Tên đất | Ký hiệu | Diện tích | Tỷ lệ | |
51 | Đất nâu tím trên đá sét màu tím | Fe | 21.759 | 2,09 |
52 | Đất nâu đỏ trên đá Bazan | Fk | 2.707 | 0,26 |
54 | Đất đỏ nâu trên đá vôi | Fv | 2.544 | 0,24 |
55 | Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất | Fs | 309.183 | 29,71 |
56 | Đất vàng đỏ trên đá macma axit | Fa | 298.049 | 28,64 |
57 | Đất vàng nhạt trên đá cát | Fq | 85.755 | 8,24 |
58 | Đất nâu vàng trên phù sa cổ | Fp | 25.577 | 2,46 |
59 | Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước | Fl | 2.811 | 0,27 |
X | Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi | H | 101.541 | 9,76 |
62 | Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất | Hs | 26.592 | 2,56 |
63 | Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit | Ha | 70.361 | 6,76 |
64 | Đất mùn vàng đỏ trên đá cát | Hq | 4.588 | 0,44 |
XII | Nhóm đất thung lũng | D | 10.955 | 1,05 |
67 | Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ | D | 10.955 | 1,05 |
XIII | Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá | E | 3.923 | 0,38 |
68 | Đất xói mòn trơ sỏi đá | E | 3.923 | 0,38 |
Cộng | 1.017.073 | 97,73 | ||
Sông suối, đất khác, Diện tích tự nhiên | 23.610 1.040.683 | 2,27100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu Aquilaria crassna - 2
- Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Dó Bầu Một Số Khu Vực Điển Hình Của Việt Nam
- Các Dạng Cấu Trúc (Cơ Cấu) Đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009)
- Phương Pháp Điều Tra Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Cây Dó Bầu
- Tình Hình Sinh Trưởng Của Cây Dó Bầu Trong Khu Vực Nghiên Cứu
- Đánh Giá Sự Khác Biệt Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Giữa Các Ôtc Nghiên Cứu Tại Thị Trấn Tiên Kỳ
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: Bản đồ Đất năm 2004, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp miền Trung)
* Nhóm đất phù sa
a. Diện tích: 65.190 ha, chiếm 6,26% tổng diện tích tự nhiên.
b. Phân bố: Ở tất cả các huyện trong tỉnh trừ huyện Nam Trà My.
c. Điều kiện hình thành: Đất phù sa ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam được tạo thành do quá trình lắng đọng phù sa của các sông. Đối với các huyện miền núi hình thành trên các vật liệu phù sa và được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích. Các hệ thống sông ở Quảng Nam không
có đê bao nên các trận lũ, nước sông ngập hết đồng ruộng. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá bổ sung cho đất. Nhóm đất phù sa chia thành 5 đơn vị là:
- Đất phù sa được bồi chua;
- Đất phù sa không được bồi chua;
- Đất phù sa gley;
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng;
- Đất phù sa úng nước;
- Đất phù sa ngòi suối;
- Đất phù sa trên nền đất cát biển.
*Nhóm đất xám
a.Diện tích: 38.994 ha, chiếm 3,75% diện tích tự nhiên của tỉnh.
b. Phân bố: Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đến các huyện miền núi. Nhiều nhất ở các huyện Thăng Bình, Quế sơn, Nam Giang, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ, Đại Lộc.
c. Điều kiện hình thành:
Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ sét, đất có màu xám chủ đạo.
Nhóm đất xám có 4 đơn vị là:
- Đất xám trên phù sa cổ;
- Đất xám trên đá macma axit;
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ;
- Đất xám bạc màu trên đá macma axit.
* Nhóm đất đỏ vàng
a. Diện tích: 748.385 ha, chiếm 71,91% diện tích tự nhiên của tỉnh.
b. Phân bố: Trừ thành phố Hội An và huyện Điện Bàn, còn lại đất đỏ vàng được phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh.
c. Điều kiện hình thành: Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ
mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, dẫn đến tích lũy sắt, nhôm…
Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt tùy thuộc mức độ tích lũy sắt, nhôm và các khoáng vật trong đá mẹ.
Đất đỏ vàng được chia thành các đơn vị sau:
- Đất nâu tím trên đá sét;
- Đất nâu đỏ trên đá bazan;
- Đất đỏ nâu trên đá vôi;
- Đất đỏ vàng trên đá sét;
- Đất đỏ vàng trên đá mác ma axít;
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ;
- Đất vàng nhạt trên đá cát;
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Diện tích 101.541 ha chiếm 9,76% tổng dttn. phân bố ở các vùng núi cao>1000m thuộc các huyện tây giang, nam giang, phước sơn và một số địa phương khác, đất không có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Đất mùn vàng đỏ trên núi được chia thành các đơn vị sau:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét;
- Đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma a xít;
- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát.
* Nhóm đất thung lũng
Nhìn chung đất có độ phì tương đối khá, đất chua, địa hình thấp trũng, khóthoát nước. chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm như lúa màu, cây lương thực.
a. Diện tích: 10.955 ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.
b. Phân bố: Tập trung chủ yếu ở huyện Tiên Phước, Duy Xuyên, Thành phố Tam Kỳ.
c. Tính chất lý hóa học của đất
- Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có kết cấu cục, tảng. Phản ứng của đất chua đến ít chua pHKCl từ 5,0 - 5,5.
- Độ no bazơ trên 60%.
- Dung tích hấp thu từ trung bình đến khá, CEC 15 - 20 lđl/ 100g đất.
- Tỷ lệ tỷ lệ mùn khá cao, từ 2,0-2,5%. Tỷ lệ đạm tương ứng là từ 0,2% đến 0,3%.
- Lân tổng số nghèo, thường dưới 0,06%, lân dễ tiêu cũng rất nghèo từ 5 - 10 mg/100g đất.
- Kali tổng số trung bình đến khá thường 1,0 - 1,50%; K2O dễ tiêu nghèo < 10mg/100 g đất.
Nhận xét: Đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nhưng còn một số hạn chế sử dụng là đất chua, địa hình thấp trũng, khả năng thoát nước kém, khả năng giữ nước và giữ phân kém.
d. Khả năng sử dụng:
Hầu hết diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu. tuy nhiên sản xuất bấp bênh do thường bị lũ quét, lũ ống. một số nơi ở thành phố tam kỳ, duy xuyên nuôi các nước ngọt trên đất dốc tụ cho hiệu quả kinh tế cao.
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Diện tích 3.923 ha chiếm 0,38% tập trung rải rác ở các địa phương.
Đất hình thành là kết quả của quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mặt hầu như không còn. Đất ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu sử dụng để khai thác vật liệu xây dựng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Theo nguồn tài liệu tra khảo sát của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 1992 và chỉnh lý bổ sung năm 1995 thì đất Tiên Phước có 9 loại, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (chiếm 46, 25%), đất vàng đỏ trên đá Macma axit (chiếm 28,3%), đất vàng nhạt trên đá cát (11,61%).
1.3.3. Tổng quan về quan hệ của đất - Dó bầu
Kết quả điểu tra từ Bắc vào Nam gồm 13 địa điểm có cây Dó trầm phân bố tự nhiên cho thấy hầu hết là loài Dó bầu. Chúng phân bố tự nhiên trên nhiều loại đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến mica, đá vôi, phiến clorit, phiến sét tím, granit, nai, sa thạch... tầng đất từ mỏng đến trung bình, và đến dày. Tuy nhiên các loại đất này đều hình thành trên nền của 3 nhóm đá mẹ chính là : đá trầm tích hạt mịn, đá phiến biến chất và đá phún xuất chua.
Kết quả phân tích độ phì tự nhiên ở các mẫu đất dưới tán rừng có cây Dó bầu phân bố cho thấy hàm lượng mùn biến động từ 1,37-3,29%, phổ biến từ 2-3%; hàm lượng N biến động từ 0,08-0,16%, phổ biến từ 0,10 đến 0,16%; các chất dinh dưỡng P và K cũng tương tự. Đặc biệt K2O dễ tiêu, nhất là ở tầng đất mặt rất cao, biến động từ 50-136mg/100g đất, phổ biến từ 100- 150mg/100g đất, đây là một đặc trưng cần chú ý hơn cả. Tỷ lệ C/N tầng đất mặt biến động từ 8,7-14,5, phổ biến từ 10-13 và có xu thế giảm theo chiều sâu, vật rơi rụng tồn đọng trong đất rừng còn khá ít, chứng tỏ khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong đất khá mạnh, điều này rất phù hợp với chế độ nóng ẩm đã nêu trên. Khả năng trao đổi ion hay còn gọi là dung tích hấp thu (CEC) ở tầng đất mặt khá cao, biến động từ 5,37-27,21 ldl/100g độ phổ biến từ 5-12 ldl/100g đất và có xu thế tăng theo độ sâu tầng đất.
Đặc điểm chung của đất nơi phân bố của cây Dó bầu là khá chua, độ pH KCl biến động từ 3-4, phổ biến từ 3,5-4,0, nhưng dộ chua trao đổi ở hầu hết các phẫu diện không cao, nhất là nhôm di động (Al+++) biến động từ 0,4 lượng nhôm di động cao từ 4-10 ldl/100g đất (đất rừng có Dó quả nhân). Độ chua thủy phân cũng không lớn, phần lớn biến động từ 4-6 ldl/100g đất. Điều này không mâu thuẫn với khả năng hấp thu của đất (CEC) khá cao là nhờ có tổng số cation kiềm trao đổi (Ca2+ với Mg2+) khá lớn, trung bình từ 1,0-1,5
ldl/100g đất. Đây là đặc trưng thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Hàm lượng set (o<0,002mm)không cao, biến động từ 14-40%, nhưng phần lớn trên 30%. Sét vật lý (0<0,02mm) phần lớn nằm trong ngưỡng từ 40- 50%, riêng 2 phẫu diện Tiên Phước (Quảng Nam) có hàm lượng sét vật lý biến động từ 60-70%. Điều này chứng tỏ hàm lượng hạt limon khá cao. Vì vậy, đất có thành phần cơ giới không nặng cũng không nhẹ mà thuộc loại trung bình.
Đặc trung của đất Dó bầu là thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với 3 nhóm đá mẹ hình thành đất gồm: đá trầm tích hạt min, đá phiến biến chất và đá phún xuất chua. Tuy nhiên , thêm một đặc trưng quan trọng nữa là trong số phẫu diện tầng đất từ mỏng dến trung bình, một số phẫu diện có nhiều kết von giả hay đá lẫn chiếm từ 30-40% diện tích bề mặt thành phẫu diện, thậm chí nhiều nơi có đá lộ đầu chiếm từ 30-40% diện tích bề mặt đất.
Nhìn chung , đất rừng tự nhiên nơi Dó bầu phân bố có hàm lượng mìn, N,P,K tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình. Tuy nhiên môi trường đất khá chua, tầng đất từ mỏng đến dày. Điều này cho thấy cây Dó bầu có khả năng thích ứng với điều kiện đất đai khá rộng cả về 2 mặt thuận lợi và hạn chế.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về môi trường đất và quan hệ tới sinh trưởng phát triển của cây Dó bầu (Aquilaria crassna).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các khu vực trồng cây Dó bầu tại xã Tiên Cảnh, xã Tiên Hiệp, thị trấn Tiên Kỳ huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam.
- Khu vực thí nghiệm chế phẩm sinh học lên cây Dó bầu tại huyện Hương Khê , Hà Tĩnh
- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2018.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần phát triển bền vững cây Dó bầu (Aquilaria crassna) tại Tiên Phước, Quảng Nam.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được tình trạng cơ bản của môi trường đất trong khu vực rừng trồng cây Dó bầu ở khu vực nghiên cứu.
Xác định được khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu tại khu vực nghiên cứu.
Phân tích, đánh giá các điều kiện môi trường đất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu cho sản phẩm trầm có chất lượng tốt.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra đặc điểm cơ bản của rừng trồng cây Dó bầu tại khu vực nghiên cứu
- Diện tích rừng trồng cây Dó bầu tại địa bàn huyện Tiên Phước và đặc biệt là 3 xã nghiên cứu.
- Tình hình sinh trưởng của cây Dó bầu trong khu vực nghiên cứu.
2. Xác định một số đặc điểm của đất tại khu vực nghiên cứu
- Một số đặc điểm vật lý cơ bản của đất;
- Một số đặc điểm hóa học cơ bản của đất.
3. Xác định mối quan hệ giữa một số đặc điểm cơ bản của đất và cây Dó bầu
- Quan hệ giữa đất - sinh trưởng cây Dó bầu;
- Quan hệ đất - một số đặc điểm cơ bản của trầm hương.
4. Đề xuất giải pháp phát triển cây Dó bầu trong khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thể hiện tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Xã Tiên Cảnh | Xã Tiên Hiệp | Thị trấn Tiên Kỳ | ||
Mỗi khu vực chọn 1-2 hộ gia đình điển hính | ||||
Mỗi khu vực thiết lập 3 ô tiêu chuẩn 1000m2 | ||||
Điều tra đặc điểm sinh trưởng cây Dó bầu | Điều tra đặc điểm đất | Thu thập mẫu trầm hương | ||
D1,3 Ddc Hvn Hdc Số thân Số cành Khác | Đặc điểm vật lý Đặc điểm hóa học | Mẫu thân cây Mẫu cành Mẫu rễ | ||
Xác định mối quan hệ giữa sinh trưởng của Dó bầu với đất Xác định mối quan hệ giữa trầm hương với đất | ||||
Đề xuất giải pháp phát triển cây Dó bầu |
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu