thải ra) và ít O2.

* Sa cấu đất (soil texture)

Còn được gọi là thành phần cơ giới đất (hay chính là các thành phần các vật thể rắn vô cơ), sa cấu đất đề cập đến các tỷ lệ khác nhau của ba loại hạt: cát, thịt và sét trong một loại đất nào đó. Thành phần hạt sẽ xác định kích thước và số lượng các lỗ hổng giữa các hạt, mà sẽ là nơi được nước hoặc không khí chiếm giữ.

Đất cát có tỷ lệ lỗ hổng vào khoảng 25%, trong khi ở đất sét khoảng 60%.

Trung bình đất canh tác có tỷ lệ # 35 - 45 %, đất tốt như nâu đỏ đạt đến 65%.

Các hạt được phân định dựa theo đường kính (D) hạt như sau:

Cát: 0.2 mm > D > 0.02mm

Thịt: 0.02mm > D > 0.002mm

Sét: 0.002 mm > D

*Cơ cấu đất (soil structure)

Cơ cấu đất (cấu trúc đất) đề cập đến sự sắp xếp hoặc tập hợp các loại

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023