Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu Aquilaria crassna - 2

Bảng 3.14. Đặc điểm của đất trồng có trầm hương chất lượng khác nhau 59

Bảng 3.15. Kết quả đo vùng gỗ biến màu sau sáu tháng của cây thí nghiệm số 07 tại khu vực Khối 19, thị trấn Hương Khê 61

Bảng 3.16. Kết quả phân tích mẫu gỗ công thức thí nghiệm với nấm Fusarium sau 12 tháng 63

Bảng 3.17. Đặc điểm của đất, cây thí nghiệm tiếp chế phẩm sinh học và kích thước vùng gỗ chuyển màu 64

Bảng 3.18. Lượng phốt pho trong đất và kích thước vùng gỗ biến màu sau 12 tháng tiếp chế phẩm 65

Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm tương quan giữa Phốt pho với kích thước vùng gỗ chuyển màu xung quanh lỗ khoan tiếp chế phẩm sau 12 tháng 66

Bảng 3.20. Kết quả xác định hàm tương quan giữa Ni tơ với kích thước vùng gỗ chuyển màu xung quanh lỗ khoan tiếp chế phẩm sau 12 tháng 68


DANH MỤC HÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hình 1.1. Sơ đồ phẫu diện đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009) 13

Hình 1.2. Các dạng cấu trúc (cơ cấu) đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009) 16

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu Aquilaria crassna - 2

Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu 30

Hình 2.2. Chọn vị trí lấy mẫu đất trong ô tiêu chuẩn 33

Hình 2.3. Lấy mẫu đất của cây thí nghiệm 34

Hình 3.1: So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba xã trong 40

khu vực nghiên cứu 40

Hình 3.2. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba ô tiêu chuẩn thuộc xã Tiên Hiệp 44

Hình 3.3. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba ô tiêu chuẩn thuộc xã Tiên Cảnh 46

Hình 3.4. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba ô tiêu chuẩn thuộc thị trấn Tiên Kỳ 48

Hình 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm tới quá trình hình thành trầm hương thông qua kích thước vùng gỗ biến màu sau sáu tháng thí nghiệm 62


ĐẶT VẤN ĐỀ


Trầm hương là phần gỗ thơm ở cây dó mọc trên rừng tự nhiên ở nhiều nước như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Ấn độ, Trung Quốc..... Đây là hương liệu và dược liệu rất quý, có giá trị kinh tế cao. Là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu. Một số loài dó trong quá trình sinh trưởng, do những tác động bên ngoài, gây ra những “tổn thương hoặc nhiễm bệnh” lâu ngày cây tích tụ chất dầu, lan dần ra, làm biễn đổi các phần tử gỗ, tạo nhiều màu sắc, nhiều tính chất, mùi vị, nhiều hình dáng ở nhiều vị trí trong cây dó.

Theo nhiều thông tin trầm hương và tinh dầu trầm có nhiều tác dụng: trong y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa trị các chứng đau ngực, hen suyễn, khó thở, cảm hàn, đau bụng,...; trong công nghiệp mỹ phẩm dùng làm chất định hướng, chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp,...; trong văn hóa cổ truyền dùng làm hương nhang và nến đốt trong các dịp lễ tết.

Về cơ chế hình thành trầm hương nhiều tác giả cho rằng có liên quan đến quá trình cây bị tổn thương, sau đó cây bị nhiễm bệnh bởi vật gây bệnh chính là một số loài vi sinh vật, chủ yếu là nấm; Để tự vệ cây sản sinh ra nhiều loại chất chuyển hóa khiến gỗ bị chuyển màu, có hương vị đặc trưng. Quá trình cây bị tổn thương, nhiễm bệnh có thể là một quá trình tự nhiên, xảy ra một cách “ngẫu nhiên” khi cây bị tổn thương cơ giới do gió bão, sét, bị sâu hại đục khoét, vi sinh vật xâm nhiễm và cũng có thể là một quá trình nhân tạo khi con người chủ ý tạo ra vết thương cho cây và đưa vi sinh vật vào các vết thương này.

Quá trình hình thành trầm hương, số lượng và chất lượng trầm hương được diễn giải là một quá trình phức tạp, kéo dài, chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố bên ngoài bao gồm khí hậu, đất, nước, gió bão..., các sinh vật cư trú trên cây như côn trùng, vi sinh


vật. Các yếu tố bên trong liên quan đến đặc điểm di truyền và sinh trưởng, phát triển của cây.

Chất lượng trầm hương Việt Nam được nhiều nhà khoa học đánh giá rất cao, đặc biệt là trầm hương của cây Dó bầu. Chất lượng này được nhiều người cho là có đặc điểm vùng miền, trong đó yếu tố đất được cho là yếu tố quan trọng.

Hiện nay nguồn cùng với sự mất rừng thì nguồn Trầm hương tự nhiên cũng ngày càng cạn dần. Các loài thuộc chi Aquilaria có khả năng cho Trầm bị khai thác cạn kiệt. Ở Việt Nam những người khai thác Trầm chặt đốn bừa bãi những cây Dó bầu ở bất kỳ độ tuổi nào. Với cách khai thác như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn những cây thuộc họ Dó bầu gần như bị diệt chủng. Trước tình hình đó Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay thuộc Chính Phủ) Đã ban hành Nghị Định số 18-HDBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và có chế độ bảo vệ, đã xếp cây Dó bầu vào danh mục nhóm 1A, tức là được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trước tình trạng này ở nước ta đã có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trồng cây Dó bầu đại trà, nhằm mục đích cải thiện kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo.v.v.... Trong điều kiện đó việc tìm hiểu yếu tố đất có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh trưởng phát triển cũng như quá trình hình thành trầm hương là rất quan trọng

Với mục đích tìm hiểu điều kiện môi trường đất tốt nhất phục vụ cho điều kiện trồng cây Dó bầu nhằm cho ra sản phẩm tốt nhất. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu (Aquilaria crassna)


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về cây Dó bầu

1.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái

Dó bầu còn có các tên gọi khác nhau dựa vào những sản phẩm của chúng như cây Tok, cây Trầm, cây Trầm hương, cây Kỳ nam.v.v… Theo Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi (1991) cây Dó bầu được chính thức đặt tên khoa học và công bố dựa vào những mẫu vật do nhà thực vật học người Pháp là Pierre thu nhập tại đảo Phú Quốc (Việt Nam) và núi Aral tỉnh Samrongtong (Campuchia) vào tháng 5 -1870. Pierre đã dựa vào tên Campuchia là Krasna để đặt cho cây Dó bầu là Aquilaria crassna nhưng đó chỉ là tên trầm chưa có bảng mô tả và việc công bố chưa được hợp thức hoá. Sau đó Henri Lecomte trong bộ sách Thực Vật Chí Đông Dương lần đầu tiên mô tả các loài thuộc chi Aquilaria ở Đông Dương và công bố chính thức trong thực vật học của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ Trầm. Phạm Hoàng Hộ (1992) trong công trình gần đây nhất xác nhận ở Việt Nam, chi Aquilaria thuộc họ Trầm hương có ba loài được định danh là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte: Dó bầu, Trầm; ghi nhận ở Phú Khánh, Bảo Lộc và Phú Quốc.

Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte Dó baillon; ghi nhận ở rừng dầy ẩm Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Aquilaria banaensae Phạm Hoàng: Dó Bà Nà; ghi nhận ở rừng dầy ẩm Quảng Nam, Đà Nẵng.

Các tác giả khác như GS. Lê Văn Ký (1993), các tác giả trong quyển “Cây Gỗ Rừng Việt Nam Tập IV” (1991); “Phân Loại Thực Vật” (Nxb Giáo dục, 1972” và “Danh Mục Thực Vật Tây Nguyên” của đoàn điều tra thực vật (1984) đã ghi nhận cây Dó bầu với tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb.

Tuy nhiên, theo Vũ Văn Chiên (1976) trong “Tóm tắt đặc điểm họ cây thuốc” thì Aquilaria agallocha Roxb chỉ có ở Ấn Độ không có ở Việt Nam, không ghi nhận trong quyển “Thực vật chí Đông Dương” của Henri


Lecomte. Một số công trình nghiên cứu khác như: “Định danh Dược thảo và Dược liệu Đông Y” của đoàn Dược sĩ Việt Nam (xuất bản ở Sài Gòn, 1973” và “Những cây Thuốc vị thuốc Việt Nam” (Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1981) lại cho rằng Aquilaria agallocha Roxb là đồng danh của Aquilaria crassna Pierre.

Theo Vũ Văn Dũng, Nguyễn Quốc Dựng (2007) Dó bầu - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, 1899; tên khác: tên khác: Dó tía, Dó trắng, Dó núi, Dó bầu xanh, Dó bầu trắng, Dó bầu ô, Dó bầu ếch, Trầm dó, Trầm hương, thuộc chi Dó trầm (Aquilaria Lamk.), họ Trầm (Thymeleaceae), bộ Bông (Malvales), có đặc điểm nhận biết như sau:

*Đặc điểm hình thái:.

Mô tả: Cây gỗ lớn, cao 15-30m, thân thẳng, đường kính tới 1m; vỏ nhẵn, dễ tách khỏi phần gỗ bên trong; cành non có vỏ xám, nhiều sợi, có lông, có rãnh dọc; khi già thường nhẵn và có lỗ bì; chồi lá phủ lông vàng nhạt. Lá hình trái xoan đến hình mác, kích thước 8- 9,5cm (-12,5) x 3,6 - 5,5cm, gốc nhọn hay tù; đỉnh nhọn, hơi dai, mặt trên có lông mịn; khi khô nhẵn, màu nâu nhạt hay nâu sáng ở mặt trên và nhẵn hoặc chỉ có ít lông trên các gân ở mặt dưới.; gân cấp hai 15-18 đôi. mảnh, hơi nổi, gần song song, mép lá dày và hơi cuộn lại; gân cấp 3 hình mạng, rất mảnh, hơi rõ, cách nhau và gần thẳng góc với gân chính; cuống lá dài 4-5mm, mảnh, có lông, có đốt ở gốc.

Cụm hoa mọc ở nách các lá phía đầu cành, dạng tán đơn hay kép (1- 2 lần); có lông màu xám; trục cụm hoa dài 0,3-1cm, có lông mềm. Hoa màu vàng, có cuống dài 0,6-1cm, có lông mịn. Gốc hoa hình chuông, cao 3,5-4,5mm, có lông mịn ở 2 mặt. Lá đài 5, hình trứng, xoè ra hay hơi lật lại, có lông; phần phụ hình cánh hoa hình trứng, cao 1mm, có lông dày; đính trên họng của gốc hoa. Nhị 10, xếp thành 2 vòng; các nhị đối diện với lá đài đính ở đỉnh, chỉ nhị dài 1mm, nhẵn; bao phấn thuôn, nội hướng, dài


1mm, nhẵn. Bầu hình trứng, cao 2,5-4,5mm, hơi dẹt ở đỉnh, không cuống, có lông với 2 ô ở phía gốc, lên phía trên chỉ còn 1 ô; mỗi ô 1 noãn, đính gần phía đỉnh; vòi dài 0,7-1mm, có lông; núm hình đầu, màu đen nhạt.

Quả nang, kích thước 4x 3cm, dẹp, có cuống dài 1cm, nhọn, có lông màu vàng nhạt; vỏ quả ngoài đồng trưởng, 1,5cm, nhẵn; có 2 van dầy, xốp, có gân thưa; 2 ô. Hạt 1(-2), màu đen nhạt, bóng, có dây treo phát triển.

*Đặc điểm sinh học: Lá Dó bầu phát triển qua ba giai đoạn: (1) Xuất hiện lá non nhưng phiến lá chưa mở, còn cuộn lại. (2) Lá bánh tẻ, phiến lá bắt đầu mở đến khi mở hoàn toàn. (3) Lá hoàn chỉnh - lá già. Thời kỳ lá non và lá bánh tẻ đều kéo dài khoảng ba ngày, giai đoạn lá trở thành lá hoàn chính kéo dài 11,5 ngày.

Cây Dó bầu trồng sau khoảng 4-5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa quả. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa quả có khác nhau. Ở Miền Bắc và Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 - 4, quả chín vào tháng 6 - 7. Khu vực Miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, quả chín tháng 5 - tháng 6. Đôi khi ở miền Bắc cây có thể có hoa quả vào cuối năm, từ tháng 10 - 11. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (2011) cho thấy: thời điểm bắt đầu và kết thúc cũng như khoảng thời gian kéo dài của các pha vật hậu rất khác nhau, từ pha rụng lá, ra chồi, ra lá non, ra nụ, nở hoa, kết quả và quả chín. Điều đáng chú ý là các pha vật hậu thường bắt đầu và kết thúc sớm hơn ở khu vực Quảng Nam và muộn hơn ở Kiên Giang, mặc dù nhiệt độ bình quân năm tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam, nhưng lượng mưa và số ngày mưa lại cao nhất ở Quảng Nam, có lẽ đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này.

*Đặc điểm sinh thái: Dó bầu là cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, khi lớn thiên về sáng, mọc rãi rác trong các khu rừng thuộc kiểu ẩm nhiệt đới nguyên sinh hoặc thứ sinh, xanh quanh năm, sống thích hợp trong rừng hỗn


giao, cây lá rộng. Cây dó bầu có thể tái sinh bằng chồi hoặc bằng hạt, sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện: Nhiệt độ bình quân 20 - 25oC; lượng mưa hàng năm trên 1.200 mm; độ ẩm không khí trên 80%; độ cao dưới 1.200m so với mặt nước biển; độ dốc dưới 45o. Cây Dó bầu có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất núi, đất đỏ xám, đỏ vàng, đất feralit, thích hợp nhất là đất nâu vàng, đất thịt lẫn đá còn tính chất rừng, không thích hợp đất đá vôi, đất cát, đất ngập úng.

Phân bố: Việt Nam: Từ Hoà Bình, Thanh Hoá trở vào Nam. Tập trung nhiều ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Bình Định, Khánh Hoà, các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ; An Giang (Bảy Núi), Kiên Giang (Phú Quốc). CamPuChia: Kômpong Thom; Núi A ral; Nông Pênh; Kampot. Lào, Thái Lan.

Sâu bệnh: Giai đoạn cây con có bệnh lở cổ rễ, thối thân, phấn trắng, cháy lá... Các loại sâu hại quan trọng là sâu ăn lá như Sâu xanh (Heortia vitessoides thuộc họ Crambidae) thường xuyên gây trụi lá. Sâu đục thân (Zeuzera conferta hoặc Zeuzera sp. thuộc họ Cossidae) được nhiều người cho là yếu tố kích thích cây tạo trầm.

Tình trạng bảo tồn: Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Dó bầu đang trong tình trạng nguy cấp (EN, Endangered). Theo Danh lục đỏ IUCN năm 2018 Dó bầu thuộc dạng rất nguy cấp (CR critical endangered).

1.1.2. Tổng quan về đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu

Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu, Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành (2009, 2011) cho biết: Kết quả điều tra và phân tích cho thấy có thể trồng cây dó trầm được ở ... trên các loại đất phát triển trên các loại đá mẹ: phiến mica, đá vôi, đá phiến clorit, dăm kết tím, phiến thạch sét, đá granit/nai, riolit và sa thạch, tầng đất từ mỏng đến trung bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023